Ghana: Người đàn ông tự cắt “của quý” trong giấc ngủ vì… nằm mơ
Một người đàn ông đến từ Ghana đã tự cắt “của quý” trong giấc ngủ của mình vì nằm mơ bản thân đang… thái thịt. Sự việc gây sửng sốt và được nhiều tờ tin tức quốc tế đề cập.
Anh Kofi chỉ nhớ lơ mơ rằng trong lúc ngủ gật, dường như anh đã mơ về việc mình đang… thái thịt (Ảnh: Daily Mail).
Người đàn ông trong sự việc này có tên Kofi Atta (47 tuổi), anh Kofi đã có gia đình. Hiện tại, Kofi Atta sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình với các đơn vị truyền thông tìm đến anh để phỏng vấn. Kofi đã gặp phải một sự việc đáng sợ do chính mình gây ra vào ngày 12/8 vừa qua.
Kofi cho biết rằng thoạt tiên, anh rơi vào trạng thái ngủ gật khi đang ngồi trên một chiếc ghế. Khi anh thức dậy thì đã thấy “của quý” bị thương nặng. Anh chỉ nhớ lơ mơ rằng trong lúc ngủ gật, dường như anh đã mơ về việc mình đang… thái thịt.
Ngay khi tỉnh dậy và phát hiện sự việc đáng sợ vừa xảy ra với bản thân, Kofi đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Hiện tại, tình trạng của anh đã ổn định, không gặp nguy hiểm tới tính mạng, dù vậy, việc sức khỏe và đời sống riêng tư của anh về lâu dài có bị ảnh hưởng gì không là điều mà Kofi chưa tiết lộ.
Anh Kofi Atta là một nông dân sống tại Ghana. Về sự việc đáng sợ vừa xảy ra với bản thân, Kofi cho biết chính anh cũng không hiểu nổi mọi việc thực sự đã diễn ra như thế nào, anh chỉ thức dậy vì cảm thấy đau đớn, anh rất bàng hoàng khi thức dậy và thấy bản thân đang bị thương .
Chia sẻ với giới truyền thông, Kofi nói: “Tôi không hiểu nổi mình cầm dao bằng cách nào khi đang trong lúc ngủ gật, tôi thực sự bàng hoàng và bối rối. Tôi ngồi trên ghế rồi ngủ gật một lúc, hơi mơ màng và nhớ là mình có mơ tới cảnh thái thịt”.
Ngay khi tỉnh dậy, anh Kofi la lớn để cầu cứu sự giúp đỡ, hai người hàng xóm chạy sang và giúp đưa anh tới bệnh viện. Tình trạng của anh Kofi nhanh chóng được kiểm soát sau khi anh được cấp cứu tại bệnh viện, dù vậy, các bác sĩ cho biết anh sẽ cần trải qua phẫu thuật bởi những hệ lụy mà vết thương để lại là khá nặng nề.
Anh Kofi tâm sự rằng tiềm lực kinh tế của anh không lớn và không biết liệu anh có đủ khả năng trải qua loạt ca phẫu thuật hay không.
Các bác sĩ cho rằng anh Kofi có thể đã bị mắc chứng rối loạn giấc ngủ gây nên những hành vi bất thường trong lúc ngủ. Người mắc phải chứng bệnh này có thể sẽ thức dậy trong lúc ngủ và làm những việc bất thường không hề mong muốn dù lúc đó vẫn còn… đang ngủ.
Những hành động mà người mắc phải chứng bệnh này thực hiện trong lúc ngủ có thể rất đa dạng, từ việc nói nhảm, chuyển động cơ thể, cho tới việc đi lại, hay thậm chí là thực hiện một số công việc chân tay.
Twitter đình chỉ tài khoản của 7 đại sứ quán Serbia
Mạng xã hội Twitter đã đình chỉ tài khoản của đại sứ quán Serbia tại 7 nước và một lãnh sự quán Serbia ở Mỹ.
Theo đài RT (Nga), Bộ Ngoại giao Serbia cho biết thông tin trên ngày 22/8. Serbia đã yêu cầu Twitter bỏ chặn các tài khoản này, cho rằng động thái kiểm duyệt như vậy đối với một nền dân chủ châu Âu đề cao quyền tự do ngôn luận là không thể chấp nhận được.
Các đại sứ quán ở Armenia, Ghana, Iran, Indonesia, Kuwait, Nigeria và Zimbabwe đã bị đình chỉ tài khoản Twitter vào ngày 18/8. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với tài khoản Twitter của lãnh sự quán Serbia ở Chicago, bang Illinois, Mỹ.
Theo Bộ Ngoại giao Serbia, các tài khoản trên bị đình chỉ mà không có bất kỳ lời giải thích nào hoặc thông báo trước về việc có khả năng các tài khoản này vi phạm quy tắc của Twitter.
Bộ Ngoại giao Serbia nói: "Không bàn tới các chính sách kinh doanh của Twitter, chúng tôi lưu ý rằng việc kiểm duyệt các cơ quan ngoại giao của một quốc gia dân chủ không bị trừng phạt, theo bất kỳ cách nào là không thể chấp nhận được. Serbia là một quốc gia cam kết chiến lược trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Các tiêu chuẩn chính trị và dân chủ của chúng tôi, trong đó có cả quyền tự do truyền thông, được điều chỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất của châu Âu. Vì vậy, thật vô lý khi hàng loạt cơ quan ngoại giao và lãnh sự của chúng tôi bị kiểm duyệt trên một mạng xã hội coi mình là nền tảng khuyến khích dân chủ và đa dạng quan điểm".
Serbia hy vọng lệnh cấm không phải là một phần nỗ lực cản trở hoặc khiến Serbia im lặng trong cuộc đấu tranh nói lên sự thật, đặc biệt là về tình hình ở Kosovo.
16 cá nhân, trong đó có 13 nghị sĩ từ đảng Cấp tiến cầm quyền, cũng bị đình chỉ tài khoản Twitter mà không có lời giải thích vào tuần trước.
Vào ngày Twitter đình chỉ các tài khoản của Serbia, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã gặp các nhà lãnh đạo Kosovo người Albania tại Brussels. Các cuộc đàm phán, do Mỹ và EU làm trung gian, nhằm giải quyết căng thẳng ở tỉnh ly khai Kosovo.
NATO đã đưa quân vào Kosovo sau cuộc chiến kéo dài 78 ngày vào năm 1999 và giao vùng này cho những người ly khai gốc Albania. Kosovo đã tuyên bố độc lập vào năm 2008 với sự hỗ trợ của Mỹ. Serbia từ chối công nhận chính quyền ở Kosovo vốn được Nga, Trung Quốc và khoảng một nửa số quốc gia ủng hộ.
Ngày 18/8, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết cuộc đàm phán nhằm kiểm soát căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã không đạt được hiệu quả nhưng các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức trong những ngày tới.
Ông Josep Borrell tuyên bố ông sẽ không bỏ cuộc, quá trình đàm phán sẽ tiếp tục, các bên cần tiếp tục thảo luận và xem xét các giải pháp khả thi. Ông Borrell nhấn mạnh rằng vẫn còn cơ hội để giải quyết thành công xung đột. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và thủ lĩnh Kosovo Albin Kurti đã đồng ý tiếp tục đàm phán. Nhà ngoại giao EU nói rõ rằng những bất đồng giữa hai bên vẫn chưa thể khắc phục, tuy nhiên các chính trị gia hiểu rõ không có cách nào thay thế cho đối thoại.
Tổng thống Serbia cho biết nhà lãnh đạo Kosovo đã từ chối tất cả các giải pháp thỏa hiệp mà ông đưa ra, song Serbia sẽ cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp trong 10 ngày tới. Ông cũng chỉ trích NATO vì động thái gia tăng hiện diện ở Bắc Kosovo.
Trước đó, từ ngày 1/8, Kosovo đã ban hành lệnh cấm xe ô tô đăng ký tại Serbia vào Kosovo. Sau khi có sự can thiệp của Mỹ, lệnh cấm đã được hoãn lại một tháng cho đến ngày 1/9.
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008, nhưng Serbia vẫn coi Kosovo là một phần lãnh thổ. Hiến pháp Kosovo đảm bảo một số vai trò trong quốc hội và chính phủ cho người Serbia thiểu số. Người Serbia hiện chiếm 5% trong tổng số 1,8 triệu dân Kosovo, trong khi người Albania chiếm 90%.
Mở máy tính của vợ để cho con xem phim hoạt hình, chồng hoảng sợ khi nhìn thấy thứ bên trong Anh phát hiện vợ không chỉ qua lại với một người mà là 4 người đàn ông, lại còn đều từng "ân ái" với họ, người ít thì 1-2 lần, người nhiều lên tới 75 lần. Thậm chí, cô ta còn "làm chuyện ấy" ngay tại công ty của người tình. Ettoday đưa tin, một người chồng sống tại thành phố Đài Bắc,...