Ghé thăm cội nguồn nước Nhật
Takachiho là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Nhật Bản. Nhiều người dân Nhật tin rằng xứ sở mặt trời mọc khởi nguồn từ nơi này.
Hẻm núi linh thiêng
Takachiho là hẻm núi nằm ở tỉnh Miyazaki (Nhật Bản). Khu vực hẻm núi Takachiho là nơi ra đời nhiều câu chuyện thần thoại và được người Nhật tin rằng ẩn chứa sức mạnh tâm linh. Trong đó có quan niệm nước Nhật khởi phát từ Takachiho.
Theo thần thoại, cách đây hàng trăm nghìn năm, nữ thần mặt trời Amaterasu đã phái Ninigi xuống Takachiho với nhiệm vụ định hình Nhật Bản. Ninigi mang theo 3 món quà của thần thánh gồm thanh gươm Kusanagi, gương Yata và viên ngọc Yasakani. Đây là 3 báu vật Thiên hoàng Nhật sử dụng để tạo nên Nhật Bản. Chỉ có sức mạnh của thần linh mới tạo ra một khu vực bí hiểm và tuyệt mỹ như thế. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được Takachiho hình thành từ bàn tay kỳ diệu của thiên nhiên.
Takachiho hình thành thế nào?
Cách đây 120.000 năm, núi lửa Aso phun trào làm dung nham thoát ra ngoài. Nham thạch chảy xuống đồng bằng và nguội đi nhờ dòng sông xuyên hẻm núi Takachiho. Nham thạch đông cứng và tạo thành địa hình của Takachiho ngày nay.
Dù Takachiho được tạo ra bằng cách nào đi chăng nữa thì trong tâm khảm của người Nhật, đây vẫn là một vùng đất huyền bí, địa điểm du lịch được công nhận là danh thắng quốc gia. Chính phủ Nhật cấp cho nơi này danh hiệu “công trình tự nhiên cấp quốc gia”.
Có nhiều cách để tới với Takachiho. Cách đơn giản nhất là di chuyển tới ga Kumamoto, sau đó đi xe buýt khoảng 2 tiếng để tới Takachiho. Du khách có thể ngồi xe buýt khoảng 5 tiếng từ Fukuoka để tới Takachiho. Đường đi tới Takachiho băng qua rất nhiều khu vực đẹp của tỉnh Miyazaki.
Thăm ngôi làng đẹp nhất nước Nhật
Nằm cách hẻm núi Takachiho khoảng 20 km là ngôi làng Takamori. Năm 2013, nơi này từng được bầu chọn là “Ngôi làng đẹp nhất Nhật Bản”. Điểm thú vị của Takamori là nằm tựa chân núi Aso – ngọn núi lửa còn hoạt động lớn bậc nhất thế giới. Takamori cũng được cho rằng hình thành từ một vụ phun trào mạnh khiến miệng núi lửa sụp xuống tạo thành vùng đồng bằng.
Nhiều du khách lựa chọn Takamori để nghỉ chân, chuẩn bị cho hành trình tham quan miệng núi lửa Nakadake. Đường tới Takamori rất thuận tiện. Bạn có thể đi xe buýt. Nếu muốn trải nghiệm nhiều cảnh đẹp, bạn nên thuê xe tự lái để cảm cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ của vùng công viên quốc gia Aso.
Khám phá những tòa bảo tháp độc đáo của Cố đô Huế
Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ, tháp Đại Giác của chùa Huyền Không, tháp Miến Điện của chùa Thiền Lâm... là những tòa bảo tháp Phật giáo ấn tượng mà du khách phải ghé thăm ở Cố đô Huế.
1. Gắn liền với chùa Thiên Mụ, bảo tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng của xứ Huế trong nhiều thế kỷ qua. Theo sử sách, tháp được xây dựng ở phía trước chùa Thiên Mụ vào năm 1844, nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh.
Về mặt kiến trúc, tháp Phước Duyên cao 21m, gồm 7 tầng, xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt). Bên trong tháp, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bậc thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng tháp thờ 7 vị Phật khác nhau.
Nét đáng chú ý trong kiến trúc của tháp là các chi tiết trang trí bằng pháp lam - sản phẩm cao cấp phủ men màu đa sắc lên cốt kim loại - chỉ tồn tại ở Huế từ đời Minh Mạng đến đời Tự Đức. Đó là các hình ngọn lửa nơi góc đao mái mỗi tầng, và nhất là bình cam lồ bằng đồng trên đỉnh tháp.
Cửa tháp thường xuyên khóa kín. Hằng năm, tháp chỉ mở chốc lát vào dịp Tết Nguyên đán và đại lễ Phật đản, với sự túc trực của người giữ phận sự. Bởi vậy, nội thất bảo tháp vẫn là điều "bí ẩn" của hầu hết mọi người...
2. Tọa lạc tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, chùa Huyền Không được xây dựng năm 1978, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được nhiều người biết đến ở xứ Huế. Công trình ấn tượng nhất của chùa là tòa bảo tháp Đại Giác, được khánh thành năm 2015.
Ngôi bảo tháp này được mô phỏng theo mẫu ngôi đại tháp ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo ở Ấn Độ, với kích cỡ thu nhỏ. Công trình gồm 5 đỉnh tháp chụm vào nhau, trong đó tháp chính nằm ở trung tâm cao 37 mét, bốn tháp phụ xung quanh cao khoảng 24 mét.
Thiết kế của tháp thể hiện một phần vũ trụ quan của Phật giáo với Núi Tu-di (Sineru) ở trung tâm và tứ đại châu (Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu hóa châu, Nam Thiện bộ châu và Tây Ngưu hóa châu) ở bốn hướng.
Không gian trong tháp bố trí thành 6 tầng. Hai tầng cao nhất để tôn trí xá-lợi của Đức Phật, xá-lợi chư Thánh Tăng và tượng Phật; ba tầng tiếp theo dùng làm nơi tàng trữ tài liệu nghiên cứu Phật học, nơi hành thiền và trưng bày các món quà lưu niệm; tầng thấp nhất là phòng Khánh tiết...
3. Tọa lạc trên đồi Quảng Tế, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Thiền Lâm được thiền sư Hộ Nhẫn lập ra năm 1960, là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của Huế. Điểm nhấn của chùa là ngôi bảo tháp mang phong cách Miến Điện đặc sắc.
Tòa tháp có màu trắng, đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát. Từng đường nét kiến trúc được tạo hình tinh xảo, toát lên sắc màu nghệ thuật Phật giáo Nam Tông.
Tháp được chia làm hai tầng. Tầng dưới là chính điện, nơi đặt tượng Phật Thích Ca cùng bức tượng được tạo tác sống động như người thật của thiền sư Hộ Nhẫn - người sáng lập chùa. Tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.
Nhìn từ xa, bảo tháp của chùa Thiền Lâm nổi bật giữa núi đồi của Cố đô Huế...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel
10 địa điểm Ulsan nên ghé thăm khi đến Hàn Quốc Nếu đến Ulsan, nhất định bạn phải ghé thăm 10 địa điểm tuyệt đẹp dưới đây. Nói đến Ulsan, người ta thường nghĩ đến một thành phố công nghiệp với các nhà máy ô tô, đóng tàu mà ít biết rằng nơi đây còn là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn ở Hàn Quốc. Nếu đến Ulsan, nhất định bạn phải ghé...