Ghép 5 cây táo má hồng với táo dại, lão nông có vườn táo “đẻ” ra 300 triệu
Từ trồng thử nghiệm 5 cây giống táo chua và táo ngọt có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, rồi ghép với gốc cây táo hoang dại tại đại phương, ông Nguyễn Văn Hồng, sinh năm 1962 đã trồng thành công vườn táo 200 gốc, thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Hồng ngụ ở Khu phố Hải Điền, TT Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trước đây vườn đất của gia đình chủ yếu là trồng nhãn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm1994, một người bạn của ông nhập cây giống táo chua và táo ngọt (táo má hồng) ở Gia Lộc, Hưng Yên về trồng. Thấy có hiệu quả, ông Hồng chặt bỏ bớt cây nhãn, mua lại 5 cây táo giống, cao khoảng 3cm trồng thử.
Sau một năm chăm sóc, nhận thấy cây táo phát triển tốt, phù hợp với chất đất, ông Hồng đi tìm đào những gốc táo dại về làm gốc ghép, rồi cắt những mắt cành từ cây giống ghép lên. Từ 5 cây táo giống ban đầu, sau một năm, ông Hồng đã nhân giống thành vườn táo 200 gốc trên diện tích 0,5 ha đất của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Hồng bên vườn táo ghép
Nhìn vườn táo đã 25 năm tuổi, cành trĩu quả, ông Hồng chia sẻ: Các cây táo ghép có gốc ghép là cây hoang dại nên khả năng chịu được với môi trường khắc nghiêt. Khi đưa vào trồng trong vườn được chăm sóc nên cây phát triển tốt, cho trái nhiều nhưng lại ít bị nhiễm bệnh. Cây sau khi ghép được trồng theo từng hàng thẳng. Hàng cách hàng và cây cách cây 5 mét. Hàng năm sử dụng phân hữu cơ hai lần và phân vô cơ 4 lần để bón cho cây. Năm đầu tiên, khi cây cho trái non hái bỏ để tập trung dinh dưỡng cho việc nuôi cây sinh trưởng tốt hơn. Qua năm thứ hai mới thu hoạch.
Theo ông Hồng, táo má hồng trái tròn, có vị ngọt. Táo chua trái dài, bầu dục, có vị chua. Khi chín táo có màu vàng chanh. Táo có năng suất tăng dần theo từng năm. Những năm đầu mỗi cây cho trái từ 10 -15 kg/cây. Bước qua năm thứ năm trở về sau, mỗi năm, một cây cho năng suất từ 70-80 kg.
Video đang HOT
Mùa vụ thu hoạch từ tháng 5 (đầu mùa mưa) cho đến tháng 12. Hết vụ thu hoạch phải cưa bỏ các cành, chừa mắt gốc, chăm sóc trong khoảng 5-6 tháng thì táo ra trái cho vụ tiếp theo. Thời gian từ khi ra hoa đến trái bằng hạt tiêu khoảng 35-40 ngày và thời gian từ trái bằng hạt tiêu đến khi táo thu hoạch khoảng 65-70 ngày. Khi vào vụ tất cả các cành táo đều có hoa và trái. Trên cây táo luôn có trái non và trái chín nên việc thu hoạch trái phải thu hàng ngày và theo phương pháp cuốn chiếu.
Viêc chăm soc cây tao ghép không phưc tap như môt sô cây trông khac vi sưc chịu hạn và đê khang cua cây rât tôt. Tuy cây táo ít bị sâu bệnh nhưng đến giai đoạn ra hoa, đậu trái vào mùa gió bắc có nhiều nấm phấn trắng và trái thối vào mùa mưa.
Để phòng bệnh, khi trái còn nhỏ ông Hồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép lưu hành để phun, nhưng có thời gian cách ly. Trái trước khi thu hoạch 7-10 ngày, ông Hồng sử dụng chế phẩm sinh học và dung dịch ngâm hỗn hợp ớt, tỏi, gừng phun xịt lên cây..
Với 200 gốc cây táo cho quả, mỗi năm ông Hồng thu hoạch khoảng 15 tấn quả. Khi thu hoạch có thương lái đến tại vườn thu mua với giá bình quân 20.000 đồng/kg. Mỗi năm vườn táo ông Hồng cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Với diện tích 1 ha đất trồng cây ăn trái, ngoài táo, vườn nhà ông còn có ổi, mận, xoài, nhãn và cây hoa lan kiểng, mỗi năm cũng cho thu nhập thêm khoảng 100 triệu đồng. Cũng giống như táo, các cây ăn trái khác được ông bón phân, tưới nước theo định kỳ, tỉa cành, tạo tán để cây có đủ dinh dưỡng và ánh sáng.
Theo Trọng Hoàng (TTKN Quốc gia)
TP.Hồ Chí Minh "rót" gần 2.000 tỷ đồng cho thủy lợi
Theo Ban chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM về Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), gần 10 năm nay, để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất gắn với xây dựng NTM, TP.HCM đã đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Hàng trăm công trình thủy lợi hoàn thành
Trong 5 huyện làm NTM của TP.HCM, Bình Chánh là một trong những huyện được thành phố đầu tư vốn cho thủy lợi nhiều nhất trong 10 năm qua. Theo ông Nguyễn Văn Hồng -Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, giai đoạn 2010 - 2015, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 100 công trình thuộc đề án xây dựng NTM.
Tuyến kênh Độc Lập tại khu B (xã Bình Lợi, Bình Chánh) đang được đê bao chống triểu cường. Ảnh: T.Đ
Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 công trình. Đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và chuẩn bị khởi công 52 công trình thủy lợi của 5 xã gồm: Bình Lợi (14 công trình), Tân Nhựt (16 công trình), An Phú Tây (6 công trình), Đa Phước (8 công trình) và thị trấn Tân Túc (8 công trình). Ngoài ra, tiến độ thực hiện nạo vét 35 tuyến kênh theo Đề án 4252 đã hoàn thành 4 công trình, đang thi công 2 công trình, đang triển khai thực hiện 29 công trình...
UBND huyện Bình Chánh cũng đang làm chủ đầu tư thực hiện 7 công trình thủy lợi, gồm: Rạch Tua Bể, kênh Giao thông hào ấp 3, rạch Chùa, rạch Chín Do, kênh T3, kênh T4, kênh Đường Bà Cả.
Anh Nguyễn Văn Sáu - một nông dân đang canh tác ở đây cho biết, sắp tới khi có đê bao bà con nông dân sẽ không còn lo ngập lụt cây trồng, vật nuôi nữa. "Trước đây khi chưa làm đê bao, bà con nông dân ở đây luôn phập phồng không biết lúc nào lúa, cá của mình trôi theo dòng nước. Để trồng hơn 1ha cây ăn trái tôi phải tự be bờ chống triều cường. Nhưng đôi khi đê bao vẫn vỡ và nước tràn vào vườn cây gây thiệt hại nghiêm trọng. Giờ yên tâm hơn" - anh Sáu thổ lộ.
Trong khi đó, tại huyện Cần Giờ, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện cho biết, đang chuẩn bị đầu tư các công trình thủy lợi thuộc đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM xã, huyện giai đoạn 2016 - 2020. Triển khai thực hiện đề án quy hoạch mạng lưới thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và diêm nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 - 2020.
Từ cuối năm 2018 đến nay có 22 công trình đang triển khai, trong đó 1 công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng; 3 công trình có khối lượng thi công đạt 90%; 18 công trình có khối lượng thi công đạt 20 - 40% và 2 công trình chưa triển khai do người dân chưa thống nhất thực hiện. Hiện nay, có 118km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất trên toàn huyện, phục vụ cấp thoát nước cho 4.903ha diện tích sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục đầu tư...
Ban chỉ đạo của Thành ủy về Chương trình xây dựng NTM cho biết, giai đoạn 2010 - 2015, thành phố đã thực hiện xây mới và nạo vét gia cố 414 công trình, chiều dài 327,1km. Giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu duy trì bền vững kết quả đạt được của tiêu chí thủy lợi và đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng chống thiên tai tại chỗ, thành phố tiếp tục đầu tư xây mới, nạo vét 478 công trình thủy lợi, với chiều dài 419,8km, tổng kinh phí dự kiến đầu tư gần 1.900 tỷ đồng. Hiện nay, các xã đang khởi công thực hiện.
Song song đó, thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, thành phố đã thực hiện duy tu, sửa chữa, nạo vét, vớt rác, khai thông dòng chảy 248 công trình kênh mương nhỏ phục vụ dân sinh trên địa bàn xã, huyện, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phục vụ đời sống dân sinh.
"Việc thực hiện đầu tư công trình thủy lợi trên địa bàn 5 huyện và 56 xã xây dựng NTM đã góp phần làm giảm nguy cơ xâm nhập mặn, giữ ngọt, cơ bản đáp ứng nhu câu phục vụ tưới tiêu, ngăn mặn, phòng chống triều cường kết hợp giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp" - ông Thái Quốc Dân -Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM thành phố đánh giá.
Theo Danviet
Xây dựng NTM ở Phước Tỉnh: Dân đồng tình, thành công đến sớm Qua gần 3 năm triển khai thực hiện, với tinh thần quyết tâm cao, đến nay chính quyền và nhân dân xã Phước Tỉnh đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới (NTM), đúng lộ trình đề ra. Đến thăm xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào một ngày giữa tháng 8, chính...