Ghé thăm những ngôi chùa cổ đẹp nhất miền Bắc
Nếu bạn là người yêu thích những địa điểm du lịch tâm linh thì không thể nào bỏ qua những ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo dưới đây.
Chùa Bổ Đà
Được mệnh danh là ngôi chùa độc đáo và cổ kính vùng kinh Bắc, chùa Bổ Đà hay chùa Bổ hoặc Quan Âm tự nằm tại bờ Bắc sông Cầu, thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ 18), đây là một trong những nơi còn lưu giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ. Đó là lối kiến trúc “nội thông ngoại bế” tạo vẻ u tịch, thanh vắng.
Đặc biệt chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm hay còn được gọi là chùa Đức La, là nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam.
Tương truyền rằng, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng từ thời nhà Lý, sau đó được tu bổ, mở rộng vào thời nhà Trần. Nơi đây đã từng là nơi tu hành của ba vị Trúc Lâm tam tổ ( đã từng làm trụ trì và mở trường thuyết pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm xưa).
Vì vậy mà đến nay, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm.
Vào năm 1964, ngôi chùa đã được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia.
Video đang HOT
Là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, chùa Dâu hay còn gọi là Diên Ứng, Cổ Châu hay Pháp Vân, thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo một số tài liệu sử sách còn ghi, chùa Dâu được xây dựng vào năm 187 và hoàn thành vào năm 226.
Chùa Dâu thờ Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Có thể nói, ngôi chùa này mang một hệ thống thờ tự độc đáo và đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.
Nhắc đến chùa Một Cột ta sẽ nhớ ngay đến một ngôi chùa đẹp nhất, độc nhất ở Việt Nam hay cũng chính là biểu tượng của Hà Nội.
Chùa Một Cột còn có nhiều tên gọi khác như là Liên Hoa đài, Diên Hựu hay chùa Mật. Nổi bật của ngôi chùa này chính là kiến trúc độc đáo như một bông hoa sen từ mặt nước vươn lên. Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông (theo Theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Vào năm 2006, chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục là chùa có kiến trúc độc đáo nhất.
Chùa Thầy
Nằm ngay dưới chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai). Chùa Thầy cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Đinh, nơi đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Hàng năm, lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào ngày 5/3 âm lịch và kéo dài 3 ngày.
Theo baomoi.com
Ba ngôi chùa độc đáo để ghé thăm trong ngày Phật đản ở Sài Gòn
Chùa Một Cột hơn 50 tuổi hay tu viện mang phong cách Nhật Bản là chốn bạn tìm chút tĩnh lặng ở thành phố.
Tổ đình Giác Lâm
Tổ đình Phước Lâm hay chùa Phước Lâm còn có các tên gọi khác như: Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự. Nơi này được cư sỹ Lý Thuỵ Long xây dựng vào năm 1744. Đây được xem là một trong số ít ngôi chùa cổ còn sót lại ở Sài Gòn. Ảnh: Phong Vinh.
Chính điện được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Chùa đã trải qua 3 đợt trùng tu. Bên trong điện khá rộng và sâu, có tổng cộng 98 cột chống đỡ, 113 pho tượng cổ là các tượng Quan Thế Âm, Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Bồ Đề Đạt Ma và Long Vương.
Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, quận Tân Bình. Ảnh: Phong Vinh.
Chùa Một Cột
Chùa Nam Thiên Nhất Trụ hay chùa Một Cột xây dựng năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng. Công trình kiến trúc có tuổi đời hơn nửa thế kỷ này được xây trên mảnh đất rộng chừng một hecta, phỏng theo chùa Một Cột ở Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Trần.
Du khách sẽ bắt gặp hình ảnh ngôi chùa nhỏ xây trên một chiếc cột ngay từ khi bước qua cổng chùa. Cây cột này cao khoảng 12 m, còn diện tích mặt hồ là 600 m2. Hồ nước này có còn có tên Long Nhãn, tức hồ mắt rồng. Ảnh: Quỳnh Trần.
Nếu chùa ở Hà Nội được xây từ gỗ lim thì Nam Thiên Nhất Trụ làm bằng bê tông, cốt thép. Du khách và Phật tử đến đây sẽ chiêm bái trong chánh điện có kết cấu ba gian, gian giữa thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, hai gian bên thờ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Địa Tạng Bồ Tát. Trong sân chùa có nhiều cây cảnh, bông sai đẹp mắt, nhiều cây đã hàng trăm năm tuổi.
Địa chỉ: 100 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, quận Thủ Đức. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tu viện Khánh An
Tu viện có lịch sử trăm năm này khởi đầu là ngôi chùa nhỏ được xây bởi Tổ sư Trí Hiền vào năm 1905. Chùa trải qua đợt trùng tu lớn dài 6 năm từ năm 2006 sau bao thăng trầm. Khi hoàn thành, chùa đổi tên thành tu viện Khánh An như hiện tại. Ảnh: Quỳnh Trần.
Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người ấn tượng nhất là nét kiến trúc tựa như những ngôi chùa ở đất nước mặt trời mọc. Từ chất liệu bằng gỗ, màu sơn cho đến những trang trí, tiểu cảnh đều toát lên hình ảnh của Nhật Bản. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tu viện là nơi chiếm bái cho Phật tử thập phương. Nhiều du khách, bạn trẻ cũng tìm đến đây để tham quan, chụp ảnh lưu niệm.
Địa chỉ: cạnh Quốc Lộ 1A thuộc phường An Phú Đông, quận 12. Ảnh: Hoang Kieu Nhi.
Theo Di Vỹ/VnExpress
Đến Luang Prabang tìm lại hình dáng xưa nước Lào Luang Prabang quyến rũ bao du khách tìm lại dáng xưa nước Lào với nhiều đền, chùa cổ có kiến trúc độc đáo, in dấu tích của nơi từng là trung tâm Phật giáo của xứ sở triệu voi. Luang Prabang từng là kinh đô đầu tiên của vương quốc Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi) từ thế kỷ 14 và được UNESCO...