Ghé thăm công viên quốc gia Forillon
Công viên quốc gia Forillon ở ngoại ô thành phố Gaspé nằm trên một mảnh đất mang tên ‘Land’s End’, nghĩa là ‘mũi đất cuối cùng’.
Đây là nơi dãy núi Chic-Choc gặp biển Đại Tây Dương.
Forillon được thành lập vào năm 1970 và là công viên quốc gia đầu tiên tại bang Quebec, nổi tiếng nhờ cảnh sắc tự nhiên đẹp có một không hai.
Công viên quốc gia Forillon.
Điểm đến đáng chú ý nhất ở công viên Forillon là mũi đất Gaspé, điểm tận cùng của bán đảo cùng tên. Ngôn từ khó có thể miêu tả hết vẻ đẹp lẫn sự cô đơn của mũi Gaspé, chỉ khi nào du khách đứng trên mũi đất mà hướng cái nhìn ra biển lớn mới cảm nhận hết được. Cách mũi Gaspé không xa là tảng đá Percé có hình dáng giống con tàu đang rẽ sóng. Percé nổi tiếng vì là tảng đá đứng trên biển có hình mái vòm lớn nhất thế giới. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xương của 150 loài động vật khác nhau ở trên tảng đá, và ngày nay nơi đây vẫn tràn ngập sự sống mỗi mùa đàn chim ó biển phương Bắc làm tổ đẻ trứng. Thi hào người Pháp André Breton (1896 – 1966) cảm động bởi cảnh tượng mà viết rằng tảng đá Percé là “một bài ca của niềm hy vọng, sự đổi mới và tái sinh”.
Video đang HOT
Nếu du khách muốn tìm một cao điểm để ngắm nhìn công viên Forillon thì có ba sự lựa chọn. Thứ nhất là ngọn hải đăng mũi Gaspé. Hệ thống chiếu sáng của hải đăng là hoàn toàn tự động và dựa vào pin mặt trời. Cao điểm thứ hai là tháp quan sát Mont-Saint-Alban nằm trên núi Saint Alban. Điểm đến trên cao thứ ba là di tích pháo đài Ramsay. Pháo đài được khánh thành vào năm 1942 nhằm bảo vệ Canada trước những cuộc tấn công của tàu ngầm phát xít Đức. Nhiều tàu chiến Anh cũng từng đậu tại Ramsay hồi Thế chiến thứ II. Sau khi ngắm nhìn một góc trời biển Canada trên đỉnh pháo đài, du khách hãy xuống tham quan mạng lưới đường hầm chằng chịt của công trình này. Khu vực trước pháo đài có khung cảnh tuyệt đẹp và thường xuyên đón khách du lịch đến để tổ chức picnic.
Công viên Forillon còn là điểm lặn biển được ưa thích. Làn nước Đại Tây Dương sẽ thử thách cả những người đã có kinh nghiệm lặn. Mặt khác, cảnh tượng dưới nước tại đây cũng vô cùng kỳ thú. Du khách có thể dành cả tuần chỉ để bơi theo những con cá voi, cá heo hay hải cẩu len lỏi giữa các rặng núi dưới biển. Từ tháng 10 đến tháng 12 còn có thể lặn bắt tôm hùm. Sau một ngày ngụp lặn, du khách có thể nhóm lửa trên bãi biển để nướng những con tôm hùm do chính tay mình bắt.
Bí ẩn giếng nước sâu gần 1.400 m nguy hiểm nhất thế giới
Khu vực tự nhiên giếng Jacob thuộc một công viên ở ngoại ô Austin, Texas, với hệ thống nước nằm sâu 1.372 m dưới lòng đất; đã có gần chục thợ lặn bỏ mạng khi cố gắng khám phá những bí ẩn bên trong nó.
Nơi đây trở thành một trong những địa điểm lặn hấp dẫn và nguy hiểm nhất thế giới.
Giếng Jacob là một con suối nằm ở miền Trung Texas, ngay bên ngoài thị trấn Wimberley
Thoạt nhìn, giếng Jacob là một chiếc hố sâu, tràn đầy nước , với đường kính miệng 4 m và dòng nước trong vắt, đây là nơi các thanh thiếu niên địa phương hay tụ tập để bơi lội trong mùa hè nóng bức
Giếng Jacob được phát hiện từ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, phải đến năm 2000, những người thám hiểm hang động chuyên nghiệp, với thiết bị lặn thích hợp mới bắt đầu khám phá hang động
Năm 2007, một bản đồ toàn bộ mạng lưới hang động bên dưới giếng được xác lập. Giếng sâu tới 1.372 m dưới lòng đất, có một nhánh khác có độ dài 457 m
Đây được xem là một trong những hệ thống hang động sâu nhất, rộng nhất tại Texas
Thế giới ngầm bên dưới giếng Jacob đã hấp dẫn hàng loạt thợ lặn bất chấp nguy hiểm để khám phá
Kể từ năm 1980 đến nay, đã có 8 thợ lặn bỏ mạng tại lòng giếng
Mặc dù vậy, với nhiệt độ nước và tầm nhìn lý tưởng, độ sâu và hệ thống hang động rộng lớn, giếng Jacob trở thành điểm thu hút lặn nổi tiếng.
Tại sao núi Taranaki ở New Zealand lại có ranh giới gần như hình tròn hoàn hảo, giống như được tạo ra bởi con người? Núi Taranaki, một núi lửa dạng tầng không hoạt động, có phần đáy tròn gần như hoàn hảo đã thu hút người dân địa phương cũng như du khách qua nhiều thế hệ. Núi Taranaki, thường được gọi là "ngọn núi hình nón hoàn hảo", là một ngọn núi lửa tầng - tức là một ngọn núi lửa được hình thành từ nhiều...