Georgia từng được đề nghị trở thành “mặt trận thứ 2″ chống Nga
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Kakha Kaladze, tổng thư ký đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia – Georgia Dân chủ (Ảnh: Georgia Today).
Một số đại diện phương Tây từng yêu cầu chính phủ Georgia mở một “mặt trận thứ 2″ chống lại Nga, Kakha Kaladze, tổng thư ký đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia – Georgia Dân chủ, nói với các phóng viên.
“Có thời điểm, chúng tôi rất khó nói về việc họ (các đại diện từ phương Tây) thẳng thắn kêu gọi mở một mặt trận thứ 2 ở Georgia, về cách họ về cơ bản đã cố gây áp lực lên chúng tôi ngay trong văn phòng thủ tướng, khi chủ tịch đảng cũng có mặt”, ông Kaladze cho biết.
Theo ông, Georgia đã bị gây sức ép để tổ chức các chuyến bay gửi tình nguyện viên đến Ukraine và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga. “Khi các ông phải áp đặt các lệnh trừng phạt sẽ không gây hại cho ai khác ngoài chính người dân và đất nước mình, (chính phủ Georgia) làm sao có thể đưa ra quyết định như vậy?”, ông Kaladze nhấn mạnh.
Sau nhiều năm căng thẳng với Nga vì cuộc xung đột năm 2008, Georgia tới nay đang theo đuổi cách tiếp cận trung lập với cuộc chiến giữa Moscow và Kiev.
Vào năm 2022, khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra, Georgia cho biết họ không có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga với lý do lợi ích quốc gia. Điều này làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ giữa Tbilisi và Kiev.
Hồi đầu năm, Hội đồng chính trị thuộc đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia – Georgia Dân chủ nhận định, Tbilisi đã tránh được “kịch bản Ukraine”, nhưng cuộc đấu tranh để duy trì hòa bình trong nước vẫn đang tiếp tục.
Video đang HOT
Theo đảng trên, miễn là chiến sự ở Ukraine vẫn còn tiếp diễn, luôn có nguy cơ xuất hiện một mặt trận chống Nga thứ 2 ở Georgia. Đảng trên kêu gọi người dân Georgia phải chiến đấu đến cùng để đảm bảo sự tồn tại của mình.
Đảng trên cho biết, Ukraine “từng có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình và nền kinh tế gần 200 tỷ USD trước năm 2014, nhưng ngày nay gần như bị phá hủy, trong khi những người đứng sau cuộc đảo chính Maidan không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về điều này”.
Cuối tháng trước, truyền thông Mỹ nhận định, việc Nga xây dựng căn cứ hải quân mới trên Biển Đen tại Ochamchira, Abkhazia, vùng ly khai của Gerogia, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ quốc gia Liên Xô cũ bị kéo vào xung đột Ukraine.
Căn cứ mới đang được xây dựng tại Abkhazia, một vùng ly khai được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần lãnh thổ của Georgia nhưng hiện do lực lượng thân Nga kiểm soát.
Theo báo Mỹ, động thái này diễn ra trong bối cảnh Nga tìm cách bảo vệ các tài sản hải quân của mình sau những tổn thất đối với Hạm đội Biển Đen, đơn vị đóng quân ở bán đảo Crimea.
Điều này đặt Tbilisi vào tình thế khó xử: Bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine nhằm vào các tài sản hải quân của Nga tại Abkhazia đều có thể kéo Georgia trực tiếp vào cuộc chiến.
Từ cuối năm 2023, sau khi Nga công bố xây dựng căn cứ ở Abkhazia, Ukraine đã cảnh báo sẽ tấn công vào khu vực này.
Báo Mỹ: Georgia có nguy cơ bị kéo vào xung đột Nga - Ukraine
Báo Mỹ nêu ra kịch bản quốc gia Liên Xô cũ Georgia có khả năng bị kéo vào cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Tàu Nga di chuyển ở Crimea (Ảnh minh họa: Reuters).
Nga xây dựng căn cứ hải quân mới tại Ochamchira, Abkhazia, vùng ly khai của Gerogia, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ quốc gia Liên Xô cũ bị kéo vào xung đột Ukraine, Wall Street Journal đưa tin.
Theo báo Mỹ, động thái này diễn ra trong bối cảnh Nga tìm cách bảo vệ các tài sản hải quân của mình sau những tổn thất đối với Hạm đội Biển Đen, đơn vị đóng quân ở bán đảo Crimea.
Theo phía Ukraine, kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng vào năm 2022, Kiev đã phá hủy hoặc làm hư hại khoảng 1/3 lực lượng hải quân của Nga trong khu vực.
Địa điểm mới của căn cứ hải quân này mang lại mức độ an toàn cao hơn cho các tàu Nga vì nó nằm xa tầm tấn công của Ukraine hơn so với các cơ sở hiện tại.
Vị trí của Ochamchira (Ochamchire) trên bản đồ (Ảnh: WSJ).
Căn cứ mới đang được xây dựng tại Abkhazia, một vùng ly khai được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần lãnh thổ của Georgia nhưng hiện do lực lượng thân Nga kiểm soát.
Điều này đặt Tbilisi vào tình thế khó xử: Bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine nhằm vào các tài sản hải quân của Nga tại Abkhazia đều có thể kéo Georgia trực tiếp vào cuộc chiến.
Chuyên gia an ninh Natia Siskuriy từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) giải thích: "Ukraine công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Georgia. Nếu Ukraine quyết định tấn công, điều này cuối cùng sẽ khiến Georgia bị kéo vào cuộc xung đột".
Bên cạnh những hệ lụy về quân sự, căn cứ mới còn đe dọa tới một tuyến thương mại quan trọng đang phát triển giữa châu Á và châu Âu.
Trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, hơn 85% giao thương trên bộ giữa châu Âu và Trung Quốc đi qua lãnh thổ Nga. Tuyến đường phía Bắc này hiện bị gián đoạn do các lệnh trừng phạt, khiến sự chú ý chuyển sang Hành lang Trung tâm chạy qua Georgia.
Ngân hàng Thế giới dự báo tuyến đường này có thể vận chuyển 11 triệu tấn hàng hóa vào năm 2030, tăng mạnh so với mức dưới 3 triệu tấn vào năm 2023.
Cảng nước sâu Anaklia của Georgia được xem là chìa khóa để mở rộng năng lực vận tải này. Tuy nhiên, chuyên gia Siskuriy cảnh báo rằng căn cứ hải quân của Nga chỉ cách đó một giờ đồng hồ, có thể ảnh hưởng tới cảng Anaklia.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động cải tạo cảng Ochamchira đang diễn ra, bao gồm việc mở rộng các lối tiếp cận để phục vụ các tàu lớn hơn. Mặc dù có quy mô khiêm tốn, các chuyên gia nhận định cơ sở này có thể hỗ trợ các tàu mang tên lửa hành trình, từ đó củng cố sự hiện diện quân sự của Nga tại khu vực Biển Đen.
Từ cuối năm 2023, sau khi Nga công bố xây dựng căn cứ ở Abkhazia, Ukraine đã cảnh báo sẽ tấn công vào khu vực này.
Trong khi đó, phía Georgia gọi việc xây căn cứ là hành động vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Georgia.
Gruzia là nước láng giềng ở phía tây nam của Nga. Nam Ossetia và Abkhazia đã ly khai khỏi Gruzia để lập ra nhà nước cộng hòa tự xưng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Căng thẳng giữa Nga và Gruzia leo thang hồi năm 2008 với việc Nga mở chiến dịch quân sự ở quốc gia láng giềng từ ngày 8/8/2008 và kết thúc sau 5 ngày giao tranh, khiến Gruzia chịu thiệt hại nặng về lực lượng và cơ sở hạ tầng quốc phòng.
Năm 2008, Nga công nhận nền độc lập của 2 vùng Abkhazia và Nam Ossetia. Nga cũng duy trì hiện diện quân sự tại hai vùng này, khẳng định đây là hành động phù hợp với nguyện vọng của người dân địa phương.
Hungary: Georgia đã tránh được nguy cơ trở thành Ukraine thứ 2 Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng, quốc gia Liên Xô cũ Georgia đã tránh được mối nguy trở thành Ukraine thứ 2. Thủ tướng Hungary Viktor Orban (Ảnh: Reuters). Trong chuyến thăm Tbilisi với tư cách Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu, ông Orban cho rằng người dân Georgia đã đưa ra lựa chọn đúng đắn khi ngăn đất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập

NÓNG: Động đất mạnh 7,1 độ tấn công Tonga, cảnh báo sóng thần

Ông Trump 'kiềm chế', không sa thải cố vấn sau vụ lộ tin nhắn nhóm chat?

Thủ tướng Đan Mạch tới Greenland sau chuyến đi của Phó tổng thống Mỹ

Chiến sự Trung Đông leo thang nguy hiểm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?

Máy bay Nga bay sát tàu sân bay, Mỹ điều động 2 chiến đấu cơ đối phó?

Mỹ biến căn cứ quân sự thành lò tinh chế khoáng sản ứng phó Trung Quốc?
Có thể bạn quan tâm

Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
10 giờ trước
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
12 giờ trước
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
12 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
12 giờ trước
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
12 giờ trước
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
12 giờ trước
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
13 giờ trước
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
13 giờ trước
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
13 giờ trước
Rashford bùng nổ giúp Aston Villa vào bán kết FA Cup
Sao thể thao
13 giờ trước