George John Dasch kẻ bán đứng đồng đội
Khách sạn Mayflower trang nghiêm tọa lạc tại địa chỉ 1127 đại lộ Connecticut đã đón tiếp rất nhiều nhân vật nổi tiếng tầm vóc quốc tế, các hoàng gia Châu Âu, các Tổng thống Mỹ, và rất nhiều siêu sao Hollywood.
Năm 1942, nơi đây cũng dùng làm chốn lưu trú của một điệp viên Đức Quốc Xã (ĐQX) có tên gọi là George John Dasch, người này đã vào phòng 351 vào ngày 18/6/1942 với ý đồ muốn gặp giám đốc FBI – J. Edgar Hoover – để đầu thú.
Song thực tế thì Dasch đã không gặp được Hoover (người mà ngay cả gã cũng chưa thấy mặt) đã ăn trưa hàng ngày tại phòng ăn của khách sạn. Thay vào đó, Dash đã tới Tổng hành dinh của FBI để trực tiếp gặp gỡ một điệp viên của cơ quan này có tên là Duane L. Traynor.
Việc xây dựng khách sạn Mayflower trị giá 5 triệu USD đã bắt đầu vào tháng 4/1923 bởi nhà phát triển bất động sản Allen E. Walker. Ông Allen đã thuê hãng kiến trúc nổi tiếng thành New York là Warren & Wetmore để thiết kế nên tòa khách sạn này, dự kiến nó sẽ có 400 phòng cá nhân. Ngoài ra khách sạn còn cung cấp 100 căn hộ lớn dùng với mục đích cho thuê, đó là một thể thức kinh doanh điển hình vào thời kỳ đó, người thuê căn hộ đi vào một lối riêng trên phố DeSales. Khu vực căn hộ cho thuê chiếm một nửa diện tích ở phía Đông của tòa nhà, hướng ra đường 17. Mayflower đã tổ chức các sự kiện vũ hội nhậm chức cho mỗi đời Tổng thống kể từ thời Calvin Coolidge năm 1925. Trong thập niên 1950, khách sạn đã chuyển đổi khu căn hộ thành các căn phòng khách, tuy vậy vẫn còn 2 căn hộ cho thuê còn giữ nguyên đến tận ngày nay.
8 điệp viên Đức Quốc xã của chiến dịch Pastorius với nhiệm vụ phá hoại bên trong lãnh thổ Mỹ. Ảnh nguồn: Der Spiegel.
Âm mưu đổ bộ vào nước Mỹ
Câu chuyện có thật về Jonh Dasch đã được liệt kê chi tiết trong vài ngày tiếp đó (trong khi vẫn bị khách sạn này giám sát nghiêm ngặt) đã gây chấn động cho toàn bộ người dân Mỹ. John Dasch, công dân Mỹ gốc Đức, đã quay lại quê nhà ngay từ đầu Thế chiến II như những người trung thành với tổ quốc của họ. John Dasch và 7 người khác đã được đích thân Đức quốc trưởng Adolf Hitler lựa chọn để tham gia tại một trường đào tạo hoạt động phá hoại được đứng đầu bởi Walter Kapp – cựu giám đốc tuyên truyền của German-American Bund (một bộ phận người Mỹ của Đảng quốc xã). Khóa huấn luyện bắt đầu vào mùa Thu năm 1941 tại một điền trang cũ đặt trên hồ Quenz, phía Tây Potsdam (Đức). Quá trình đào tạo chuyên sâu bao gồm những buổi học về vật liệu nổ trong phòng thí nghiệm, và việc tạo ra nhiều công tắc kích nổ chậm theo kiểu đơn giản bằng cách dùng những đồ gia dụng như diêm tiêu Chile, mạt cưa, nút chai…
Cuối cùng John Dasch được chọn làm thủ lĩnh của 3 người khác, trong khi một nhóm tương tự được đứng đầu bởi một người Mỹ gốc Đức tên là Edward Kerling. Sau một khóa đào tạo thể chất bổ sung, lấy bí danh, và học tiếng lóng Mỹ, 8 người này biết rằng họ sẽ được phái đến Mỹ để tiến hành nhiệm vụ phá hoại các nhà máy, đường sắt và cầu đường. Nhiệm vụ tuyệt mật của họ có tên gọi Chiến dịch Pastorius được đặt theo tên của Franz Daniel Pastorius, thủ lĩnh của toán gián điệp Đức đầu tiên đổ bộ lên đất Mỹ vào năm 1683. Hai nhóm mỗi nhóm 4 người sẽ vượt Đại Tây Dương bắt đầu từ ngày 28/5/1942 bằng các tàu ngầm Đức, những chiếc tàu ngầm khét tiếng này đã cản trở hải trình của các tàu hơi nước trong suốt nhiều năm. Chuyến đi kéo dài 17 ngày trong điều kiện chật chội và biển động.
Ông Kenneth C. Royall, luật sư biện hộ cho 8 bị cáo (điệp viên Đức) tại tòa hình sự. Ảnh nguồn: Truman Library.
Tốp của John Dasch di chuyển trong tàu ngầm U-202 đổ bộ lên bờ biển gần Hampton. Long Island, trong khi tốp còn lại đi bằng tàu ngầm U-584 lên bờ thành công tại bãi biển Ponte Vedra Beach, gần Jacksonville (tiểu bang Florida). Từ tàu ngầm, nhóm của John Dasch dùng một cái xuồng cao su để lên bờ an toàn và ngay lập tức chôn một loạt thuốc nổ và vật liệu phá hoại, nhưng không may đã bị một cảnh sát tuần biển xét hỏi trước khi cho phép đám người chạy trốn. Trong lúc đó chiếc tàu ngầm bị mắc kẹt vào một doi đất và tự kích hoạt động cơ diesel của nó nhằm cố gắng lái ra khỏi bãi cát và làm như vậy trước khi Cảnh sát biển có thể dùng lực lượng cản lại trên bờ biển vắng bóng dân cư. Bọn phá hoại cũng mang theo một lượng lớn tiền Mỹ, gần 100.000 USD, nhằm hỗ trợ nhiệm vụ. Nhóm gián điệp của John Dasch trực chỉ đến thành phố New York, tại đó lại chia thành 2 nhóm nhỏ, mua quần áo, ngụ trong những khách sạn cao cấp, mây mưa trong các “nhà thổ” và quán rượu.
Thất bại vì bán đứng đồng đội
Nhóm của Edward Kerling không bị phát hiện khi đổ bộ, họ đến Chicago rồi từ đó hướng về New York, nơi đó họ hội kiến với nhóm của John Dasch để bắt đầu các hoạt động tấn công vào ngành công nghiệp và giao thông vận tải Mỹ. Vài thành viên còn tạt qua gia đình và nhân tình nhằm khiến họ ngạc nhiên bất ngờ. Tin tức về cuộc đổ bộ ở Long Island được giữ bí mật với dân chúng, và John Dasch lo lắng rằng chính quyền cuối cùng cũng lần ra chân tướng họ. Vì thế hắn ta ấp ủ một kế hoạch phản bội lại đồng bọn. Từ New York, hắn ta đã gọi cho FBI để yêu cầu một cuộc gặp mặt, gã đinh ninh sẽ được ngợi ca anh hùng khi phơi bày nhiệm vụ mật với người Mỹ. Nhưng người Mỹ coi cuộc gọi của anh ta là trò bịp bợm, việc đó đã đưa John Dasch đến khách sạn Mayflower vào ngày 18/6/1942 với mục đích chính là gặp trực tiếp con người bằng xương bằng thịt của Edgar Hoover.
Video đang HOT
Thiếu tướng Albert Cox, người giám sát các vụ hành quyết trong thời Tổng thống Roosevelt. Ảnh nguồn: Ncpedia.
Điệp viên FBI, người gặp John Dasch lần đầu tiên đã thể hiện thái độ lo lắng, nhưng khi các tình tiết dần được hé lộ cùng các tài khoản về việc Cảnh sát biển đã xác nhận những hành động của Dasch thì gã liên tục bị Washington theo dõi nhất cử nhất động: ăn tối, ghé các quán rượu và hưởng thụ những ngày cuối cùng tự do. Cuối cùng, John Dasch bật mí với FBI về 7 tên đồng bọn tại những địa điểm đã định trước ở New York. Gã đã bị lừa khi đinh ninh nghĩ rằng việc nhận tội sẽ cứu bản thân khỏi phiên tòa xét xử và thậm chí là bị tử hình. Hoover vội vàng tổ chức một cuộc họp báo và ghi nhận công lao vì đã khám phá ra nhiệm vụ mật ngay trước sự phô trương của nhiều người. Tổng thống Roosevelt ra lệnh cho Tòa án binh tổ chức ngay trong tòa nhà của Bộ Tư pháp. Kenneth C. Royall của Bộ Chiến tranh đã được chọn làm luật sư biện hộ cho các bị cáo, phiên tòa bắt đầu vào ngày 6/7/1942.
Ông Royall đã có một thành công ngắn khi làm gián đoạn tòa hình sự trong một nỗ lực chuyển vụ án lên Tòa tối cao, nhưng bị tòa này từ chối sau một phiên điều trần ngắn có mặt Edgar Hoover tham dự. Các tù nhân bị giam giữ trong khu dành cho phụ nữ bị bỏ trống của nhà tù trung ương (D.C) rồi sau chuyển sang SW DC. Phiên tòa đã giới hạn và kiểm soát việc giới truyền thông có mặt và đưa tin những tình tiết của phiên xử cho công chúng. Vào ngày 2/8/1942, tất cả 8 kẻ phá hoại bao gồm cả John Dasch đều bị kết tội, ngày hôm sau Tổng thống Roosevelt phê chuẩn kết quả và tử hình 6 người đầu tiên bằng ghế điện. Bản thân John Dasch và
Điệp viên George John Dasch.Ảnh nguồn: Daily Mail .
một đồng bọn tên là Ernst Burger bị kết án tù dài hạn. Tuy vậy cả kết quả xử và việc hành hình các tử tội đều được giữ kín với công chúng. Roosevelt giao cho Thiếu tướng Albert Cox, người đã giám sát vụ hành quyết hàng loạt kịch tính nhất trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ lần xử giảo hàng loạt những kẻ đã âm mưu “hành thích” Tổng thống Lincoln.
Ngày 8/8/1942, chỉ trong hơn 1 giờ, 6 tử tội bị điện giật chết trên ghế điện của nhà tù D.C. Chiếc ghế điện được cất ở một cái hốc ngay trên đầu phòng ăn của nhà tù như một lời nhắc nhở các tù nhân. Giới ký giả (vẫn chưa được thông báo về kết quả phiên xử hoặc kế hoạch hành quyết) đã đứng đông bên ngoài nhà tù và theo dõi ánh đèn chuyển sang màu nâu cho thấy rằng điện đang được dẫn tới chiếc ghế hành hình. Chỉ sau ngày hôm đó, lúc 1 giờ 27 phút chiều, thư ký báo chí của Nhà Trắng – Steve Early đọc từ một tờ giấy đánh máy về kết quả của Tòa hình sự cũng như các lần xử tử đã được thực hiện, và công chúng biết được cái chết của các tử tội. Thi thể của họ được bí mật an táng ngay đêm ngày 11/8/1942, trong một khuôn viên mộ dành cho người nghèo gần trung tâm xử lý nước thải Blue Plains. Những nấm mồ được đánh dấu bằng các tấm bia gỗ có khắc số từ 276 đến 281.
Cuối cùng bộ đôi Dasch và Burger được di lý tới một trại giam liên bang ở Atlanta (tiểu bang Georgia). Tới tháng Giêng năm 1945, các tù nhân dọa sẽ ném Dasch khỏi mái nhà trong một cuộc bạo động trừ khi yêu cầu của họ được đáp ứng Tổng thống Truman hạ lệnh ân xá cho John Dasch và Burger vào tháng 4/1948, cả hai bị trục xuất về Đức trong thời buổi hậu chiến tiêu điều. Tới tháng 10 năm đó, John Dasch trốn tới khu vực Nga, còn Burger viết thư gửi cho Edgar Hoover với ý đồ quay lại nhà tù Mỹ, nơi có thức ăn và nhà ở. John Dasch công bố câu chuyện của đời mình trong Chiến dịch Pastorius trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1959 mang tựa đề “8 điệp viên chống Mỹ”. Dasch qua đời tại Đức vào năm 1992. Burger đã chết sớm hơn, từ năm 1962.
Liên minh tình báo chống Đức Quốc xã ở Afghanistan
Việc phát xít Đức tấn công Liên Xô đã đưa vấn đề thành lập một liên minh chống Hitler lên chương trình nghị sự.
Sau các cuộc đàm phán giữa phái đoàn chính phủ Liên Xô và Anh, ngày 12/7/1941, hai bên đã ký kết thỏa thuận về những hành động chung và sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc chiến chống Đức Quốc xã.
Để phát triển thỏa thuận này, cuối tháng 7 cùng năm, chính phủ Anh đã đề nghị chính phủ Liên Xô cho phép các cơ quan tình báo của hai nước tiến hành hợp tác trong cuộc chiến chống lại các cơ quan tình báo Đức Quốc xã. Ngày 13/8, đại tá Guinness, đại diện của Cục Chiến dịch đặc biệt-SOE (Special Operations Executive), đến Moscow để đàm phán về vấn đề này, và ngày 14/8, các cuộc đàm phán về hợp tác bắt đầu. Chúng được tiến hành một cách bí mật, không có phiên dịch lẫn thư ký. Chỉ có Stalin, Molotov và Beria biết nội dung thực sự của chúng. Ngày 29/9, hai văn bản hợp tác giữa các cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô và Anh đã được ký kết.
Xét trên quan điểm tác chiến, các điều khoản chính của hai văn bản thỏa thuận đều hứa hẹn nhiều triển vọng. Các bên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc trao đổi thông tin tình báo về Đức Quốc xã và các nước chư hầu, tổ chức và thực hiện các hoạt động phá hoại, tung điệp viên vào các nước châu Âu bị Đức chiếm đóng.
Hai bên cũng xác định các điều kiện hỗ trợ phong trào du kích ở các nước châu Âu bị chiếm đóng và phân bổ phạm vi hoạt động của mỗi bên: Anh được giao phụ trách Tây Âu từ Tây Ban Nha đến Na Uy và Hy Lạp, Liên Xô - Romania, Bulgaria và Phần Lan. Các vấn đề tổ chức chiến tranh du kích trên lãnh thổ Ba Lan, Tiệp Khắc và Nam Tư sẽ được thảo luận trong từng trường hợp cụ thể giữa Liên Xô và chính phủ các nước này.
Các văn bản thỏa thuận xác định đối tượng chính của hoạt động phá hoại của Anh và Liên Xô là tất cả các loại hình giao thông và công nghiệp quân sự của kẻ thù.
Các văn bản thỏa thuận dự kiến thành lập các cơ quan liên lạc tương ứng ở Moscow và London với tư cách là những bộ phận điều phối hoạt động của cơ quan tình báo hai nước.
Một ví dụ tiêu biểu về sự hợp tác như vậy trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trên lãnh thổ của nước thứ ba là việc thực hiện chiến dịch "Marauders" (bọn cướp) nhằm tiêu diệt mạng lưới tình báo Đức hoạt động trong những năm chiến tranh ở Afghanistan.
Nhà tình báo Mikhail Allakhverdov.
Afghanistan được các cơ quan tình báo Đức đặc biệt quan tâm ngay từ thời thời Hoàng đế Đức. Ở đất nước phương đông này, có khoảng một triệu người xuất thân từ các nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô sinh sống dọc biên giới Liên Xô. Nhiều người trong số đó điên cuồng chống phá chính quyền Xô Viết trong những năm 1920 và 1930 và sẵn sàng cầm vũ khí trở lại ngay khi có cơ hội. Đồng thời, các nước thù địch với Liên Xô, cụ thể là Đức, Ý và Nhật Bản, tìm cách kích động các băng nhóm vũ trang phản cách mạng Basmachi Phong trào vũ trang phản cách mạng của những kẻ dân tộc chủ nghĩa ở Trung Á từ 1917-1926. Hơn nữa, sau khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, các cơ quan tình báo của các nước "trục" (Đức, Ý, Nhật) ở Afghanistan đã chuyển sang chống phá Liên Xô rất dữ dội. Tình hình trên biên giới Liên Xô-Afghanistan thực sự đáng lo ngại: lại xuất hiện nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công của phong trào Basmachi vào lãnh thổ Liên Xô.
Từ đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Mikhail Allakhverdov, một sĩ quan an ninh lão luyện được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô tại Afghanistan.
Thủ tướng Afghanistan Hashim Khan.
Mikhail Allakhverdov giữ chức vụ này đến năm 1944. Chính ông là người đã cùng với các đối tác Anh tổ chức thực hiện chiến dịch "Marauders" nhằm tiêu diệt mạng lưới gián điệp của cơ quan tình báo quân sự Đức Quốc xã Abwehr trên lãnh thổ Afghanistan trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, phía Anh tìm cách bảo đảm lợi thế cho mình trong chiến dịch và tạo tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục tiến hành do thám Liên Xô. Cụ thể, tình báo Anh đã cài cắm Bhagat Ram Talvar, điệp viên của mình, vào cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô ở Kabul. Bhagat Ram Talvar là nhân vật nổi bật trong phe "cánh tả" của đảng Quốc đại Ấn Độ, sống ở Afghanistan. Cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô đã kịp thời phát hiện ra ý đồ này và thông báo cho đồng minh Anh.
Mikhail Allakhverdov đã thiết lập mối quan hệ trong công việc với các đại diện của tình báo Anh tại Kabul - Trung tá Lancaster và cố vấn Hayley. Trước hết, cơ quan tình báo đối ngoại của Bộ Dân ủy Nội vụ cần nhận được thông tin của người Anh về phong trào Basmachi, vì từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh chống Liên Xô, tình báo Đức lại ra sức sử dụng phong trào Basmachi ở miền Bắc Afghanistan cho mục đích riêng của mình. Ví dụ, vào tháng 9 năm 1941, Rasmus, người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại Đức ở Afghanistan, đã ra lệnh cho Makhmud-bek, viên chỉ huy người Uzbekistan có ảnh hưởng lớn đối với phong trào Basmachi, thành lập một mạng lưới gián điệp và biệt kích ở cả hai bên biên giới Liên Xô-Afghanistan. Sau đó, Makhmud-bek được Abwehr giao nhiệm vụ xây dưng một cứ điểm ở thành phố Baghlan của Afghanistan để đưa gián điệp Đức vào Liên Xô và tiến hành việc tuyển mộ các điệp viên ở các nước cộng hòa Trung Á của Liên Xô.
Nhà tuyển mộ tình báo Liên Xô Aleksandr Korotkov.
Thông tin mà Mikhail Allakhverdov nhận được về việc cơ quan tình báo quân sự Đức Quốc xã Abwehr chuẩn bị tung vào lãnh thổ Liên Xô các nhóm biệt kích đã nhanh chóng được chuyển đến Moscow. Kết quả là tất cả các nhóm này đều bị vô hiệu hóa. Đồng thời, Mikhail Allakhverdov cũng thông báo với Trung tâm rằng tình báo Đức đang lên kế hoạch đưa các đội biệt kích được hình thành từ binh lính và sĩ quan của "Quân đoàn Turkestan" vào các nước cộng hòa Xô Viết Trung Á, trước hết là Turkmenistan. Để huấn luyện những tên biệt kích này ở Ba Lan, một cơ sở huấn luyện bí mật mang tên "Trại SS-20" đã được thành lập ở ngoại ô Wroclaw.
Cơ quan tình báo đối ngoại của Bộ Dân ủy Nội vụ ở Kabul cũng nhận được thông tin về việc Berlin yêu cầu người đứng đầu Abwehr ở Afghanistan thành lập tổ chức bí mật những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Turkmenistan. Đồng thời, người Đức tin tưởng rằng những người Turkmen lưu vong ở Afghanistan có thể trang bị vũ khí cho 11.000 phiến quân Basmachi. Tháng 12/1941, thủ lĩnh Basmachi của Turkmenistan, Kyzyl Ayak, đã ra lệnh cho những người ủng hộ của mình chuẩn bị xâm lược các nước Trung Á vào mùa hè năm 1942. Đại sứ quán Đức ở Kabul hứa sẽ cung cấp vũ khí và ngựa cho phiến quân Basmachi.
Cơ quan tình báo đối ngoại của Liên Xô ở Kabul đã phát hiện mạng lưới gián điệp Đức ở Afghanistan và hợp tác chặt chẽ với tình báo Anh ngăn chặn hoạt động của các cơ quan tình báo Đức, Nhật và Ý trong khu vực này. Ví dụ, nhờ nỗ lực chung tình báo Liên Xô và Anh đã ngăn chặn được một cuộc đảo chính do Đức Quốc xã tổ chức và việc đưa quân Đức vào Afghanistan.
Viên chỉ huy người Uzbekistan Makhmud-bek.
Ngày 26/5/1943, theo thỏa thuận đạt được trước với Moscow, công sứ Anh tại Kabul F. Wiley đã gặp Thủ tướng Afghanistan Hashim Khan yêu cầu bắt giữ các điệp viên phát xít và trục xuất các nhân viên tình báo Đức, Ý và Nhật Bản khỏi Afghanistan. Thủ tướng Afghanistan từ chối thực hiện những yêu cầu này, vì coi đó là hành vi xâm phạm chủ quyền của Afghanistan.
Đến lượt mình, ngày 8/6/1943, tại cuộc gặp với Thủ tướng Afghanistan Hashim Khan, đại sứ Liên Xô K. Mikhailov đã phản đối mạnh mẽ hoạt động thù địch của đại sứ quán Đức và Ý ở Afghanistan. Công hàm phản đối của Liên Xô đã sử dụng thông tin đáng tin cậy mà Mikhail Allakhverdov nhận được từ các điệp viên của mình, đồng thời dựa trên thông tin của tình báo Anh.
Sau khi bị đại sứ quán Anh và Liên Xô phản đối, chính phủ Afghanistan buộc phải thực hiện các yêu cầu của Anh và Liên Xô. Cảnh sát Kabul tiến hành bắt giữ hàng loạt những người lưu vong từ Trung Á. Còn đến cuối tháng 6/1943, chính quyền Afghanistan đã trao hộ chiếu cho các điệp viên phát xít để rời khỏi đất nước.
Như vậy, đến giữa năm 1943, tình báo Liên Xô ở Afghanistan đã kiểm soát hoàn toàn mọi hoạt động của cơ quan tình báo đối ngoại Đức ở nước này, ở Ấn Độ, cũng như ở các khu vực biên giới Liên Xô.
Cục trưởng Cục Tình báo đối ngoại Liên Xô Fitin đề nghị Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Merkulov tuyển mộ Rasmus, người đứng đầu cơ quan tình báo Đức ở Afghanistan, bằng cách sử dụng các tài liệu không thể chối cãi về sự thất bại của mạng lưới gián điệp của ông ta. Tháng 12/1943, nhà tuyển mộ tình báo giàu kinh nghiệm Aleksandr Korotkov đã bay tới Kabul để làm việc với Rasmus. Trong cuộc gặp với Rasmus, Aleksandr Korotkov đã trình bày các bản mật mã mà tình báo Liên Xô thu được, cho phép giải mã tất cả thư từ của Rasmus với Berlin và bắt giữ các điệp viên Đức. Rasmus cũng được xem các hóa đơn ghi số tiền mà các điệp viên Đức được tình báo Liên Xô tuyển mộ chuyển cho phía Liên Xô. Korotkov mời Rasmus hợp tác với tình báo Liên Xô. Đáp lại, ông ta hứa sẽ suy nghĩ và một ngay sau sẽ trả lời. Tuy nhiên, Rasmus đã không có mặt tại cuộc gặp đã định và bí mật rời Kabul vài ngày sau đó.
Chiến dịch "Marauders" tiêu diệt mạng lưới tình báo Đức hoạt động trong những năm chiến tranh ở Afghanistan đã kết thúc thắng lợi.
Các tài liệu tình báo đối ngoại của Liên Xô thời kỳ đó nhấn mạnh rằng "hoạt động của cơ quan tình báo đối ngoại do Mikhail Allakhverdov lãnh đạo đã góp phần gìn giữ an ninh biên giới phía nam Liên Xô trong những năm khó khăn nhất của chiến tranh". Nhờ những nỗ lực của cơ quan tình báo đối ngoại Kabul, tất cả những mưu toan của các nước "trục" nhằm biến Afghanistan thành bàn đạp cho các hoạt động chống phá Liên Xô đều thất bại.
Ngoài ra, bằng những nỗ lực chung, cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô và các đại diện tình báo Anh đã tiêu diệt mạng lưới gián điệp và biệt kích của Đức và Nhật Bản ở Ấn Độ và Miến Điện. Đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên Xô đối với các hoạt động của tình báo Anh ở Ấn Độ và Miến Điện, đến lượt mình, người Anh đã tiết lộ cho phía Liên Xô tên tuổi nhiều nhân viên của các cơ quan tình báo Đức ở Afghanistan và Trung Á, được người Đức tuyển mộ để hoạt động ở hậu phương của Liên Xô.
Các cơ quan tình báo Liên Xô và Anh cũng đã hợp tác thành công trong một số chiến dịch ở Tehran.
Thủ tướng Canada xin lỗi vụ cựu binh phát xít được ca ngợi tại quốc hội Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 27.9 đã chính thức xin lỗi sau khi chủ tịch hạ viện nước này vinh danh một người - sau đó mới rõ là cựu binh Đức Quốc xã - trước đông đảo nghị sĩ và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. "Thay mặt cho tất cả chúng ta tại hạ viện này, tôi xin gửi lời xin...