Ghé thăm chùa Tây Tạng Bình Dương chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và vãn cảnh thanh tịnh
Chùa Tây Tạng Bình Dương không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, mà còn thu hút du khách với kiến trúc đẹp và nhiều kỷ lục.
Với những kinh nghiệm khám phá chùa Tây Tạng tại Bình Dương dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi trọn vẹn nhất tại ngôi chùa nổi tiếng này.
Địa chỉ chùa Tây Tạng ở đâu Bình Dương?
Chùa Tây Tạng có địa chỉ ở số 46B Thích Quảng Đức, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Mật Tông Tây Tạng, ấn tượng với bức tượng Bồ Đề Đạt Ma được làm từ tóc của hàng nghìn phật tử. Chùa có không gian rộng lớn và được trồng nhiều cây cổ thụ mang tới không khí trong lành. Cùng với kiến trúc độc đáo chùa Tây Tạng Bình Dương trở thành điểm đến thu hút du khách thập phương vào dịp lễ Tết chiêm bái và vãn cảnh thanh tịnh.
Chùa Tây Tạng có khuôn viên rộng rãi nhiều cây xanh
Cách di chuyển tới chùa Tây Tạng Bình Dương
Kinh nghiệm đi chùa Tây Tạng, để tới được đây trước hết bạn cần tới được trung tâm tỉnh Bình Dương bằng các loại phương tiện gồm: Xe khách, xe máy hoặc ô tô tự lái. Sau đó di chuyển theo hướng Tây Nam tới TL750/ĐT750/Tỉnh lộ 750/đường tỉnh 750 theo hướng ĐT240. Đi thẳng theo tuyến đường 30/4 tới màn Hồng Nhung -> rẽ phải vào hướng đi Bình Dương/QL13. Tiếp tục đi thêm 21km -> rẽ phải tại cửa hàng Năm Quốc -> Thích Quảng Đức -> tới chùa Tây Tạng Bình Dương.
Tổng quãng đường từ Bình Dương tới chùa Tây Tạng khoảng 48km. Thời gian di chuyển bằng xe máy khoảng 1h10p. Nếu như không thông thuộc đường đi bạn có thể tra cứu google maps hoặc đi taxi.
Cách di chuyển tới chùa Tây Tạng
Tìm hiểu lịch sử chùa Tây Tạng Bình Dương
Chùa Tây Tạng Thủ Dầu Một được xây dựng vào năm 1928, do Thiền sư Minh Tịnh khởi công. Ngôi chùa này từng có tên gọi là Bửu Hương nằm trong phái Bắc tông. Ban đầu chỉ là am nhỏ thờ Phật và để các thiền sư tu luyện. Tới năm 1937 chùa được thiền sư Minh Tịnh đổi thành chùa Tây Tạng Tự.
Ngôi chùa nổi tiếng ở Bình Dương này từng trải qua các đời trụ trì như:
- Minh Tịnh thiền sư là người khai sơn ra ngôi chùa Tây Tạng.
- Hòa thượng Thích Tịch Chiếu là đời trụ trì thứ hai.
- Hòa thượng Thích Chơn Hạnh hiện tại đang là trụ trì đương nhiệm.
Chùa Tây Tạng từng trải qua ba đời trụ trì
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Tây Tạng
Video đang HOT
Chùa Tây Tạng Bình Dương có gì? Ban đầu chùa Tây Tạng có kiến trúc thiết kế giống như những ngôi chùa ở đất nước Tây Tạng. Khu vực chánh điện của chùa có thiết kế hình khối vuông và giữa là ngôi tháp cùng những tứ giác cao khoảng 15m. Tầng thượng là nóc chùa, tại đây có thờ năm vị Phật thuộc giáo Tây Tạng. Đặc biệt là tượng ngũ trí Như Lai có hình dáng giống Mandala của Phật giáo Mật tông.
Kiến trúc độc đáo của chùa Tây Tạng
Khi di chuyển vào sâu bên trong chánh điện của chùa Tây Tạng Bình Dương là nơi thờ phượng. Giữa điện thờ Phật Thích Ca ở tư thế ngồi thiền cao khoảng 2,3m và xung quanh là thờ chư Phật, Bồ tát. Chùa Tây Tạng có kiến trúc độc đáo và khác hẳn so với những ngôi chùa ở nước ta. Đó cũng là lý do vì sao ngôi chùa này thu hút du khách tham quan hiện nay.
Chiêm ngưỡng chùa Tây Tạng từ trên cao
Ngôi chùa có tượng làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam
Nét độc đáo của ngôi chùa Tây Tạng đó chính là sở hữu bức tượng Bồ Đề Đạt Ma được làm bằng tóc lớn nhất ở nước ta và được ghi vào sách kỷ lục guinness. Điểm nổi bật của bức tượng này đó là mô tả được thần thái của Bồ Đề Đạt Ma và những chi tiết chân thật nhất. Sơ tổ thiền tông Bồ Đề Đạt Ma trong tư thế gánh đòn trên vai, một bên là túi càn khôn và một bên là hòm kinh Lăng Già. Nổi bật nhất là chiếc nón lá trên đôi gánh đặc trưng văn hóa Việt Nam.
Ngôi chùa có tượng Phật làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam
Chi tiết nổi bật nhất của tượng Bồ Đề Đạt Ma là gồm ba phần được thiết kế rời nhau và gắn bằng keo dán. Phần khung của tượng làm bằng sắt và chất liệu chủ yếu từ tóc của Phật tử. Bức tượng bằng tóc này cao 2,38m và chó chiều ngang 1,74m.
Khuôn viên bên trong chùa Tây Tạng
Tham quan chùa Tây Tạng Bình Dương, bên cạnh chiêm ngưỡng bức tượng làm bằng tóc, bạn còn được lắng nghe nhiều câu chuyện xoay quanh chùa. Đặc biệt là quá trình nhà sư Minh Tịnh khi còn ở Ấn Độ, Tây Tạng và trở về Việt Nam cho xây dựng ngôi chùa nổi tiếng này. Toàn bộ hành trình chiêm bái Tây Tạng của nhà sư Minh Tịnh được lưu lại trong cuốn nhật ký và được lưu giữ trong chùa.
Tượng Phật bên trong chùa Tây Tạng
Ghé thăm chùa Tây Tạng vào dịp lễ Tết du khách sẽ được vãn cảnh và tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Vào buổi tối của ngày 8/1 Âm lịch, chùa tổ chức làm lễ cầu bình an và sao giải hạn thu hút đông đảo du khách thập phương.
Ngôi chùa thu hút du khách tới chiêm bái
Những lưu ý khi tham quan chùa Tây Tạng
Ghé thăm chùa Tây Tạng ở Bình Dương bạn cũng nên nắm rõ một số lưu ý dưới đây:
- Nên ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan, vãn cảnh chùa Tây Tạng.
- Không được ngắt hoa, bẻ cành hoặc chạm vào tượng Phật trong chùa.
- Tránh cười đùa, nói chuyện to khu vực bên trong chùa.
- Có thể đặt lễ ở khu vực gần cổng chùa vào dịp lễ Tết.
- Nếu muốn tìm hiểu thêm về ngôi chùa Tây Tạng, bạn có thể gặp gỡ nhà sư vào các dịp tiếp Phật tử.
- Có thể kết hợp tham quan chùa Hội Khánh nổi tiếng ở Bình Dương với bức tượng Phật nằm khổng lồ.
Chùa Tây Tạng Bình Dương sở hữu kiến trúc đẹp và không gian thanh tịnh, là điểm đến lý tưởng để thư giãn tâm hồn cũng như chiêm bái Phật. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến tham quan trọn vẹn nhất.
Tham quan chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của người Hoa
Nếu bạn đang có dự định ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu khi có dịp tới Cà Mau thì hãy cùng "bỏ túi" những kinh nghiệm hữu ích dưới đây nhé.
Chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng và thu hút du khách với kiến trúc độc đáo.
Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu Cà Mau?
Chùa Bà Thiên Hậu có địa chỉ tại số 68, đường Lê Lợi, Phường 2, Thành phố Cà Mau. Từ lâu ngôi chùa này đã trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích mỗi khi có dịp ghé thăm Cà Mau. Miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng tại nhiều địa điểm khác nhau ở Cà Mau. Trong đó, nổi tiếng và thu hút du khách tham quan nhất phải kể tới Miếu Bà ở Phường 2, thành phố Cà Mau.
Chùa Bà Thiên Hậu là điểm đến thu hút du khách ở Cà Mau
Chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau được xây dựng từ năm 1903 do chính những người Hoa sinh sống tại đây. Trước đây, ngôi chùa này vốn là khu vực đất hoang sơ sau đó được người Hoa, Kinh và Khmer khai phá, xây dựng có kiến trúc như ngày nay. Nếu có dịp tới vùng đất mũi Cà Mau bạn hãy một lần ghé thăm ngôi chùa nổi tiếng này để cùng chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và nét văn hóa đặc sắc của người Hoa.
Chùa Bà Thiên Hậu do người Hoa sinh sống tại Cà Mau xây dựng
Cách di chuyển tới chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau
Kinh nghiệm tham quan chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau để tới được ngôi chùa này, trước hết bạn cần đi máy bay, xe khách hoặc xe máy tới Cà Mau. Từ chợ Cà Mau bạn đi theo hướng Tây Nam -> đường Lý Bôn -> rẽ phải vào đường Bùi Thị Xuân -> rẽ trái đường Phan Đình Phùng và đi thẳng khoảng 650m. Tới cuối đường rẽ trái vào Lê Lợi và tiếp tục đi thẳng khoảng 200m sẽ tới được miếu Bà Thiên Hậu Cà Mau. Còn nếu không thông thạo về đường xá đi lại bạn có thể thuê taxi để được đi tới thẳng chùa Bà Thiên Hậu.
Cách di chuyển tới chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau
Tìm hiểu về truyền thuyết về Bà Thiên Hậu
Trước khi tham quan chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu về Bà Thiên Hậu và đạo bà của người Trung Hoa. Bà Thiên Hậu tên là Lâm Mật Nương sinh ngày 23/3, cũng có tài liệu ghi chép rằng bà tên là Mã Châu. Bà là người đã tìm ra công thức nấu thạch và ép dầu ăn từ mè giúp người dân thoát cảnh nạn đói. Từ khi còn rất nhỏ bà đã thông thạo bốc thuốc chữa bệnh cho dân nghèo. Ngoài ra, bà cũng rất thông thuộc về thiên văn nên được dân đánh thuyền tôn sùng. Bà qua đời vào năm 988. Người dân Phúc Kiến lập đền thờ tôn thờ Bà Thiên Hậu và được suy tôn thành Thiên Thượng Thánh Mẫu.
Truyền thuyết về Bà Thiên Hậu được nhiều du khách quan tâm
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau
Chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau có gì? Tham quan ngôi chùa nổi tiếng ở Cà Mau này du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc Phật Giáo Trung Hoa đặc trưng. Cụ thể, miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng với kiến trúc Trung Hoa và hoàn toàn khác so với các ngôi chùa tại Việt Nam. Chùa Bà Thiên Hậu được chia thành hai cột thẳng đứng và được chạm khắc bằng chữ Trung Hoa cùng chi tiết rồng phượng uy nghiêm.
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau
Khu vực bên trong chùa đặt tượng bà ở giữa điện. Phía xung quanh đền thờ là bức đại tự nhằm tôn vinh những công lao của bà. Cột điện thờ là các bức tranh về Võ Tòng đả hổ, Tây du ký, lưỡng long tranh châu... Các gian thờ của chùa được trang trí với đèn lồng, câu đối của người Trung Hoa.
Miếu Bà Thiên Hậu địa điểm tâm linh tại Cà Mau
Chùa Bà Thiên Hậu thu hút du khách chiêm bái vào dịp lễ Tết
Ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau vào dịp 23/3 Âm Lịch hàng năm du khách sẽ được tìm hiểu các hoạt động văn hóa đặc sắc của người Trung Hoa. Lễ vía Bà Thiên Hậu thu hút đông đảo du khách tham quan, cúng viếng. Lễ vía bà với nhiều hoạt động nổi bật như cúng tế, thay xiêm y mới và tắm tượng. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động cúng bái, cầu tài, cầu lộc được được diễn ra trong lễ vía bà.
Lễ hội vía Bà thiên Hậu thu hút du khách thập phương
Những lưu ý khi tham quan chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau
Dưới đây là một số lưu ý bạn cũng nên nắm rõ khi tham quan miếu Bà Thiên Hậu tại Cà Mau:
- Ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi tham quan.
- Không được tự ý leo trèo, chụp ảnh trong khuôn viên của chùa tại các khu vực có quy định cấm.
- Mua đồ cúng gồm hương hoa, lễ vật tại cổng chùa. Hoặc có thể nhờ người bán hàng sắp lễ sẵn.
- Vào ngày rằm, lễ Tết chùa Bà Thiên Hậu thu hút đông đảo du khách thập phương vì vậy bạn nên bảo quản tư trang cẩn thận.
- Ở nước ta cũng có nhiều miếu, chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng tại Sài Gòn, Bình Thuận...
- Có thể kết hợp ghé thăm chùa các ngôi chùa nổi tiếng khác tại Cà Mau như: Chùa Thiền Lâm, chùa Từ Quang, chùa Kim Sơn, Quan Âm Cổ Tự...
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến tham quan chùa Bà Thiên Hậu Cà Mau được trọn vẹn và hiểu rõ hơn về ngôi chùa nổi tiếng này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm: Kinh nghiệm du lịch Cà Mau để có thêm những thông tin hữu ích khác cho chuyến đi sắp tới.
Không chỉ Paris, đây cũng là những điểm đến lãng mạn nhất nước Pháp Nước Pháp được tôn vinh là quốc gia lãng mạn nhất thế giới với điểm đến nổi bật là Paris. Nhưng không chỉ có thủ đô Paris mà những thành phố, thị trấn dưới đây cũng quyến rũ hàng triệu du khách bởi sự lãng mạn của các kiến trúc độc đáo và ẩm thực tinh tế. Thị trấn Annecy: Sự lãng mạn...