‘Ghẻ lạnh con gái thì lấy vợ làm gì’
Dù có đến 100 loại văn hoá cổ hủ nào đó xúc phạm con gái mình, thì dù chỉ có một mình, ta cũng phải đứng lên loại bỏ cái văn hoá ấy.
Con mình đã sinh ra dù như thế nào cũng phải yêu thương và bảo vệ con – Ảnh: dallaschildblog
Nhiều bé gái ra đời thay vì được chào đón trong sự vui mừng, hạnh phúc thì lại chịu đựng sự bực dọc, thất vọng từ người lớn chỉ vì giới tính nữ. Là mẹ của hai cô con gái, bà của một cậu cháu trai, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên trường đại học Ngoại thương Hà Nội hết sức phản đối tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong suy nghĩ của nhiều người Việt. Dưới đây là chia sẻ của chị:
Ngày nghỉ, đi ăn cùng một nhóm bạn. Bàn bên cạnh có một chàng U40. Mọi người hỏi thăm bà xã chàng, hóa ra vợ chàng sắp sinh đứa con gái thứ hai. Qua câu chuyện, được biết chàng là người thành đạt, vui vẻ, xuất thân từ gia đình trí thức, vợ cũng môn đăng hộ đối, có vẻ khá hạnh phúc. Thế nhưng chàng bảo đang lo ngại làm sao thuyết phục được bố mẹ chấp nhận việc bé thứ hai cũng là con gái. Mình bảo có gì mà khó, sự thực là như thế và nếu ông bà không thích nhận cháu thì ông bà thiệt, chả ai muốn mất cháu nên không cần lo. Chàng thanh minh ông bà quý cháu nhưng văn hoá nó thế nên bản thân chàng cũng thấy sao sao ấy.
Mình nghĩ đến người phụ nữ đang mang bầu tháng thứ 7, khi toàn thân chỉ còn là một khối đau nhức, chân sưng phù lên, đi lại khó khăn, đi tiểu 15 phút/lần, ăn uống khổ sở, không đêm nào ngủ trọn giấc vì nằm tư thế nào cũng khó chịu và con đạp liên tục. Khoa học đã chứng minh, sự đau đớn khi sinh ngang bằng với gãy cùng một lúc 20 cái xương sườn. Đã có nam giới nào từng nếm trải cảm giác ấy chưa? Có dám để người khác bẻ thử hai cái xương sườn xem cảm giác ra sao không? Chị chịu đựng tất cả, kể cả hy sinh sự nghiệp riêng của mình để sinh con cho chồng vui, chị sẽ nghĩ thế nào khi biết đứa bé mình mang nặng đẻ đau ấy không được hoan nghênh chỉ vì nó không có giới tính mà họ mong muốn, điều mà không ai làm gì để thay đổi được? Mình nghĩ đến đứa trẻ chưa từng làm đơn để được sinh ra, sắp bị đẩy vào cái trần gian bể khổ này chỉ vì bố mẹ nó muốn có thêm con cho vui cửa vui nhà. Nếu bé biết sự ra đời của mình lại không được những người thân nhất trong đời chào đón, liệu bé có muốn ra đời không? Hai người phụ nữ ấy xứng đáng được chăm sóc, nâng niu và được biết ơn vì sự hy sinh của mình, chứ sao lại bị ghẻ lạnh khi không hề có lỗi?
Vì sao những người bố, đáng ra phải là điểm tựa cho vợ con, thay vì chào đón và che chở cho sinh linh chính mình đẩy vào đời lại buồn khổ vì những suy nghĩ lẩn thẩn của người khác? Vì sao những bậc ông bà sắp đi khỏi cõi đời này không vui mừng nhìn một sinh linh bé bỏng tiếp nối cho sự tồn tại của gia tộc mà lại bận bịu vì những suy nghĩ của những người chết từ lâu rồi như Khổng Tử? Đáng ra chỉ có chút ý nghĩ so đo như vậy cũng đáng xấu hổ rồi chứ còn phàn nàn nữa thì quá tệ.
Video đang HOT
Chàng bảo: “Văn hoá nó thế, biết làm thế nào được?” Mình bảo: “Thế thì nhổ vào cái văn hoá đó”. Là người có học, chúng ta phải hiểu chỉ có con người là đáng trân trọng nhất trong cuộc đời này. Là bố mẹ, chúng ta phải hết lòng bảo vệ con mình. Dù có đến 100 loại văn hoá cổ hủ nào đó xúc phạm con mình, thì dù chỉ có một mình, ta cũng phải đứng lên loại bỏ cái văn hoá ấy. Ta phải hiểu, văn hoá là những gì do con người tạo ra thì con người cũng phải sửa được, chưa kể thực ra văn hoá hoàn toàn khách quan, xấu tốt là do người dùng nó. Văn hoá chỉ là cách sống, cách ứng xử do con người tạo ra để đối phó với môi trường sống, khi môi trường sống thay đổi thì tất yếu văn hoá cũng phải thay đổi. Cái gì phù hợp với cuộc sống là văn hoá, nó sẽ trường tồn. Cái gì đi ngược lại cuộc sống là hủ tục, cần loại bỏ nó. Ai cũng có thể sai lầm, kể cả bố mẹ ta. Khi còn nhỏ, bố mẹ đã dạy ta những điều hay lẽ phải đầu tiên; bây giờ khi các cụ già yếu, không theo kịp thời cuộc, trách nhiệm của ta là giải thích lại cho các cụ. Và nếu không thay đổi được các cụ thì ta vẫn phải trung thành với lẽ phải và bảo vệ vợ con mới đáng mặt đàn ông chứ?
Nếu không thì lấy vợ, sinh con để làm gì?
Theo VNE
Con dâu bị ghẻ lạnh sau khi giúp mẹ chồng đánh ghen
Tưởng rằng giúp mẹ chồng đánh ghen, chị sẽ lấy lòng được bà, nào ngờ, đây chính là nguyên nhân khiến gia đình chị tan nát.
Biết mẹ chồng không ưa, Lan tìm mọi cách lấy lòng mẹ (Ảnh minh họa).
Bị gia đình người yêu phản đối vì cho rằng không môn đăng hậu đối, chị Lan đã phải dùng đến "khổ nhục kế" có bầu trước để được làm đám cưới. Ngày hai gia đình gặp mặt nhau để bàn bạc về lễ rước dâu, mẹ chú rể vẫn còn cau có, giận giữ vì cho rằng con mình bị lừa. Nhà chồng chị Lan thuộc hàng giàu có và tiếng tăm trong tỉnh, vì vậy đám cưới được tổ chức rất long trọng, tưng bừng.
Chị Lan và chồng cứ ngỡ rằng chỉ cần được cưới nhau, trở thành vợ chồng là mọi chuyện sẽ ổn thỏa, nhưng hóa ra lại không dễ dàng đến thế. Ngay ngày đầu tiên bước chân về làm dâu, chị đã phải chịu sự đối xử khinh miệt, rẻ rúng và ghẻ lạnh của mẹ chồng.
Dù chị Lan cố gắng tỏ ra là một cô con dâu hiền thảo, nhưng không hành động nào của chị là vừa ý mẹ chồng. Bà luôn lấy cớ để bắt nẹt và chửi mắng chị dù chị chỉ phạm một lỗi lầm rất nhỏ. Mặc dù chị được làm dâu trong gia đình giàu có nhưng chị Lan luôn phải chịu ấm ức, phải nuốt nước mắt vào trong để sống.
Cũng trong thời gian làm dâu ở đây, chị Lan phát hiện ra đằng sau vỏ bọc của một gia đình sung túc, đủ đầy, những thành viên trong gia đình không hề được hạnh phúc. Mẹ chồng chị quá yêu thích quyền lực, lúc nào cũng ra sức áp đảo bố chồng, thêm nữa, bà còn quá coi trọng công việc làm ăn, đến nỗi không còn thời gian dành cho gia đình.
Lan tích cực giúp mẹ chồng đánh ghen (Ảnh minh họa).
Ở nhà chồng, bố chồng chị Lan bị coi như một kẻ bất tài vô dụng, luôn bị vợ coi khinh. Bởi vậy, bố chồng của chị sinh ra chán nản và có bồ nhí ở ngoài. Mẹ chồng vì quá tham công tiếc việc nên bà đã vô tình không nhận ra điều này. Nhưng những việc làm của bố chồng không thể nào qua được ánh mắt của chị.
Nghĩ đây là một cơ hội tốt để lấy lòng mẹ chồng, chị Lan liền ngấm ngầm thuê người theo dõi bố chồng và chụp ảnh làm bằng chứng. Sau khi đã nắm được những địa điểm quen thuộc mà ông và cô bồ hay lui tới để "tâm sự", chị Lan đã thông báo với mẹ chồng hòng "lập công".
Biết tin, mẹ chồng chị hết sức giận giữ, rủ con dâu cùng tới "bắt quả tang" và đánh ghen cô bồ nhí của bố chồng. Hôm ấy, bố chồng chị đã bị một phen bẽ mặt trước đám đông. Không dừng lại ở đó, mẹ chồng chị còn đi rêu rao khắp họ hàng chuyện chồng ngoại tình.
Những tưởng giúp mẹ chồng đánh ghen, Lan sẽ được yêu quý, nào ngờ, cô nhận lại trái đắng... (Ảnh minh họa).
Quá hổ thẹn và nhục nhã, bố chồng chị đã quyết định ly hôn và rời khỏi căn nhà chung mặc cho mẹ chồng chị ra sức níu kéo. Đến lúc này, mẹ chồng chị có hối hận thì cũng đã muộn.
Đau buồn vì bị chồng ruồng bỏ, mẹ chồng chị Lan không biết trút giận lên ai ngoài con dâu. Bà cho rằng, chị chính là nguyên cớ của mọi việc. Vì chị mà gia đình bà tan nát, chồng bà bỏ đi. Từ đó, mối quan hệ giữa chị Lan và mẹ chồng càng căng thẳng hơn.
Chồng chị nghe theo lời mẹ mà đổ mọi tội lỗi lên đầu chị. Mang thai sắp đến ngày đẻ, chị bị cả mẹ chồng lẫn chồng "gửi trả" về nhà mẹ đẻ để "dạy dỗ lại". Chị Lan biết mình đã quá dại dột khi xen vào chuyện của bố mẹ chồng để rồi giờ đây phải chịu sự ghẻ lạnh, căm ghét của họ. Nhưng mọi sự đến giờ đã là quá muộn.
Theo blogtamsu
Con muốn được là chính mình Con mong bố mẹ hãy hiểu và chấp nhận con. Nếu bố mẹ không thể chấp nhận thì con chỉ còn một con đường. Đó là con sẽ vẫn là chính mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên mà con làm là vươn vai, ra khỏi giường và ngắm nhìn cánh đồng xanh mát bát ngát trước mặt. May mắn là...