Gelex lên kế hoạch lợi nhuận 975 tỷ đồng năm 2020 nếu hợp nhất Viglacera
Gelex đặt kế hoạch lợi nhuận 975 tỷ đồng năm 2020, giảm 12% trong trường hợp hợp nhất được báo cáo của Viglacera.
Công ty trình việc Chủ tịch HĐQT và bên liên quan được tăng sở hữu lên mức 36% cổ phần.
Tổng Công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, công ty quyết định không chia cổ tức và dành phần lớn nguồn lợi nhuận chưa phân phối để mua cổ phiếu quỹ với giá trị gần 300 tỷ đồng.
Về kế hoạch năm 2020, Gelex đưa ra 2 kịch bản. Nếu thực hiện hợp nhất Viglacera (HoSE: VGC), Gelex đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 975 tỷ đồng, giảm 12% so với năm trước. Trong trường hợp không hợp nhất, lợi nhuận sẽ giảm 33% còn 735 tỷ đồng. Kế hoạch cổ tức là 10%.
Gelex hiện nay sở hữu gần 25% cổ phần Viglacera sau khi đấu giá thành công một phần lô cổ phần do Bộ Xây dựng thoái vốn đầu năm 2019.
Gelex đang định hướng sẽ trở thành công ty quản lý vốn (holdings) tư nhân, quản lý 2 nhóm ngành chính là sản xuất công nghiệp và ngành hạ tầng. Công ty có chiến lược hoàn tất các thương vụ đầu tư chiến lược như mua cổ phần chi phối Viglacera, Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh, Dây đồng Việt Nam CFT và ngược lại sẽ thoái 100% vốn Gelex Logistics.
Một tờ trình đáng chú ý khác là cho phép Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Tuấn và người có liên quan được mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu tới mức 36% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.
Việc tăng tỷ lệ sở hữu như vừa nêu trên được thực hiện thông qua việc mua/nhận chuyển nhượng cổ phiếu GEX từ các cổ đông hiện hữu thông qua hình thức mua khớp lệnh hoặc mua thỏa thuận theo quy định. Thời gian thực hiện sau khi được Đại hội thông qua.
Video đang HOT
Hiện nay cổ đông lớn nhất của Gelex là Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX nắm giữ 15,7% vốn công ty. Ông Nguyễn Văn Tuấn và người thân hiện chưa sở hữu cổ phiếu GEX. Ông Tuấn đang trong thời gian đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu từ 27/5 đến 24/6.
Công ty cũng trình việc miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với bà Đỗ Thị Phương Lan và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc theo đơn xin từ nhiệm, bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2016-2020 trên cơ sở danh sách ứng viên.
Viglacera đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 23%
Lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 750 tỷ đồng, giảm 23%.
Công ty dự kiến tiếp tục thoái toàn bộ vốn góp tại các đơn vị sản xuất gạch ngói đất sét nung.
Viglacera (HoSE: VGC) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào ngày 19/6 tại Hà Nội. Cụ thể, HĐQT sẽ trình cổ đông kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất 8.300 tỷ đồng, giảm 18% so với thực hiện 2019. Lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng, giảm 23%.
Các chỉ tiêu đã được xem xét đến các yếu tố bất lợi do tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty.
Quý I, công ty đạt doanh thu 2.374 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế là 220 tỷ đồng, giảm 2%. Như vậy, công ty hoàn thành 29% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.
Về đầu tư lĩnh vực vật liệu, trong quý IV, công ty dự kiến hoàn thành 2 dự án là nhà máy kính nổi siêu trắng Phú Mỹ giai đoạn I (công suất 600 tấn/ngày) và dự án xí nghiệp khai thác chế biến nguyên liệu của CTCP Thanh Trì.
Viglacera cũng triển khai kế hoạch đầu tư tại các đơn vị thành viên trong lĩnh vực sứ vệ sinh - sen vòi, gạch ốp lát về giải pháp công nghệ, kỹ thuật, dây chuyền thiết bị.
Với dự án đầu tư kính cán siêu trắng công suất 650 tấn/ngày tại khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh, công ty tiếp tục khảo sát, đánh giá thị trường, các yếu tố đầu vào, công nghệ - thiết bị... nhằm đảm bảo tính khả thi.
Viglacera cũng nghiên cứu đầu tư và đầu tư các dự án mới như sản xuất pin năng lượng mặt trời, đầu tư giai đoạn 2 nhà máy kính siêu trắng Phú Mỹ, công suất 900 tấn/ngày, triển khai dây chuyền gạch ốp công suất 3 triệu m2/năm tại Viglacera Thăng Long, mua lại nhà máy sản xuất gạch ốp lát và khảo sát tìm kiếm địa điểm mới để đầu tư phát triển sản phẩm đất sét nung theo công nghệ mới của Viglacera Hạ Long.
Công ty cũng đầu tư mở rộng và đầu tư mới các mỏ nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Với những dự án được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, công ty tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị đầu tư. Dự án nhà máy granite Mỹ Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) được mở rộng, tăng công suất thêm khoảng 6 triệu m2/năm nhằm sản xuất granite kích thước lớn, cao cấp. Viglacera cũng khảo sát, nghiên cứu đầu tư 2 nhà máy sản xuất panel và gạch bê tông khí tại khu vực miền Nam và miền Trung theo hình thức đầu tư mới hoặc mua lại các nhà máy hiện có, đầu tư 1 nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp công suất 750.000 sản phẩm/năm tại khu vực miền Bắc, dự kiến ở KCN Phú Hà - Phú Thọ.
Nghiên cứu đầu tư 1 nhà máy sản xuất bồn tắm và phụ kiện sứ vệ sinh và 1 nhà máy sản xuất tấm thạch cao giai đoạn 1 công suất 15 triệu m2/năm bằng hình thức góp vốn cũng là 2 dự định đầu tư phát triển của công ty trong năm nay.
Viglacera đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 23%. Ảnh: CafeF
Về lĩnh vực bất động sản, công ty tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ tại các dự án đang triển khai như Hải Yên và Đông Mai - Quảng Ninh, Phú Hà - Phú Thọ, Yên Phong II-C và Yên Phong mở rộng - Bắc Ninh, Đồng Văn 4 - Hà Nam...
Công ty cũng tham gia đấu thầu làm chủ đầu tư, triển khai các bước chuẩn bị đầu tư cho các KCN mới như Thuận Thành - Bắc Ninh (250 ha), Huế (khoảng 100 ha), Đồng Văn 4 mở rộng - Hà Nam (300 ha)..., xúc tiến các bước khảo sát, mở rộng quỹ đất mới, phát triển các KCN mới tại các tỉnh thành có tiềm năng và hợp tác đầu tư dự án bất động sản tại Long Sơn - Vũng Tàu.
Viglacera tiếp tục đầu tư, chuẩn bị đầu tư cũng như hợp tác liên doanh, liên kết, tham gia đấu thấu làm chủ đầu tư cho các dự án nhà ở tại Đông Anh, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Với dự án khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải giai đoạn 1 (35 ha), khu khách sạn dự kiến hoàn thành trong năm 2021 và thực hiện đầu tư giai đoạn 2 khoảng 40 ha, triển khai các thủ tục chuyển đổi khu mỏ đã khai thác hết nguyên liệu sang đầu tư dự án Vân Hải.
Công ty tiếp tục triển khai các dự án nhà ở thành phần chuyển tiếp từ năm 2019 như nhà ở thương mại tại Yên Phong, nhà ở thấp tầng giai đoạn 2 tại Khu đô thị Xuân Phương và triển khai các bước chuẩn bị đầu tư Dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện có sang đầu tư khu nhà ở tại khu đất diện tích 12,5 ha của nhà máy Kính Đáp Cầu.
Những dự án đầu tư tại nước ngoài tiếp tục triển khai theo tiến độ. Cụ thể, dự án vật liệu xây dựng của liên doanh SanVig tập trung vận hành 2 nhà máy gạch và sứ vệ sinh, tích lũy lợi nhuận để nghiên cứu đầu tư 2 nhà máy mới. Dự án khu công nghiệp Vimariel thực hiện đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN theo từng phân đoạn, đảm bảo đủ quỹ đất kinh doanh, cho thuê, đáp ứng dòng tiền để đầu tư toàn bộ dự án và triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê tại KCN.
Công ty cũng nghiên cứu đầu tư các dự án tổ hợp bất động sản nghỉ dưỡng như sân golf, khu resort, biệt thự để bán với quy mô dự kiến 300 ha.
HĐQT cũng trình ĐHĐCĐ việc ủy quyền cho HĐQT thông qua các phương án tăng/thoái vốn điều lệ, cơ cấu lại sở hữu vốn của Tổng công ty tại các công ty con, công ty liên kết. Cụ thể, công ty chủ trương tăng vốn điều lệ của CTCP Viglacera Tiên Sơn từ 195 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ sở hữu vốn của Tổng công ty sau phát hành tối thiểu là 51% để đầu tư mở rộng sản xuất.
Bên cạnh đó, HĐQT dự kiến thành lập Công ty TNHH tại Mỹ nhằm tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng Viglacera tại thị trường này cũng như khu vực Bắc Mỹ, châu Mỹ Latinh.
Ban lãnh đạo dự kiến lập phương án tăng vốn của CTCP Phát triển KCN Yên Mỹ để thực hiện đầu tư các KCN tại phía Nam, tiếp tục thoái toàn bộ vốn góp của Tổng công ty tại các đơn vị sản xuất gạch ngói đất sét nung như CTCP Bá Hiến, CTCP Viglacera Từ Sơn, CTCP Viglacera Hạ Long 1, CTCP Viglacera Hợp Thịnh, CTCP Viglacera Từ Liêm và chuyển nhượng nhà máy sản xuất gạch đất sét nung Hải Dương.
Về cổ tức, công ty dự kiến chia tỷ lệ 11% cho năm 2019 và tỷ lệ 10,5% cho năm 2020.
Khu công nghiệp Nam Tân Tuyên (NTC) trình cổ đông kế hoạch chuyển sàn trong năm 2020 Kết thúc quý đầu tiên của năm 2020, NTC thu về 85,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế qua đó hoàn thành gần một nửa kế hoạch cả năm. Ảnh minh họa. CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) vừa bổ sung tờ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 dự kiến diễn ra ngày 3/6 với nhiều nội dung quan trọng...