Ghé thăm Kompong Khleang, làng nổi sắc màu bên hồ Tonle Sap
Kompong Khleang được xem là làng nổi lớn nhất bên hồ Tonle Sap. Nhờ vị trí xa xôi, nơi đây ít đông đúc hơn các điểm du lịch khác, tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm không gian thanh bình, cùng nét văn hóa độc đáo.
Kompong Khleang được xem la là ngôi làng nổi lớn nhất bên hồ Tonle Sap. Ảnh: JP Klovstad
Theo gợi ý của nhiếp ảnh gia người Na Uy JP Klovstad (sinh sống tại TPHCM) và hướng dẫn viên Hiệp Bùi (đến từ Hà Nội) – người có hơn 20 năm kinh nghiệm, Kompong Khleang là điểm đến đáng ghé thăm khi du khách khám phá Campuchia.
Nhịp sống của người dân địa phương tại làng. Ảnh: JP Klovstad
Kompong Khleang nằm cách trung tâm Siem Reap khoảng 55km. Du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc đi xe tuk-tuk với chi phí 12 đô la Mỹ để đến đây. Các tour tham quan làng nổi, kết hợp với đền Beng Mealea – xuất phát từ Siem Reap, thường có giá khoảng 100 đô la Mỹ/người, bao gồm vé thuyền khoảng 15 đô la Mỹ/người.
Ngôi làng gây ấn tượng bởi những nhà nổi sắc màu. Ảnh: JP Klovstad
“Do vị trí xa xôi, Kompong Khleang không có lượng khách du lịch đổ về nhiều như những ngôi làng nổi khác trong khu vực, khiến nơi đây trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn có trải nghiệm chân thực hơn và nhịp sống thư thái”, hướng dẫn viên Hiệp Bùi chia sẻ.
Video đang HOT
Đây là nơi lý tưởng để du khách cảm nhận không gian thanh bình, nét văn hóa độc đáo. Ảnh: JP Klovstad
Ngôi làng là nơi sinh sống của khoảng 6.000 người, hầu hết làm nghề đánh bắt cá. Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 1997, Kompong Khleang không chỉ là một điểm du lịch mà còn là nơi bảo tồn hệ sinh thái quan trọng của hồ Tonle Sap, với các loài cá và chim phong phú.
Ngôi làng là nơi sinh sống của khoảng 6.000 người, hầu hết làm nghề đánh bắt cá. Ảnh: JP Klovstad
Tùy thuộc vào thời điểm trong năm, du khách sẽ có những trải nghiệm khác nhau tại Kompong Khleang. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, các con đường bị ngập nước, biến thành kênh đào tự nhiên, thuận tiện để di chuyển bằng thuyền. Trong mùa khô, từ tháng 3 đến tháng 4, nước rút để lộ những ngôi nhà sàn cao, tạo nên cảnh tượng độc đáo và khác biệt.
Tùy thuộc vào thời điểm trong năm, du khách sẽ có những trải nghiệm khác nhau tại Kompong Khleang. Ảnh: JP Klovstad
Nhiếp ảnh gia JP Klovstad cho rằng thời gian lý tưởng để tham quan là từ tháng 12 đến tháng 4, khi các khu bảo tồn chim “đạt đỉnh cao” về vẻ đẹp. Vào mùa khô, du khách có thể tự lên kế hoạch chuyến đi, sử dụng xe tuk-tuk, ô tô hoặc xe máy để di chuyển đến làng, sau đó khám phá bằng cách đi bộ qua các khu dân cư.
Kompong Khleang được xem là ngôi làng nổi đẹp nhất bên hồ Tonle Sap. Ảnh: JP Klovstad
Theo hướng dẫn viên địa phương Kim Sophat, Kompong Khleang được xem là ngôi làng nổi đẹp nhất bên hồ Tonle Sap nhờ những căn nhà đầy sắc màu, rực rỡ hơn dưới ánh hoàng hôn.
Nơi đây không thu phí tham quan, trừ khi du khách muốn vào các nhà nổi hoặc nhà sàn với mức phí 20 đô la Mỹ/người. Doanh thu từ dịch vụ thuyền do người dân địa phương quản lý và tái đầu tư để hỗ trợ cộng đồng.
Một ngôi nhà nổi tại làng Kompong Khleang. Ảnh: JP Klovstad
Một chuyến thăm Kompong Khleang sẽ không trọn vẹn nếu du khách không trải nghiệm ẩm thực địa phương. Các món ăn đặc sắc như cá Amok, món cà ri truyền thống làm từ cá nước ngọt, nước cốt dừa và gia vị, được trình bày trong cốc lá chuối, là lựa chọn không thể bỏ qua.
Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức các món hải sản tươi sống như tôm và cá phi lê đánh bắt từ hồ, chế biến tại các nhà hàng ven sông hoặc chợ nổi.
"Xả stress" với làng nổi
Chiếc xuồng ba lá đưa chúng tôi tiến sâu vào vùng tâm của khu Làng nổi. Không khí mát mẻ của nước và gió lao xao trên những tán tràm thật dễ chịu.
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km, Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo các bạn trẻ đến khám phá, "xả stress" vào dịp cuối tuần. Điều gì đã khiến nơi này hấp dẫn đến vậy?
Từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy theo Quốc lộ 1A qua cầu Tân An, rẽ phải ở Quốc lộ 62 thêm hơn 50 km nữa là đến Làng nổi Tân Lập. Còn nếu chạy xe ô tô thì cứ hướng theo cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương, cứ theo bảng chỉ dẫn chi tiết ngay trên quốc lộ.
Với hệ sinh thái động thực vật đa dạng được bảo tồn tự nhiên, tại Làng nổi Tân Lập cũng riêng có một số loài được bảo tồn và chăm sóc đặc biệt như lúa ma (loại lúa tự nhiên sống trong vùng nhiễm phèn), rong nhĩ, rắn nước, sen, súng, các loài cá, các loài rùa, cây năng và chim trích - một loại chim quý hiếm với màu sắc rất đẹp. Cây tràm cũng được trồng thêm suốt hơn 10 năm nay tạo nên một mảng xanh mênh mông, nổi lên giữa đồng bằng.
Chiếc xuồng ba lá đưa chúng tôi tiến sâu vào vùng tâm của khu Làng nổi. Không khí mát mẻ của nước và gió lao xao trên những tán tràm thật dễ chịu. Trên mặt nước là những khóm lục bình và bèo hoa dâu lấp lánh ánh mặt trời. Dưới làn nước, vô số những chú cá nhỏ quẫy mình rồi vụt biến mất dưới đám lau sậy. Những cánh đồng bông súng, nơi có hai cung đường giao nhau tạo thành hình chữ X vô cùng ấn tượng. Nơi này được nhiều đôi uyên ương chọn làm bối cảnh cho bộ ảnh cưới tuyệt đẹp của mình.
Giữa những tán tràm rậm rạp, chúng tôi để mình đi lạc trên con đường nhỏ phủ rêu chạy khắp cánh rừng. Hương tràm dìu dịu dễ chịu. Thi thoảng trong không gian yên tĩnh ấy, bất chợt có tiếng cá quẫy mình đạp nước hay tiếng chim hót ríu rít trên cành.
Tháp Quan sát nằm giữa trung tâm rừng tràm cao 38m, vừa là nơi nghỉ chân lý tưởng vừa là nơi quan sát toàn cảnh rừng tràm và khu du lịch Làng nổi Tân Lập. Phía xa hơn là vùng đồng bằng - đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nơi những cánh đồng lúa trải rộng tận cuối đường chân trời tuyệt đẹp.
Có hai điểm đến rất hấp dẫn với những người yêu thích khám phá Làng nổi là: Hồ bán nguyệt và Đảo thuần dưỡng chim. Hồ bán nguyệt có diện tích khoảng 22.000 m, uốn lượn theo hình bán nguyệt rất ấn tượng với mặt nước phẳng lặng và trong xanh. Giữa lòng hồ là một cồn đất, chính điểm này đã tạo nên một "tiểu sa mạc" đối lập với vùng nước mênh mông, trông rất lạ mắt.
Cách hồ bán nguyệt khoảng 15 phút đi xuồng, du khách sẽ đến với Đảo thuần dưỡng chim. Các loài chim, cò ở đây vừa sống ở môi trường nước, vừa sống với môi trường đất liền. Chiều tối là khoảng thời gian muôn loài chim trở về nơi trú ngụ. Du khách được tận mắt ngắm nhìn đủ các loài cò diệc, cồng cộc, chim trích, ... vô cùng sống động.
Đến với Làng nổi Tân Lập, du khách sẽ được thưởng thức đủ món ngon được chế biến từ các sản vật tại địa phương. Cá lóc nướng trui, bánh xèo, chuột xào lá cách, ếch chiên nước mắm, bún mắm, cháo rắn, gỏi xoài khô cá lóc, .... Mức giá phải chăng, đồ ăn ngon và thuận tiện. Khách có thể gọi món riêng hoặc ăn tự chọn, tùy sở thích.
Làng nổi Tân Lập nổi tiếng từ vài năm nay, sau khi những tấm ảnh rất đẹp của con đường xuyên rừng tràm được đăng tải trên báo chí và mạng xã hội. Nơi này nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của du khách, nhất là các bạn trẻ vào dịp cuối tuần. Nhiều hoạt động mới tạo nên sức hút cho khu du lịch mới nổi này như khu trò chơi dân gian, khu câu cá giải trí hay các phòng nghỉ cho khách muốn nghỉ lại qua đêm. Ngủ đêm trong khu rừng yên tĩnh, giữa không gian xanh mát, giữa thiên nhiên trong lành và thức dậy trong muôn tiếng chim hót ríu ran là những trải nghiệm để lại ấn tượng khó quên đối với bất cứ du khách nào khi đến với nơi này.
Hai ngày cuối tuần trôi qua thật nhanh, chúng tôi tạm biệt rừng tràm để trở về với cuộc sống thường nhật và thành phố tấp nập. Hẹn gặp lại Làng nổi trong một ngày thật gần, để lại được lạc mình giữa thiên nhiên mướt xanh, hít thở bầu không khí trong lành trong một ngày cuối tuần "sống chậm".
Việt Nam từ trên cao: Những mảng màu xanh mướt nơi làng nổi Tân Lập Làng nổi Tân Lập nằm tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, cách TPHCM khoảng hơn 100km. Nơi đây sở hữu không gian xanh mát, rợp bóng rừng tràm, thu hút du khách tìm về 'trốn' nóng, trải nghiệm các hoạt động du lịch sinh thái. Theo trang thông tin Làng nổi Tân Lập, trước kia vùng là một vùng đất quanh năm...