Giá bán điện thấp và chi phí trả nợ cao, Thủy điện Sông Bung 5 lại được rao bán lần thứ 4
Các cổ đông Công ty tư vấn xây dựng điện 1 (TV1) vừa qua đã quyết định đem bán Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 với mức đấu giá khởi điểm là 1.390 tỷ đồng.
Tại Đại hội cổ đông bất thường diễn ra vừa qua, Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (TV1) đã thông qua phương án bán đấu giá lần thứ 4 nhà máy thuỷ điện Sông Bung 5.
Tại các lần đấu giá trước, nhà máy nhiệt điện này được rao bán với mức giá khởi điểm là 1.688 tỷ đồng và 1.578 tỷ đồng nhưng đều bất thành vì không tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ tham dự.
Lần này, TV1 đề xuất điều chỉnh giảm còn 1.390 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Nguyên Hùng, Chủ tịch TV1, việc bán nhà máy thuỷ điện do phương thức đầu tư chưa hợp lý dẫn đến giá bán điện thấp và chi phí trả nợ cao. Nhà máy này đã thua lỗ 3 quý liên tiếp và dự kiến ghi nhận mức lỗ 16 tỷ đồng trong năm 2020. Năm trước, nhà máy cũng đã lỗ 50 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đợt đấu giá dự kiến tổ chức cuối tháng 11 và nếu thành công, công ty sẽ hoàn thành thủ tục chuyển nhượng tài sản trong quý đầu năm sau.
TV1 rao bán nhà máy thủy điện Sông Bung 5 để giải quyết tồn đọng tài chính
Công ty dự kiến thu nhập sau thuế từ thương vụ này là 1.252 tỷ đồng, trong đó 500 tỷ đồng sẽ dùng trả nợ ngân hàng, nợ nhà thầu thi công và các khoản phí dự phòng. Phần còn lại 750 tỷ đồng sẽ là nguồn tiền khắc phục tồn động tài chính và thanh toán nợ vay từ nhiều năm trước.
Nhà máy thủy điện Sông Bung 5 được xây dựng trên Sông Bung, thuộc địa phận huyện Nam Giang và Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, có công suất 57MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 1/2010, hoàn thành quý IV/2012. Tổ máy số 1 phát điện thương mại từ tháng 12/2012, sau đó chưa đầy 2 năm thì tổ máy còn lại cũng đưa vào vận hành.
Tính đến cuối quý III/2020, tổng tài sản của TV1 là khoảng 1.600 tỷ đồng và hầu hết được ghi nhận dựa trên giá trị của nhà máy. Công ty hiện đang nợ hơn 1.350 tỷ đồng và lỗ luỹ kế 40 tỷ đồng.
Đầu tư 4 tỷ USD xây dựng Nhà máy nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu
Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 93.600 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD), do Công ty Delta Offshore Energy làm chủ đầu tư.
Đại diện UBND tỉnh Bạc Liêu và chủ đầu tư thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN)
Ngày 12/10, Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu và Công ty Delta Offshore Energy - nhà đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, công suất 3.200 MW, đã diễn ra tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Theo Bản ghi nhớ, các bên cam kết dành mọi nỗ lực để phối hợp cùng các cơ quan quản lý Trung ương và địa phương hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của giai đoạn phát triển dự án trong năm 2020 theo đúng tiến độ quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã cấp cho dự án vào tháng 1/2020.
Việc đàm phán chính thức với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về hợp đồng mua bán điện thời hạn 25 năm sẽ bắt đầu ngay sau sự kiện này và thống nhất sẽ được ký kết vào cuối năm nay.
Việc thiết kế kỹ thuật sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2020, cho phép bắt đầu triển khai dự án ngay trong năm 2021 để tổ máy đầu tiên của nhà máy điện sẽ vận hành phát điện thương mại vào năm 2024 theo quy định tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu có tổng công suất 3.200 MW, tổng mức đầu tư 93.600 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD).
Tổ hợp nhà máy phát điện trên bờ được đặt tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu với diện tích 40ha; tổ hợp kho cảng LNG nằm trên vùng biển tỉnh Bạc Liêu (diện tích 100ha), cách vị trí nhà máy điện 35km.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung khẳng định dự án Nhà máy Nhiệt điện khí hóa lỏng Bạc Liêu hoàn thành, đưa vào hoạt động sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đưa Bạc Liêu vươn lên trở thành tỉnh khá của khu vực. Do đó, tỉnh rất mong muốn dự án sớm được triển khai và rất mừng là tiến độ thực hiện diễn ra rất tốt, các thủ tục đang trong giai đoạn hoàn tất.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu cam kết sẽ hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi nhất để dự án sớm được khởi công xây dựng./.
Các doanh nghiệp sản xuất điện mặt trời trên sàn chứng khoán Thị trường năng lượng sạch Việt Nam đã dần hình thành với những cái tên lớn như BIM Group, Trung Nam Group, Xuân Thiện. Một số công ty trên sàn chứng khoán cũng đầu tư nhiều nhà máy điện mặt trời công suất lớn. Tính đến cuối năm 2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 54.880 MW, tăng...