Giá bán iPhone đã tăng bao nhiêu sau 14 năm?
So với thế hệ iPhone đầu tiên, giá trung bình của iPhone 13 đã tăng khoảng 80%.
Theo nghiên cứu do công ty tài chính Self thực hiện tại 38 quốc gia, giá bán iPhone đã tăng 81% trên thế giới từ khi phiên bản đầu tiên ra mắt năm 2007. Hiện tại, giá bán dòng iPhone 13 đắt hơn trung bình 437 USD so với iPhone 2G, có giá 499 USD vào năm 2007.
Để đưa ra số liệu, nhóm nghiên cứu đã thu thập giá bán các mẫu iPhone khi ra mắt tại từng quốc gia, chia cho GDP bình quân đầu người rồi so sánh với số liệu tương tự của iPhone 2G năm 2007. Kết quả cho thấy iPhone đắt hơn bao nhiêu so với chi phí sinh hoạt gia tăng tại mỗi nước.
Các mẫu iPhone 13 đắt hơn trung bình 81% so với iPhone đời đầu năm 2007. Ảnh: The Verge.
Tại Mỹ, giá bán iPhone đã tăng hơn 60% so với thế hệ đầu tiên, cao hơn 42% sức mua nội địa. Trên toàn cầu, các mẫu iPhone đắt hơn trung bình 7,75% qua từng năm, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng sức mua mỗi năm (3,75%).
Theo MacRumors, bên cạnh công nghệ hiện đại và chi phí sản xuất đắt đỏ, giá bán iPhone tăng còn đến từ lạm phát và sức mua nội địa. Theo nghiên cứu, Apple đã bán iPhone đắt hơn 26% so với tỷ lệ lạm phát, nghĩa là người dân trên thế giới phải trả thêm 154 USD trong thực tế để sở hữu các mẫu iPhone đời mới.
Trong những quốc gia được nghiên cứu, iPhone tại UAE có giá tăng cao nhất so với mức lạm phát sau 14 năm, đạt 110%. Trong khi đó, giá bán thực tế của iPhone tại Ireland rẻ hơn 29% sau 14 năm do tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng giá iPhone.
Video đang HOT
Người dân Ấn Độ phải chi 14,75% sức mua mỗi năm để sở hữu iPhone 13, cao nhất trong những quốc gia được nghiên cứu. Tại Mỹ, người dân chỉ phải bỏ ra 1,17% sức mua.
Các mẫu iPhone 13 mới nhất của Apple có giá khởi điểm 699 USD (iPhone 13 mini), 799 USD (iPhone 13), 999 USD (iPhone 13 Pro) và 1.099 USD (iPhone 13 Pro Max). Trong khi đó, tùy chọn đắt nhất cho từng phiên bản có giá từ 1.029 USD (iPhone 13 mini 512 GB) đến 1.599 USD (iPhone 13 Pro Max 1 TB).
Smartphone loại bỏ những tính năng này khiến người dùng tiếc nuối
Những dòng smartphone cao cấp được cải tiến ngày một nhiều hơn, tuy nhiên, một số nét đặc trưng biến mất khiến người dùng không khỏi tiếc nuối.
Từ khi iPhone đầu tiên được phát hành vào năm 2007 đến nay, chúng ta đã thấy smartphone phát triển với tốc độ nhanh chóng. Các nhà sản xuất bắt đầu loại bỏ những tính năng truyền thống để có những giải pháp thay thế được cho là tốt hơn. Tuy nhiên, một vài đặc điểm hữu ích bị loại bỏ khỏi các smartphone cao cấp khiến người dùng đôi khi cảm thấy bất tiện.
Smartphone loại bỏ những nhiều tính năng khiến người dùng tiếc nuối
Giắc cắm tai nghe
Nhiều người thất vọng khi smartphone không còn giắc cắm tai nghe, đặc biệt đối với những người cảm nhận được giắc cắm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh như thế nào.
Dù đã có những thiết bị chuyển đổi, việc không có giắc cắm 3,5 mm chuyên dụng đôi khi gây bất tiện, như không thể vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc.
Apple đã loại bỏ giắc cắm tai nghe 3.5mm truyền thống từ iPhone 7 trở đi để bán AirPods. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, tai nghe có dây mang lại trải nghiệm tốt hơn nhiều so với tai nghe không dây.
Ngừng bán sạc và tai nghe đi kèm
Apple ngừng cung cấp bộ sạc đi kèm với iPhone từ dòng iPhone 12 với lý do giảm thiểu chất thải điện tử để bảo vệ môi trường. Điều này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ người tiêu dùng.
Về cơ bản, bộ sạc được bán kèm luôn là bộ sạc tốt nhất cho điện thoại vì nó được thiết kế dành riêng cho kiểu máy đó. Mọi thứ khác đều không tối ưu và thậm chí có thể làm hỏng pin, đặc biệt là khi bạn mua phải bộ sạc của bên thứ ba bị lỗi.
Nếu bạn cần mua riêng một bộ sạc nhanh, nó sẽ được chuyển đến bạn trong một hộp riêng có thêm bao bì, điều này thậm chí còn tạo ra nhiều khí thải và chất thải carbon hơn.
Hơn nữa, khi mọi người mua một chiếc điện thoại mới, họ cũng thường bán hoặc tặng chiếc điện thoại cũ của mình cho người khác cùng với các phụ kiện đi kèm. Điều đó có nghĩa là họ cần một bộ sạc mới cho điện thoại mới của mình và sự thay đổi này gây trở ngại cho điều đó.
Bên cạnh bộ sạc, các hãng cũng ngừng cung cấp tai nghe có dây đi cùng. Đối với người dùng Samsung, xu hướng này đặc biệt khó chịu vì nó có nghĩa là họ sẽ không còn nhận được tai nghe điều chỉnh AKG với điện thoại Galaxy mới. Tuy nhiên, chiến lược này đã trở thành xu hướng phổ biến vì nó mang lại lợi nhuận và tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất. Thêm vào đó, trước sự phát triển của tai nghe không dây, tai nghe có dây đang dần mất đi sức hút.
Khe cắm thẻ nhớ MicroSD
Các dòng điện thoại cao cấp loại bỏ khe cắm thẻ nhớ SD để tăng thêm không gian cho các bộ phận khác. Đối với hầu hết mọi người, bộ nhớ trong 128GB là quá đủ, vì vậy thẻ MicroSD bên ngoài không thực sự cần thiết. Nhưng nếu bạn là game thủ hạng nặng hoặc tải xuống nhiều phim và chương trình, chắc chắn sẽ gây bất tiện.
Hơn nữa, bộ nhớ trong thường đắt hơn bộ nhớ ngoài. Đối với hầu hết các smartphone cao cấp, chi phí thêm 100GB sẽ là 100 USD, trong khi một chiếc thẻ MicroSD cùng dung lượng chỉ có giá 20 USD.
Pin có thể tháo rời
Pin có thể tháo rời với các dòng smartphone ngày nay dường như đã "tuyệt chủng". iPhone chưa bao giờ có pin tháo rời, Samsung đã loại vào năm 2015 khi ra mắt Galaxy S6. Chủ yếu có ba lý do cho sự thay đổi này: an toàn cho người sử dụng, chống thấm nước và giúp thiết bị mỏng hơn, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là điện thoại của bạn sẽ khó khăn hơn trong việc tháo lắp và sửa chữa.
Nút Home vật lý
Nút Home vật lý đã biến mất vào năm 2017 từ khi Galaxy S8 và iPhone X ra đời. Loại bỏ nút Home vật lý giúp màn hình tràn viền lớn và mỏng hơn. Vấn đề duy nhất là camera trước, thứ mà nhiều hãng smartphone cố gắng thiết kế ẩn dưới màn hình.
Smartphone đã được cải tiến rõ ràng theo thời gian, nhưng đi kèm với sự tiến bộ đôi khi là những bất tiện. Một số thay đổi có thể hiểu được, chẳng hạn như pin không thể tháo rời và không có nút Home vật lý, nhưng những thay đổi khác dường như nghiêng về các chiến lược kinh doanh hơn là tiến bộ công nghệ.
Bài phát biểu về iPhone của Steve Jobs đã thay đổi mọi thứ như thế nào? Khi Steve Jobs lên sân khấu tại Macworld ở San Francisco vào ngày 9/1/2007 để giới thiệu iPhone đầu tiên, không ai có thể tưởng tượng ngành công nghiệp smartphone và thế giới nói chung đã thay đổi từ thiết bị này. Ở thời điểm đó, thị trường smartphone đã khác rất nhiều so với ngày nay. Trong quý 4/2006, chỉ có 18...