Giá cà phê hôm nay 4/10, Xu hướng giá tăng chưa dừng, cà phê Việt Nam sẽ được hưởng lợi?
Dù có hơn 70 quốc gia sản xuất cà phê, nhưng phần lớn sản lượng toàn cầu chỉ đến từ 5 nhà sản xuất hàng đầu là Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia.
Bởi vậy, việc tăng hay giảm nguồn cung từ 5 nhà sản xuất này thường mang tính quyết định, có ảnh hưởng lớn tới thị trường.
Giá cà phê hôm nay 12/7: (Nguồn: The-best-wishes)
Cập nhật giá cà phê hôm nay 4/10
Xu hướng giá cà phê tăng xem ra chưa dừng, với sự đứt gãy nguồn cung từ Việt Nam, Brazil và một số nguồn cung quan trọng khác. Trong khi đó, chi phí logistics tăng quá cao từ nhiều tháng nay chưa nhìn thấy điểm dừng khiến giá cà phê thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Tại phiên đóng cửa giao dịch tuần trước, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng mạnh 42 USD (1,98%), giao dịch tại 2.168 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 42 USD (1,98%), lên 2.161 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp dưới trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York cũng tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 10,05 Cent (5,18%), giao dịch tại 240,8 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 10,10 Cent (5,13%), lên 206,9 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Video đang HOT
Thông tin thị trường cà phê
Toàn cảnh thị trường thế giới là một bức tranh tăng giảm trái chiều, tuy nhiên giảm nhiều hơn tăng. Đặc biệt, dù có hơn 70 quốc gia sản xuất cà phê, nhưng phần lớn sản lượng toàn cầu chỉ đến từ 5 nhà sản xuất hàng đầu là Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia. Bởi vậy, việc tăng hay giảm nguồn cung từ 5 nhà sản xuất này thường mang tính quyết định, có ảnh hưởng lớn tới thị trường.
Trong khi Brazil là một cường quốc thực sự về sản xuất cà phê, chiếm gần 40% nguồn cung cà phê thế giới. Nhiều khu vực ở Brazil có khí hậu cực kỳ thuận lợi cho việc canh tác cà phê, với các đồn điền cà phê bao phủ khoảng 27.000 km2, phần lớn nằm ở các vùng Minas Gerais, São Paulo và Parana.
Cà phê Việt Nam chiếm lĩnh thị trường quốc tế bằng cách tập trung chủ yếu vào loại cà phê robusta rẻ tiền hơn. Hạt robusta có thể có lượng caffein gấp đôi so với hạt arabica, có vị đắng hơn. Nhà sản xuất Việt Nam chiếm hơn 40% sản lượng cà phê robusta của thế giới. Việc trồng cà phê ở Việt Nam cũng rất năng suất, sản lượng cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác.
Hiện tại, sự đứt gãy nguồn cung từ Việt Nam và Brazil và chi phí logistics tăng quá cao, đang khiến giá cà phê thế giới được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Trong khi đó, xuất khẩu của khu vực Trung Mỹ và Mexico trong 10 tháng đầu niên vụ cà phê 2020-2021 tăng 1,4% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 14,6 triệu bao. Trong đó, xuất khẩu giảm 7,8% tại Nicaragua nhưng tăng lần lượt 7,5%, 5,3% và 2,5% ở Mexico, Guatemala và Costa Rica. Ngoài ra, Honduras cũng ghi nhận mức tăng nhẹ 0,7%.
Tại khu vực Nam Mỹ, xuất khẩu cà phê của khu vực này tăng 8,3% từ 46,6 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước lên 50,5 triệu bao trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021. Trong khu vực này, xuất khẩu của Brazil tăng 12,1% lên 37,2 triệu bao, trong khi Colombia ghi nhận mức giảm 0,4%.
Thời gian tới, dịp Noel và các dịp lễ tết cuối năm ở các nước trên thế giới đang đến gần, đồng thời, các nhà hàng và khách sạn được mở cửa trở lại sau dịch Covid-19 cũng sẽ giúp đẩy mạnh nhu cầu cà phê hơn. Đây được đánh giá là hai yếu tố vững chắc giúp hỗ trợ giá cà phê thế giới trong thời gian tới. Điều này đồng nghĩa giá cà phê Việt Nam cũng được hưởng lợi.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 7. Việc giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU và Mỹ quá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng
Giá cà phê hôm nay 2/10, Phiên chốt cuối tuần tăng mạnh mẽ, cà phê đang chịu rủi ro lớn nhất?
Giá cà phê hôm nay tăng mạnh mẽ trên cả hai sàn kỳ hạn. Thị trường đã bắt đầu bước sang niên vụ mới 2021 - 2022, đồng nghĩa với việc cà phê Việt Nam chính thức bước vào mùa thu hái.
Trong khi đó, tình hình sản xuất và kinh doanh cà phê vụ mới tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào công tác phòng chống dịch Covid-19.
Giá cà phê hôm nay 2/10: Thị trường đang chịu rủi ro lớn, nhất là chính sách phong tỏa, giãn cách xã hội tại các huyện xã vùng xa, nơi trồng nhiều cà phê.
Cập nhật giá cà phê hôm nay 2/10
Giá cà phê hai sàn đồng loạt tăng mạnh khi dự báo thời tiết sẽ có mưa lớn tại vành đai cà phê Brazil. Tuy nhiên, lượng mưa lớn tập trung ở các vùng thấp trồng nhiều robusta, trong khi ở các vùng trồng arabica chính chỉ mới xuất hiện mưa rải rác, cục bộ nên vẫn chưa đủ để kích hoạt cây cà phê ra hoa vụ mới. Thị trường cà phê thế giới vẫn còn nguyên mối lo thiếu hụt nguồn cung từ các nước sản xuất chính...
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2021 tăng mạnh 42 USD (1,98%), giao dịch tại 2.168 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 42 USD (1,98%), lên 2.161 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp dưới trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 10,05 Cent (5,18%), giao dịch tại 240,8 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 10,10 Cent (5,13%), lên 206,9Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Đồng Real giảm tâm trạng xấu của thị trường bên ngoài, cho dù thị trường Brazil đã có sự lạc quan vào nửa đầu của phiên cuối tháng.
Chỉ số USD và chứng khoán Mỹ tiếp nối đà tăng khi chủ tịch Fed tuyên bố có thể "sử dụng mọi công cụ có thể" thì đó là gì ngoài khả năng tăng lãi suất, theo thị trường suy đoán.
Thị trường cũng kỳ vọng Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội kể từ ngày 1/10 và do đó, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ sớm được khai thông.
Dịch Covid-19 những tháng qua khiến xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm sút. Tổng cục Thống kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 9/2021 khoảng 120 ngàn tấn, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, lũy kế xuất khẩu cà phê 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1,19 triệu tấn, giảm tới 4,26% so với xuất khẩu cùng kỳ năm 2020.
Từ hôm qua, thị trường cà phê bắt đầu bước sang niên vụ mới 2021 - 2022, đồng nghĩa với việc cà phê Việt Nam chính thức bước vào mùa thu hái. Trong khi đó, tình hình sản xuất và kinh doanh cà phê vụ mới tại Việt Nam phụ thuộc lớn vào công tác phòng chống dịch Covid-19. Cà phê đang chịu rủi ro lớn nhất là chính sách phong tỏa, giãn cách xã hội, nhất là tại các huyện xã vùng xa, nơi trồng nhiều cà phê.
Các kho và nhà máy chế biến nông sản chắc chắn rơi vào tình cảnh thiếu nhân công để vận hành. Bên cạnh đó, nhân lực tại các vùng thu hái cũng là bài toán nan giải khi lao động tự do không còn được di chuyển thoải mái giữa các địa phương.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 4.097 USD/tấn, tăng 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ tăng từ hầu hết các thị trường cung cấp chính. Xét về thị trường nhập khẩu, Mỹ giảm nhập khẩu cà phê từ Colombia và Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay.
Giá cà phê hôm nay 1/10, Ngắt đà giảm mạnh, vị thế số 1 cà phê robusta của Việt Nam bị lung lay? Trang Reuters mới đây có nhận định, việc mở rộng cà phê robusta của Brazil đang là thách thức đối với Việt Nam vốn đang đứng đầu là quốc gia xuất khẩu cà phê robusta đứng đầu thế giới. Giá cà phê hôm nay đóng cửa giao dịch gần nhất đã trở về màu xanh, nhưng chỉ điều chỉnh nhích nhẹ trên cả...