Ghi hình được hơn 1 triệu lượt xe vi phạm tốc độ
Luỹ kế đến 30/4/2016, trên cả nước có tổng số 1.075.347 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân trên 1.000km là 0,234 lần/1.000km, giảm 3,89 lần so với tháng 4/2015…
Luỹ kế đến 30/4/2016, trên cả nước có tổng số 1.075.347 lần vi phạm quá tốc độ…
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT.
Theo kết quả tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình, tổng số phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tháng 4/2016 bình quân là 74,0%.
Về tình hình vi phạm tốc độ xe chạy của các địa phương, trong tháng 4/2016, cả nước có tổng số 123.815 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân trên 1.000km là 0,093 lần/1.000km, giảm 4,7 lần/1.000km so với tháng 4/2015.
Video đang HOT
Luỹ kế đến 30/4/2016, trên cả nước có tổng số 1.075.347 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân trên 1.000km là 0,234 lần/1.000km, giảm 3,89 lần so với tháng 4/2015.
Các Sở GTVT đã xử lý 856 xe (thu hồi phù hiệu, đình chỉ khai thác tuyến với thời hạn 1 tháng là 805 xe; thu hồi giấy phép kinh doanh là 1 đơn vị; từ chối cấp phù hiệu là 50 xe).
Lũy kế đến hết tháng 4/2016 các Sở GTVT đã xử lý vi phạm đối với 2.047 phương tiện.
Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt là các tai nạn nghiêm trọng liên quan đến hoạt động của xe kinh doanh vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015, trong đó lưu ý kiểm tra giám sát việc chấp hành đối với các xe đã thu hồi phù hiệu. Đối với các trường hợp vi phạm thời gian lái xe liên tục, vi phạm không truyền dữ liệu, đề nghị các Sở GTVT kiểm tra, đối chiếu với kết quả tổng hợp trên phần mềm của đơn vị cung cấp dịch vụ GSHT để so sánh trước khi quyết định xử lý.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Xe công vụ kiểm tra quá tải bị doanh nghiệp vi phạm "nhốt" 4 ngày chưa thả
Ngày 13-5, xe công vụ của Cục Quản lý đường bộ I (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) kiểm tra tình hình hoạt động chở quá tải của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh (Thái Bình) đã bị các phương tiện của doanh nghiệp này vây nhốt. Đến chiều 16-5, 3 xe công vụ này vẫn chưa được phía Phương Anh "thả".
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục Đường bộ cho biết, ngày 13 và 14-5, lực lượng liên ngành đã tổ chức thực hiện kiểm soát xe quá tải tại Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
Tại Thái Bình, khi phát hiện doanh nghiệp Phương Anh có xe vi phạm chở quá tải nhưng doanh nghiệp này không chịu hợp tác mà còn dùng 4 máy lu và 3 máy xúc chặn đường, cản trở lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra xử lý xe vi phạm tải trọng.
Cụ thể, khoảng 15h ngày 13-5, tại km64 900 QL39, đoạn qua khu Đồng Tu, thị trấn Hưng Hải, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, lực lượng liên ngành phát hiện và kiểm tra 3 xe ô tô có dấu hiệu vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép và thay đổi kích thước thành thùng.
Công ty Phương Anh (Thái Bình) "vây nhốt" 3 xe công vụ của lực lượng kiểm tra
Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra, các lái xe đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ liên quan nào, không hợp tác, đối phó bằng cách gọi điện nhờ người can thiệp và bỏ đi khỏi hiện trường... gây khó khăn cho việc xác định tải trọng, lập biên bản để xử lý.
Qua kiểm tra đươc biết, các xe này của doanh nghiệp Phương Anh đều chở vật liệu phục vụ dự án thi công nút giao Quốc lộ 39 (Hưng Yên) đến nút giao Quốc lộ 10 (Hải Phòng) thuộc dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.
Trước sự bất hợp tác của các lái xe này, lực lượng chức năng xác định phải kiên quyết xử lý đến cùng để tạo sư răn đe. Đến hơn 20h cùng ngày, (sau hơn 6 giơ) "chây ì", tai xê mơi chiu xuât trinh giây tơ xe. Nhưng khi bị lưc lương chưc năng yêu câu cho xe lên bàn cân đê kiêm tra tai trong, các lái xe lại không chịu cho xe lên cân và tiếp tục bỏ đi.
Không dừng lại ở đó, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh, đơn vị có xe vi phạm còn dùng 4 máy lu và 3 máy xúc chặn đường, bao vây, "nhốt" 3 xe công vụ của lực lượng chức năng.
Đến chiều 16-5, ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ I cho biết, phía Phương Anh vẫn chưa xuất hiện để làm việc cùng lực lượng chức năng và 3 xe công vụ của lực lượng này vẫn bị "vây nhốt".
Chiều 16-5, lực lượng liên ngành đã làm việc với chính quyền địa phương, tuy nhiên do phía Công ty Phương Anh không có mặt nên tình hình vẫn chưa được giải quyết.
Theo_An ninh thủ đô
Sợ bị "nhổ" người, cả nước dẹp xong biển báo dưới 50km/h Đến hết 30/1, tất cả các biển hạn chế tốc độ dưới 50km/h trên cả nước đã được rà soát, điều chỉnh, dỡ bỏ. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tính đến hết ngày 30/1, Tổng cục đã chỉ đạo các đơn vị đã rà soát, điều chỉnh biển báo hạn chế tốc độ...