Giá cà phê hôm nay 23/2: Giá cà phê tăng bất thường, thời điểm vận tải biển toàn cầu hết chao đảo?
Sau nhiều lần thay đổi dự báo về thời điểm ngành vận tải biển toàn cầu sẽ hết khủng hoảng, giờ đây các chuyên gia đã đưa ra một mốc mới là năm 2023.
Tình hình tiếp tục khiến chi phí của các chuyến hàng xuất khẩu bị đẩy lên cao, trong đó không thể không có mặt hàng cà phê.
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (22/2).
Giá cà phê hôm nay 23/2
Khủng hoảng Đông Âu với những động thái mới nhất của Tổng thống Nga Putin đã đẩy căng thẳng lên một mức mới, khiến gia tăng rủi ro và các tài sản trú ẩn an toàn đã được lựa chọn. Trong bối cảnh đó, giá cà phê tăng giảm thất thường do nhiều yếu tố lợi hại cùng tác động.
Những ngày này và đặc biệt là phiên cuối ngày hôm qua, giá cà phê robusta và arabica đôi lúc tăng rất mạnh do giới đầu cơ quay lại mua ròng và tồn kho giảm xuống mức thấp nhất 22 năm ở New York và mức thấp nhất trong hơn 3 năm gần đây ở London. Dự báo thời tiết tại các vùng cà phê chính ở miền Nam Brasil sẽ có nhiều mưa, hỗ trợ tốt cho vụ mùa năm nay phát triển mạnh dự báo sẽ góp phần kéo giảm giá cà phê kỳ hạn.
Video đang HOT
Ghi nhận vào phiên đóng cửa thị trường hôm qua ngày 23/2, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng vọt bất thường tới 104 USD (4,61%), giao dịch tại 2.360 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 26 USD (1,16%), giao dịch tại 2.260 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thị trường cà phê New York, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng tốt 1,6 Cent (0,65%), giao dịch tại 248,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 1,25 Cent (0,51%), giao dịch tại 247,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá .
Thông tin thị trường cà phê
Giá cước vận tải biển đã cao ngất ngưởng trong thời gian qua tác động lớn tới giá cà phê xuất khẩu của các nước. Tuy nhiên, đến giờ, vẫn chưa ai biết chính xác khi nào ngành vận tải biển toàn cầu sẽ hết chao đảo khi mà giới chuyên gia vẫn chưa dừng việc lùi dự báo về thời điểm quan trọng này.
Ban đầu, các chuyên gia tin tưởng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc vào tháng 10/2020 sau tuần lễ vàng (kỳ nghỉ Quốc khánh) của Trung Quốc. Sau đó, họ lại dự đoán là sau Tết Nguyên đán 2021, giữa năm 2021, cuối năm 2021 và gần nhất là sau Tết Nguyên đán 2022.
Nhưng Tết Nguyên đán 2022 đã kết thúc, cước vận tải biển và tình trạng ùn tắc tại hàng loạt cảng biển trên toàn thế giới vẫn duy trì ở mức cao hoặc gần mức cao kỷ lục trong lịch sử. Sớm muộn gì, các chuyên gia cũng sẽ lùi dự báo sang năm 2023. Chia sẻ với Freight Waves, nền tảng phân tích dữ liệu hàng hải Alphaliner (Pháp) cho hay: “Các nhà phân tích ngày càng đồng thuận rằng, cuộc khủng hoảng ngành vận tải biển sẽ kéo dài ít nhất là trong suốt năm nay”.
Tháng trước, Matthew Cox, CEO của công ty dịch vụ vận tải Matson (Mỹ), cũng dự đoán tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng xuyên Thái Bình Dương và nhu cầu tiêu dùng tăng cao tại phương Tây “vẫn sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là tháng 10 năm nay…
Tháng 8/2021, CFO Xavier Destriau của hãng vận tải biển Zim (Israel) lập luận, rủi ro dư thừa công suất từ các tàu đóng mới và giao trong năm 2023 là rất thấp, một phần là do sự tắc nghẽn cơ sở hạ tầng trên bộ, đặc biệt là tại Mỹ, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vận tải biển. Nói cách khác, “nút thắt cổ chai trên đất liền” sẽ phần nào bù đắp cho tốc độ tăng trưởng đội tàu biển. Do đó, nguy cơ xảy ra tình trạng dư thừa công suất từ các tàu biển mới là không cao. Kỳ vọng ngành vận tải biển vẫn còn nhiều cơ hội, các doanh nghiệp hàng hải đã mạnh tay mua thêm tàu container mới.
Alphaliner thông tin: “Số lượng tàu container đổi chủ đã đạt kỷ lục mọi thời đại vào năm ngoái khi các công ty vận tải biển sẵn sàng trả bất kỳ giá nào để mua thêm tàu hàng. Tổng cộng 572 tàu container được được bán đi vào năm ngoái, tương đương tổng trọng tải 1,94 triệu TEU – cao hơn 26% so với kỷ lục trước đó vào năm 2017, khi doanh số bán tàu tăng cao sau sự sụp đổ của hãng vận tải Hanjin (Hàn Quốc).
Giá cà phê hôm nay 27/12: Cà phê xuất khẩu Việt Nam đang có giá chênh lệch so với sàn London thấp kỷ lục
Giá cà phê hôm nay 27/12 trong khoảng 41.000 - 41.800 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước bắt đầu nhộn nhịp nhưng chưa sôi động bằng các năm trước. Lượng mua vào được báo chỉ bằng 50%.
Giá cà phê hôm nay 27/12: Cà phê xuất khẩu Việt Nam đang có giá chênh lệch so với sàn London thấp kỷ lục
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea Hleo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.700 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.700 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.600 đồng/kg ở Đắk Rlấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.600 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.600 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Thị trường thế giới nghỉ lễ Giáng sinh không giao dịch, do vậy giá cà phê vẫn giữ ổn định trong mấy ngày qua.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 16 USD/tấn ở mức 2.462 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 14 USD/tấn ở mức 2.353 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,35 cent/lb, ở mức 231,2 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,3 cent/lb, ở mức 231,1 cent/lb.
Tổng kết tuần này, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 23 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 20 USD/tấn; cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 3,65 cent/lb, ở mức 231,1 cent/lb. Trong khi đó thị trường trong nước tăng nhẹ 200 đồng/kg theo sàn London.
Phiên trước nghỉ lễ, giá cà phê Arabica giảm do đầu cơ chốt lời ngắn hạn để phòng tránh rủi ro trước kỳ nghỉ, và người Brazil gia tăng bán xuất khẩu khi tỷ giá đồng Reais đang ở mức có lợi. Trái lại, giá cà phê Robusta vẫn duy trì đà tăng ngay trước ngày thông báo đầu tiên (FND), với cấu trúc giá nghịch đảo được nới rộng thêm, nhằm thu hút đầu cơ nhanh chóng đưa hàng về sàn.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa thể đưa cà phê vụ mới sớm ra thị trường như đã dự kiến, vì thiếu hụt lực lượng nhân công tăng cường thu hái và do bão số 9 (cơn bão Rai) vừa kết thúc đầu tuần trước, trong khi áp thấp nhiệt đới do hoàn lưu bão vừa gây mưa trên diện rộng góp phần làm thu hoạch vụ mùa trì trệ hơn nữa.
Tuần trước, trời mưa liên tục ở nhiều tỉnh Tây nguyên khiến nhiều phần cà phê không phơi được. Người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên buồn vì trái ngược với mọi năm, năm nay đến nửa cuối tháng 12 mà trời vẫn còn mưa đã ảnh hưởng đến việc phơi cà phê.
Mọi năm, người dân chỉ phơi khoảng 20 đến 25 ngày nắng nhưng cơn bão số 9 vừa qua ảnh hưởng tới khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên khiến lượng mưa lớn, người dân phải phơi từ 30 đến 35 ngày mới có thể khô được.
Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Quang Bình, thị trường cà phê trong nước bắt đầu nhộn nhịp nhưng chưa sôi động bằng các năm trước. Lượng mua vào được báo chỉ bằng 50%, nguyên nhân do thu hoạch chậm, các biện pháp phòng chống dịch bệnh còn áp dụng chặt chẽ tại nhiều địa phương.
Theo vị chuyên gia, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang có mức giá chênh lệch so với sàn London thấp kỷ lục, tính từ khi Việt Nam trở thàng nước xuất khẩu cà phê lớn cuối những năm 1980. Có lúc ở mức trừ 450 USD/tấn so với gía tháng 3/2022 trên sàn. Do vậy, ông Nguyễn Quang Bình dự báo, dù Robusta thế giới tăng cao nhưng thị trường trong nước khó tăng mạnh thời gian tới. Vì mỗi lần giá phái sinh tăng, áp lực bán ra mạnh do Việt Nam vào mùa, và người mua sẵn sàng giãn giá mua tính theo chênh lệch với giá niêm yết của sàn London. Về lâu dài, cà phê Robusta đang được tiêu thụ mạnh hơn do xu hướng ở nhà vì Covid-19 tái bùng phát tại nhiều quốc gia.
Giá cà phê hôm nay 22/2: Giá cà phê giảm mạnh, hai luồng ý kiến trái chiều về sản lượng cà phê Việt Nam Giá cà phê hôm nay 22/2 giảm mạnh trên ca hai sàn phái sinh. Ba nhà xuất khẩu lớn nhất khu vực là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đã đóng góp 50,8% mức tăng trưởng tuyệt đối trong quý đầu tiên. Khối lượng xuất khẩu của 3 nước trên cộng lại đã tăng thêm 1,3 triệu bao, lên 10,6 triệu bao so...