Gerrard và mùa hè sóng gió trước lời mời gọi từ Chelsea
Năm 2004, khi Liverpool rơi vào tình trạng khủng hoảng, Steven Gerrard được Chelsea quan tâm. Anh từng muốn chuyển sang khoác áo “The Blue” để tìm danh hiệu.
Zing lược dịch và gửi đến độc giả chương 15, “Màu xanh vẫy gọi”, trong cuốn tự truyện của Steven Gerrard. Đội trưởng Liverpool kể lại quãng thời gian tăm tối của “Lữ đoàn đỏ” trong giai đoạn cuối mà HLV Gerard Houllier nắm quyền.
Gerrard xao động trước viễn cảnh tươi đẹp cùng Chelsea, đội bóng vừa bổ nhiệm Jose Mourinho vào chiếc ghế HLV trưởng và nhận được sự đầu tư khủng từ tỷ phú người Nga, Roman Abramovich. Trong khi đó, Liverpool lại có thành tích bết bát.
HLV Mourinho từng khao khát có được Gerrard trong đội hình. Ảnh: Getty.
Thực tại ở Liverpool
Mọi chuyện vẫn êm đẹp ở đội tuyển Anh, nhưng ở Liverpool thì không. Tôi lo rằng Liverpool sẽ không thể dự Champions League ở mùa giải tới, sân chơi của những đội bóng như Barca, Real Madrid, AC Milan hay Juventus. Lịch sử của đội bóng này cũng sánh ngang với họ. Tôi và Michael Owen có chung một nỗi sợ: thi đấu cho đội bóng không nằm trong hàng ngũ của những tên tuổi hàng đầu châu Âu.
“Chúng ta phải được dự Champions League. Chúng ta không thể chịu cảnh ngồi xem qua tivi được”, tôi nói với Michael và cậu ấy cũng đồng ý. Cả 2 hiểu rõ rằng Liverpool, đội bóng chúng tôi yêu bị Arsenal, Man United và Chelsea bỏ xa. Và mọi người cứ liên tục nhắc đến điều này, từ báo chí cho đến radio: “Liverpool bị nhóm dẫn đầu bỏ xa đến 30 điểm”.
30 điểm, con số này cứ lởn vởn trong đầu tôi. Thực tại đáng buồn khiến tôi suy nghĩ rằng liệu Liverpool có còn đủ tham vọng? Chúng tôi có còn những cầu thủ đủ đẳng cấp để giành Premier League hay Champions League? Những câu hỏi như thế cứ tuôn ra và tôi cũng tự đặt câu hỏi về tương lai của mình.
Tôi có nên ra đi hay không? Tôi có nên rời bỏ thành phố và đội bóng mình yêu hết mực? Chelsea có tham vọng, có nguồn lực và một HLV tài năng, Jose Mourinho. Họ khao khát có được tôi. Mùa hè năm 2004, tôi thực sự đứng trước cám dỗ.
Năm đó, chúng tôi nhận thêm một cú tát khi bị loại khỏi UEFA Cup bởi Marseille. Danh hiệu này không có gì đặc biệt, nó chỉ là một người anh em xấu xí khi so sánh với Champions League đầy hào nhoáng. Tuy nhiên, nó vẫn là một chiếc cúp, một tấm huy chương dành cho kẻ chiến thắng.
Liverpool kiểm soát hoàn toàn trận đấu và sớm dẫn trước nhờ bàn thắng của Emile Heskey. Nhưng rồi Igor Biscan phạm lỗi ngớ ngẩn và bị đuổi khỏi sân. Sau đó, Marseille vượt lên. Chúng tôi đã có thể vô địch khi chỉ phải gặp Newcastle, Valencia ở bán kết và chung kết. Chúng tôi có thể đánh bại cả 2. Tôi đã nghĩ như vậy đấy.
Gerrard rất yêu quý HLV Houllier. Ảnh: Mirror.
Liverpool bắt đầu đi xuống dưới thời Gerard Houllier. Ông ấy không còn được tin tưởng. Tôi rất tiếc vì điều đó, nhưng không bất ngờ. Rick Parry, Giám đốc Điều hành của Liverpool, đến và nói đã tới lúc Gerard phải ra đi. Tôi cảm thấy rất đau đớn. Với tôi, ông ấy như một người cha.
Vài ngày sau, Rick hỏi tôi và các cầu thủ ở đội một về việc một HLV nước ngoài đến Liverpool. “Các cậu nghĩ thế nào về Rafael Benitez của Valencia”, Rick nói. Mắt tôi sáng bừng lên. Tôi cười với Rick và tỏ vẻ đồng thuận. Cả tôi và Jamie Carragher đều muốn Benitez đến đây.
“Chúng tôi đã thi đấu với Valencia vài lần và đều gặp khó khăn. Benitez là một HLV hàng đầu. Valencia chơi một thứ bóng đá chất lượng và giành được danh hiệu”, Carragher nói.
“Tôi cũng nghĩ thế. Tôi thường xuyên theo dõi La Liga và chứng kiến Valencia lật đổ Real Madrid và Barca. Về chiến thuật, họ là một trong những đối thủ khiến tôi gặp nhiều khó khăn nhất”, tôi tiếp lời Carragher.
Video đang HOT
Rối bời
Tôi bay đến Bồ Đào Nha để dự Euro 2004 với trăm mối tơ vò. Tôi từng thấy nhớ nhà khi chơi ở Euro 2000 và mất tập trung ở Euro 2004. Tâm trí tôi cứ nghĩ về những chuyện xảy ra ở Anfield. Tôi ngưỡng mộ những cầu thủ có thể tập trung vào trận đấu, bất chấp những gì đang xảy ra. Còn tôi thì không thể. Đầu óc tôi luôn cần sự thoải mái.
Sau mỗi trận hay mỗi buổi tập, tôi luôn gọi về nhà để hỏi thăm về tình hình ở câu lạc bộ. Bạn bè và gia đình luôn thông báo với tôi những thông tin mới nhất, về những đội bóng để mắt tới tôi, Chelsea, Real Madrid, Inter Milan, Barca rồi tiếp tục là Chelsea. Bố luôn hỏi rằng liệu tôi có ra đi hay không. Chỉ có Chúa mới biết được.
Tôi có những màn trình diễn tệ hại, thiếu kinh nghiệm ở Euro 2004. Tôi cảm thấy rất có lỗi nhưng không ai trách móc tôi cả. Nhiều câu lạc bộ lớn bắt đầu tìm đến tôi, thậm chí trong đó có Man United. Sir Alex còn nói trên truyền thông rằng tôi là cầu thủ có ảnh hưởng nhất ở Anh.
Tại khách sạn của tuyển Anh ở Lisbon (thủ đô Bồ Đào Nha), nhiều cầu thủ của Man United, Chelsea, Arsenal đến gõ cửa phỏng tôi và hỏi: “Cậu sẽ trở thành đồng đội của tôi chứ?”. Thời điểm đó, tất cả cầu thủ ở tuyển Anh đều tin rằng tôi sẽ rời Liverpool, vấn đề là điểm đến sẽ ở đâu mà thôi.
Gerrard không thể chơi tốt ở Euro 2004 khi nghĩ đến tương lai bất ổn ở Liverpool. Ảnh: Getty.
“Barca đang theo dõi cậu đấy”, “Chelsea rất muốn có cậu trong đội hình”, “Này Stevie, Wenger rất hứng thú đấy nhé”… Đó là hàng loạt câu nói tôi nghe trong khoảng thời gian đó.
Thậm chí, một tờ báo còn tung tin đồn tôi và Carragher đánh nhau. Chúng tôi cười phá lên vì bài báo đó. Tôi còn hỏi cậu ấy rằng “ai thắng thế?”. Hoàn toàn bịa đặt. Chúng tôi vẫn là những người bạn tốt, cho đến mãi sau này.
Sven (HLV tuyển Anh) biết chuyện và đến nhắc nhở tôi: “Trông cậu hơi trầm lặng đấy. Nghe này Stevie, cậu là một cầu thủ hàng đầu và thi đấu cho một đội bóng tuyệt vời như Liverpool. Các đội bóng lớn theo dõi cậu là điều đương nhiên. Việc quan trọng là cậu phải tập trung, thi đấu tốt, nếu không họ sẽ không để mắt đến cậu nữa đâu”.
Gắn bó
Trong thời gian đó, tôi không nhận được cuộc gọi nào từ Liverpool và cũng không kỳ vọng điều đó xảy ra. Rick cũng bận rộn với việc đưa Benitez về. Sau đó, Benitez được đưa đến nói chuyện với gia đình tôi.
“Stevie có thích tiền không?”, Benitez nắm tay mẹ tôi và hỏi. Mẹ tôi nổi giận với tôi. Thật không hợp lý khi nhận một câu hỏi như vậy từ người lạ ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhưng đó là cá tính của Benitez.
Ông ấy biết cách nắm bắt tâm lý của cầu thủ. Rafa đơn giản là một biết rằng liệu tôi có phải là người chạy theo tiền bạc hay không mà thôi. Sau đó, ông ấy đến Bồ Đào Nha, xin phép Sven để được nói chuyện với tôi, Carra và Michael. Ông ấy nói chuyện với chúng tôi bằng một thứ tiếng Anh chưa sành sõi nhưng vẫn khiến tôi tin tưởng.
“Tôi đã chuẩn bị nhiều kế hoạch cho Liverpool. Tôi hiểu câu lạc bộ này và tôi tự tin rằng mình có thể mang lại thành công. Tôi có những giáo án tập luyện riêng biệt cho những cầu thủ của tôi.
Tôi chưa bao giờ có quyền lực thực sự ở Valencia. Tôi muốn trở thành một nhà quản lý hơn là một HLV. Và tôi cần những cầu thủ giỏi trong đội hình để giúp Liverpool đi lên. Nếu ai không muốn ở lại thì cứ rời đi. Cầu thủ không đảm bảo chất lượng cũng phải như vậy”, Rafa nói.
Ông ấy rời đi nhưng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong mắt tôi. Ông ấy không hứa hẹn nhiều điều và là một mẫu người thực tế. Cả tôi, Carra và Michael rất thích ông ấy.
Cuộc gặp Benitez khiến Gerrard muốn ở lại Liverpool. Sau này, họ cùng nhau giành chức vô địch Champions League mùa giải 2004/05. Ảnh: Getty.
Thời gian này, John Terry luôn miệng nói về Chelsea: “Jose rất thích cậu đấy. Claudio Ranieri cũng từng quan tâm tới cậu”. Không thể phủ nhận rằng Chelsea muốn sở hữu tôi. Struan (người đại diện của Gerrard) nói rằng tôi là cái tên đầu tiên trong danh sách chuyển nhượng của Chelsea. Họ cũng biết rằng tôi không hạnh phúc ở Liverpool.
Chelsea có những cầu thủ đẳng cấp như Lampard, Terry và HLV hàng đầu. Tôi thì khao khát giành được danh hiệu. Với tôi, lương bổng không thành vấn đề.
Sau thi Anh thua Bồ Đào Nha ở tứ kết, một bài báo cho rằng tôi đã sẵn sàng khoác áo Chelsea. Khỉ thật. Bịa đặt. Một bài báo khác thì nói rằng gia đình tôi bị các cổ động viên Liverpool dọa giết. Chẳng có điều gì xảy ra cả.
Ngay sau đó, bố tôi và anh trai gọi điện thoại và khuyên tôi rằng hãy ở lại Liverpool. Họ đều là những fan cuồng nhiệt của Liverpool. Họ tin Benitez sẽ giải quyết được các vấn đề. Họ hiểu sự thất vọng của tôi khi Liverpool bị bỏ xa đến 30 điểm và có thể mất suất dự Champions League.
Tuy nhiên, trái tim tôi đã chiến thắng. Tôi quyết định tiếp tục gắn bó với đội bóng này. Tôi không thể rời Liverpool. Tình yêu của tôi dành cho Liverpool đã là quá lớn.
Ngày 28/6/2004, tôi gọi cho Rick và nói: “Tôi muốn ở lại nhưng cũng muốn chứng kiến dấu hiệu của sự thay đổi và cải thiện”.
“Chúng ta sẽ làm được”, Rick hứa.
Sanchez dẫn đầu đội hình chuyển nhượng sai lầm của Mourinho
Trong quãng thời gian dẫn dắt Chelsea, Inter Milan hay Manchester United, huấn luyện viên Jose Mourinho không tránh khỏi những sai lầm trong công tác chuyển nhượng.
Chiến lược gia người Bồ Đào Nha sở hữu không ít những chữ ký thất bại trong sự nghiệp cầm quân. Đồ hoạ: Minh Phúc.
Thủ môn Emiliano Viviano (Inter - 2009): HLV Mourinho chiêu mộ Viviano theo thỏa thuận đồng sở hữu với Bologna. Thủ môn này không ra sân lần nào cho Inter. Anh khoác áo Bologna trong cả 2 mùa, 2009/10 và 2010/11, sau đó chuyển sang chơi cho Palermo.
Hậu vệ Khalid Boulahrouz (Chelsea - 2006): Cầu thủ người Hà Lan gia nhập Chelsea từ năm 2006 với giá 10 triệu euro. Boulahrouz nhanh chóng bị HLV Mourinho gạch tên khỏi kế hoạch vì màn trình diễn thất vọng. Sau 20 lần ra sân cho "The Blues", anh bị đẩy sang Seville dưới dạng cho mượn, sau đó bán đứt cho Sevilla vào năm 2008 với giá chỉ khoảng 5 triệu euro.
Hậu vệ Pacco Djilobodji (Chelsea - 2015): Djulobodji là một trong những tân binh được Mourinho mang về ở nhiệm kỳ thứ 2 tại Chelsea. Cầu thủ trị giá 3 triệu euro xuất hiện đúng một lần ở League Cup, sau đó bị thanh lý vào cuối mùa 2015/16 vì vi phạm hợp đồng và không hoàn thành bài kiểm tra thể lực.
Hậu vệ Tal Ben Haim (Chelsea- 2007): Cầu thủ người Israel được HLV Mourinho chiêu mộ để làm phương án dự phòng cho Terry, Carvalho. Sau khi "Người đặc biệt" rời đi, Ben Haim mâu thuẫn với tân thuyền trưởng Avram Grant và ngay lập tức bị loại bỏ chỉ sau một mùa giải tại Stamford Bridge.
Hậu vệ Fabio Coentrao (Real Madrid - 2011): Hè 2011, Real Madrid chi 30 triệu euro phí chuyển nhượng để biến Coentrao thành hậu vệ cánh đắt giá thứ 2 lịch sử. Tại sân Bernabeu, tài năng của cầu thủ người Bồ Đào Nha chưa bao giờ được thừa nhận. Sau 2 lần bị đẩy đi dưới dạng cho mượn, Coentrao bị bán đứt cho Rio Ave vào hè năm 2018.
Tiền vệ Ricardo Quaresma (Inter - 2008): Quaresma cập bến Inter vào năm 2008 và đã trải qua một mùa giải thảm họa với chỉ 1 bàn thắng sau 19 lần ra sân. Đồng hương của Mourinho trụ lại sân Giuseppe Meazza đến năm 2010, sau đó bị đem bán cho Besiktas trong kỳ chuyển nhượng hè.
Tiền vệ Nuri Sahin (Real Madrid - 2011): Tiền vệ người Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Real vào năm 2011 với giá 10 triệu euro nhưng không thể chứng tỏ phẩm chất như khi còn chơi cho Dortmund. Sahin chỉ ra sân 4 lần tại La Liga, sau đó bị đẩy sang Liverpool dưới dạng cho mượn. Cầu thủ sinh năm 1988 may mắn có cơ hội làm lại sự nghiệp khi được trở về Signal Iduna Park vào năm 2012.
Tiền vệ Steve Sidwell (Chelsea - 2007): Sidwell gia nhập Chelsea dưới dạng tự do vào năm 2007. Cầu thủ này hoàn toàn không có cửa cạnh tranh cơ hội ra sân với Lampard, Essien và bị đẩy đi chỉ sau một mùa giải.
Tiền vệ Alexis Sanchez (Man Utd - 2018): Trong kỳ chuyển nhượng đầu năm 2018, Mourinho được Arsenal "bật đèn xanh" nên đã chớp cơ hội để chiêu mộ Alexis Sanchez. MU tưởng như sẽ có truyền nhân xứng đáng cho chiếc áo số 7 nhưng cựu cầu thủ Arsenal trở thành gánh nặng với đóng góp ít ỏi cùng khoản lương lên đến 500.000 bảng mỗi tuần.
Tiền đạo Mateja Kezman (Chelsea - 2004): Kezman được HLV Mourinho chiêu mộ năm 2004 từ PSV với giá 7 triệu euro. Cầu thủ này chỉ ghi 4 bàn sau 25 lần ra sân, để rồi bị bán sang Atletico Madrid vào hè 2005.
Tiền đạo Andriy Shevchenko (Chelsea - 2006): Sau quãng thời gian dài theo đuổi, Chelsea đã có được chữ ký của Shevchenko với giá 33 triệu euro. "Linh dương Đông Âu" chỉ ghi 9 bàn sau 48 trận tại Premier League cho "The Blues", sau đó phải trở về quê nhà đầu quân cho Dynamo Kyiv vào hè 2009.
Sanchez và Shevchenko là hai ngôi sao nổi bật nhất trong đội hình chuyển nhượng sai lầm của Mourinho. Đồ hoạ: Minh Phúc.
Tuấn Nguyên
Cựu chủ tịch Inter: 'Mua Messi không phải là điều bất khả thi' Ông Massimo Moratti, cựu chủ tịch Inter Milan, cho biết đội bóng này luôn khao khát sở hữu chữ ký của Lionel Messi và đây không phải là điều không thể thực hiện. "Mua Messi không phải là điều bất khả thi. Anh ấy gần hết hạn hợp đồng với Barca. Đây là thời điểm Inter có thể đem anh ấy về Giuseppe...