Ghi nhận nhiều trẻ ở TPHCM tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 từ trước
Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, một số điểm tiêm chủng khi tiến hành kiểm tra thông tin đã ghi nhận nhiều trẻ được tiêm vaccine Covid-19 từ trước.
Sáng 29/10, theo thông tin cập nhật từ Sở Y tế TPHCM, sau 2 ngày tiến hành tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em tại 2`1 quận, huyện và TP Đức, địa phương đã tiêm cho hơn 81.600 học sinh. Trong đó, có 77.400 trẻ trong độ tuổi 16-17 tuổi và hơn 4.200 trẻ 12-15 tuổi.
Ông Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp cho biết, sáng nay quận bắt đầu tiêm vaccine cho học sinh khối 12 tại 3 điểm tiêm gồm trường Đại học Công nghiệp TPHCM (phường 4), trường mầm non Anh Đào (phường 17) và trường tiểu học An Hội (phường 8). Dự kiến khi hết ngày, có tổng cộng khoảng 5.700 trẻ ở địa phương được tiêm.
Gò Vấp cũng là địa phương cuối cùng triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em tại TPHCM, khởi đầu là nhóm 16-17 tuổi. Loại vaccine được tiêm của hãng Pfizer.
Mới đây, Sở Y tế TPHCM phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị chức năng, họp rút kinh nghiệm về công tác tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em trên địa bàn.
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong hai ngày tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em vừa qua, có nhiều học sinh hoãn tiêm do đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng. Một trẻ chống chỉ định tiêm và phải chuyển từ điểm tiêm ở trường học sang bệnh viện.
Dù không ghi nhận tai biến nặng sau tiêm chủng, vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục khi tổ chức. Ví dụ như một số điểm tiêm bố trí nhiều đối tượng cùng tiêm tại một điểm, không tổ chức phân luồng một chiều… Một số điểm tiêm bố trí khu cách ly tạm thời ở sâu bên trong điểm tiêm không hợp lý.
Video đang HOT
Tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh khối 12 tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo bà Nga, việc tiêm ngừa cho trẻ em và người lớn khác nhau hoàn toàn về chỉ định vaccine và tiêm chủng, nếu không đảm bảo sẽ gây nhầm lẫn, không an toàn, thậm chí có thể xảy ra việc một người được tiêm nhầm 2 mũi.
Ngoài ra, có tình trạng khi lấy thông tin tiêm chủng, một số nơi phát hiện trẻ đã được tiêm chủng vaccine Covid-19 từ trước.
Thông tin của phóng viên ở một điểm tiêm tại quận 1, theo danh sách dự kiến có 326 học sinh, nhưng thực tế chỉ có 260 em được tiêm. Ngoài 29 em từng mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng phải hoãn tiêm, số còn lại đã được tiêm vaccine đủ 2 mũi.
Để phát hiện trẻ đã được tiêm chủng vaccine Covid-19 từ trước, HCDC yêu cầu nhân viên y tế cần khai thác kỹ tiền sử tiêm chủng. Nếu trẻ đã tiêm rồi cần ghi nhận để có chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ và hiệu quả vaccine. Lãnh đạo HCDC nhấn mạnh, chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ em được tổ chức khi vẫn đang chống dịch nên cần đảm bảo an toàn.
“Không để nơi tiêm chủng trở thành nơi lây nhiễm Covid-19″ – bà Lê Hồng Nga nói.
Việt Nam tiêm loại vaccine phòng COVID-19 nào cho người dưới 18 tuổi?
Bạn đọc hỏi: Việt Nam sử dụng loại vaccine phòng COVID-19 nào để tiêm cho người dưới 18 tuổi và tổ chức tiêm như thế nào?
TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ Y tế, vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người dưới 18 tuổi là vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất.
Vaccine này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn.
Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước với người từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho con.
Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi được triển khai tương tự như chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian qua.
Cụ thể, các điểm tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi được tổ chức tại: Trạm y tế các xã, phường; các trường học; các trung tâm y tế và các bệnh viện (đối với một số đối tượng trẻ có bệnh nền, béo phì).
Việc khám sàng lọc trước tiêm, theo dõi, chăm sóc sau tiêm cho người dưới 18 tuổi theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Loại vắc xin sử dụng là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Việc tiêm vắc xin cho học sinh sẽ được tổ chức tại trường hoặc điểm tiêm phù hợp được cơ sở giáo dục lựa chọn, đảm bảo an toàn. Ngành y tế sẽ tiêm cho trẻ không đi học tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động do UBND huyện, thị xã, thành phố lựa chọn.
Trẻ có bệnh nền sẽ được tiêm tại các bệnh viện đa khoa hoặc các trung tâm y tế có chuyên khoa nhi. Các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa nhi sẽ được tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được tiêm cho trẻ em ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các đơn vị, địa phương huy động nhân lực, trang thiết bị và phương tiện để tham gia và phục vụ hậu cần, an ninh, đảm bảo cho việc tiêm chủng an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, chỉ tiêm cho trẻ khi có giấy đồng ý tiêm chủng của bố, mẹ.
Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 28-10, Bình Thuận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho hơn 680 nghìn người từ 18 tuổi trở lên.
Những ngày gần đây, dịch COVID-19 tại Bình Thuận đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong ngày 28-10, tỉnh ghi nhận 116 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 86 ca trong cộng đồng.
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thăm bệnh sản phụ mắc Covid-19 nặng ở Bạc Liêu Chiều 28/10, đến Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Bạc Liêu, đoàn bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp vào "thăm" sản phụ mắc Covid-19 nặng trong khu điều trị để có những hỗ trợ phù hợp cho bệnh viện. Trong chuỗi công tác tại tỉnh Bạc Liêu để hỗ trợ triển khai phòng chống dịch bệnh Covid-19, chiều 28/10, đoàn bác...