Ghế giữa trên máy bay và ‘luật ngầm’ ai cũng cần biết
Khi đi máy bay, hầu hết hành khách không muốn ngồi vào vị trí ghế giữa ngoại trừ các gia đình, bạn bè đi theo nhóm bởi nó vô cùng bất tiện.
Ghế máy bay hạng phổ thông thường khá nhỏ và không ai muốn bị ngồi kẹt giữa hai người khác, thậm chí đôi khi chỗ để tay cũng không có vì bị 2 người bên cạnh chiếm mất.
Mọi người thường bỏ qua ghế giữa khi chọn chỗ đặt vé máy bay.
Ngồi ở ghế giữa, bạn vừa khó nhìn ngắm hay chụp ảnh khung cảnh bầu trời ngoài cửa sổ. Nhiều người đã rơi và tình huống khó xử khi cố nhìn ngắm đường chân trời bởi khiến hành khách ngồi cạnh cửa sổ có cảm giác bạn đang nhìn chằm chằm họ.
Vị trí ở giữa còn bị kẹt bởi hành khách ngồi ghế cạnh lối đi khiến bạn bị hạn chế việc đi vệ sinh, khi đứng lên cất đồ trên khoang hành lý ở trên đầu.
Mới đây trang New Zealand Herald nêu ra một số quy tắc ngầm cho người ngồi ghế giữa trên máy bay, mọi người nên chú ý để có một hành trình vui vẻ.
Một là người ngồi ghế giữa được sử dụng cả hai tay vịn và để mọi người cùng nhận thức được điều này, các hãng cần in thông báo trên cửa, hoặc đưa vào video hướng dẫn an toàn bay.
Video đang HOT
Hai là dù bất tiện và chật chội nhưng người ngồi ghế giữa không nên để chân sang không gian của hai ghế ngồi cạnh, hãy tôn trọng ranh giới vô hình, từ tay vịn đến thảm lót sàn.
Người ngồi ghế giữa nên ngủ thẳng trên lưng ghế của chính mình. (Ảnh minh họa)
Người ngồi ghế giữa nên ngủ thẳng trên lưng ghế của chính mình. Việc dựa vào người lạ để gối đầu mà không có sự cho phép của họ sẽ là rất mất lịch sự và kỳ quặc.
Nếu bạn đi hai người, một trong hai phải ngồi ghế giữa chứ không thể chiếm vị trí cạnh cửa sổ và vị trí ghế ngoài cùng để người lạ ngồi giữa. Khi hai bạn liên tục trao đổi, trò chuyện với nhau sẽ gây khó chịu và bất tiện cho người ngồi giữa.
Nếu có thể, người ngồi ghế giữa, thậm chí cả người ngồi cạnh cửa sổ hãy sử dụng nhà vệ sinh cùng thời gian với người ngồi ngoài cùng. Điều này có nghĩa là khi người ngồi ngoài cùng đi toilet, bạn cũng nên đứng dậy đi và chờ tới lượt. Bằng cách này, bạn sẽ không làm phiền họ hoặc đánh thức họ khi đang say giấc chỉ để đi nhờ qua.
'Lâu đài trên bầu trời' - máy bay lớn nhất thế giới sắp ra mắt
Chiếc máy bay lớn nhất thế giới với chiều dài 108,51 m, cao 24,08 m, sải cánh 79,55 m dự kiến được đưa vào vận hành sau 4 năm nữa.
Chiếc máy bay khổng lồ này có tên gọi WindRunner, được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado - Mỹ.
Với chiều dài 108,51 m, WindRunner dài hơn 32,31 m so với chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới Boeing 747-8.
Với khả năng chuyên chở tiềm năng khoảng 80 tấn, khoang của nó cũng có thể chứa được gấp 12 lần so với máy bay trước đây.
Được thiết kế bởi công ty năng lượng Radia có trụ sở tại bang Colorado - Mỹ, máy bay khổng lồ WindRunner với chiều dài 108,51 m, cao 24,08 m, sải cánh 79,55 m. Ảnh: Radia
WindRunner được thiết kế để chở những tua-bin gió khổng lồ không thể vận chuyển được bằng các phương tiện trên mặt đất. Ảnh: Radia
Để máy bay khổng lồ này hạ cánh được, cần xây dựng một đường băng dài 1.829 m.
WindRunner được thiết kế với mục đích chuyên chở các cánh tua-bin gió có chiều dài từ 45,72-91,44 m và có thể nặng 35 tấn.
"WindRunner có thể cách mạng hóa năng lượng tái tạo bằng cách vận chuyển các tua-bin gió khổng lồ đến các trang trại gió khác nhau" - đại diện công ty năng lượng Radia nói với tờ Wall Street Journal.
Thực tế, các cánh tua-bin gió khổng lồ từ trước tới nay chỉ có thể được vận chuyển ra nước ngoài bằng các loại tàu biển chuyên dụng, điều này hạn chế việc sử dụng chúng trên đất liền.
"Các tua-bin gió lớn nhất hiện nay và những tua-bin lớn hơn nữa trong tương lai không thể được vận chuyển đến các trang trại gió chính trên đất liền thông qua cơ sở hạ tầng mặt đất" - Công ty Radia cho biết thêm - "Điều này tạo động lực và cảm hứng cho chúng tôi tạo ra chiếc máy bay lớn nhất thế giới".
WindRunner dài hơn 32,31 m so với chiếc máy bay chở khách dài nhất thế giới Boeing 747-8. Ảnh: Radia
WindRunner có thể trở thành hiện thực sau 4 năm nữa. Ảnh: Radia
Nhà khoa học tên lửa Mark Lundstrom và các cộng sự tại Radia đã dành 7 năm qua để hoàn thiện thiết kế máy bay WindRunner. Sau khi giữ bí mật về WindRunner trong nhiều năm, Radia tuyên bố "lâu đài trên bầu trời" sẽ thành hiện thực chỉ sau 4 năm nữa.
Cùng với việc cách mạng hóa lĩnh vực năng lượng gió, ông Lundstrom cũng tin rằng khả năng "siêu vận chuyển" của WindRunner có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả vận chuyển máy móc quân sự cỡ lớn.
Bên trong chiếc máy bay tư nhân lớn nhất thế giới được ví như 'biệt thự trên bầu trời' Không chỉ có thiết kế bên ngoài hoành tráng, nội thất bên trong của chiếc máy bay tư nhân lớn nhất thế giới được nhận xét xa hoa như một 'cung điện trên bầu trời'. Máy bay Boeing 747-8i trị giá hàng trăm triệu USD được coi là một biểu tượng địa vị chỉ dành cho các chính phủ và số ít giới...