GDP/người tăng nhưng vẫn đang tụt hậu
Năm 2010, Việt Nam đã chuyển vị thế quan trọng ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp).
Tuy nhiên, tuy tốc độ tăng cao hơn, nhưng giá trị 1% tăng lên của Việt Nam thấp hơn, do đó, mức chênh lệch tuyệt đối GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước đó vẫn ngày một lớn hơn về mặt tuyệt đối và vẫn nằm trong trạng thái tụt hậu xa hơn.
Dây chuyền sản xuất điện thoại di động tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải
Đạt được kết quả trên có nguyên nhân do quy mô kinh tế tính bằng VND theo giá so sánh năm 2014 lớn gấp 4,8 lần năm 1990. Nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái, thì năm 2014 cao gấp 24 lần năm 1988. Có nguyên nhân do tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 1991 – 2014 chậm lại so với thời kỳ 1976 – 1988 (tăng 1,33% so với tăng 2,26%). Một nguyên nhân khác cần nói đến là, do tốc độ tăng giá USD thấp xa so với tốc độ tăng giá tiêu dùng trong thời kỳ 1991 – 2014 (tăng 4,67%/năm, so với 9,77%/năm). Tỷ giá tăng chậm do lượng ngoại tệ vào Việt Nam đạt khá. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện từ 1991 đến nay đạt 132,7 tỷ USD. Vốn ODA giải ngân từ 1993 đến nay đạt 54 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ước đạt 14 tỷ USD. Lượng kiều hối từ 1993 đến nay ước đạt khoảng 100 tỷ USD. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam ước từ 2005 đến nay đạt trên 48 tỷ USD…
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc tính theo tỷ giá hối đoái chỉ để tính theo số thực thu, nằm trong quan hệ thanh toán. Để so sánh với các nước, còn phải tính theo tỷ giá sức mua tương đương ( PPP). Theo cơ sở dữ liệu “các chỉ số phát triển của thế giới” của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người năm 2013 của Việt Nam tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái là 1.907 USD/người. Theo tỷ giá sức mua tương đương là 5294 USD/người (ước tính cho năm 2014 đạt khoảng 5.700 USD/người). Như vậy, nếu so về tốc độ, những nước có xuất phát thấp như Việt Nam, thì tốc độ tăng thường cao hơn so với những nước phát triển cao hơn. Do vậy, tỷ lệ so sánh % thường cao lên, từ đó dễ chủ quan do dễ bị nhầm lẫn là không bị tụt hậu xa hơn. Tuy tốc độ tăng cao hơn, nhưng giá trị 1% tăng lên của Việt Nam thấp hơn, do đó, mức chênh lệch tuyệt đối GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với nhiều nước, đặc biệt là một số nước trong khu vực vẫn ngày một lớn hơn về mặt tuyệt đối và vẫn nằm trong trạng thái tụt hậu xa hơn.
Nhìn tổng quát, tỷ lệ giữa GDP Bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái hay tỷ giá sức mua tương đương của Việt Nam so với các nước năm 2014 đều cao hơn so với năm 2005. Nhưng về chênh lệch, mức tuyệt đối của Việt Nam so với các nước thì năm 2014 đều lớn hơn năm 2005. Vấn đề đặt ra là cần sớm hồi phục tăng trưởng trên cơ sở đổi mới lần 2, ổn định tỷ giá..
Theo Kinh tế đô thị
Trung Quốc trấn an thế giới về chứng khoán và nhân dân tệ
Bên lề cuộc gặp của nhóm các nền kinh tế lớn G20, quan chức Trung Quốc trấn an thị trường thế giới rằng biến động của chứng khoán nước này sắp kết thúc và tỷ giá nhân dân tệ sẽ sớm ổn định.
Bộ trưởng Tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương của các nước thuộc khối G20 tại Ankara hôm 4.9 - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg hôm nay 6.9, cuộc họp của nhiều Bộ trưởng Tài chính và Lãnh đạo ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn G20 đã đặt ra lo ngại về tác động của thị trường Trung Quốc lên chứng khoán toàn cầu.
Bắc Kinh đã nhiều lần can thiệp để ngăn đà "rơi tự do" của thị trường chứng khoán, thậm chí ngay cả khi họ xem việc thị trường điều chỉnh là "bình thường". Zhu Jun, Tổng giám đốc bộ phận quốc tế tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nói trong một buổi phỏng vấn tại Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 39% kể từ ngày 12.6, khi chỉ số này nhảy vọt lên mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm qua. Quyết định phá giá nhân dân tệ bất ngờ của Đại lục cũng xảy ra khi nước này đang cố gắng ngăn chặn các biến động mạnh của thị trường chứng khoán.
Bản tệ Trung Quốc sụt giá mạnh nhất trong vòng 21 năm, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của nhiều đồng tiền tại các thị trường mới nổi khác và dấy lên lo ngại nhân dân tệ yếu sẽ làm tổn thương các nước xuất khẩu hàng đến Trung Quốc.
"Chúng tôi nghĩ nó đang gần kết thúc. Ở chừng mực nào đó, chúng tôi cho rằng không có rủi ro nào về mặt hệ thống", ông Zhu nói về thị trường chứng khoán.
Đồng thời, đoàn đại biểu Trung Quốc cũng cho hay động thái thay đổi cơ chế tỷ giá của nước này không phải là nỗ lự để "làm khó" xuất khẩu của các quốc gia cạnh tranh với Đại lục. Lời giải thích này được các nước khác chấp thuận, theo một quan chức quốc tế đã có mặt trong cuộc họp.
Nhắc đến nhân dân tệ, ông Zhu cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng nó đã khá cận mức cân bằng và với thời gian chúng tôi cho rằng áp lực lên tỷ giá sẽ được giảm bớt và tâm lý thị trường sẽ được cải thiện".
Trong khi đó, theo Russia Today, cuộc khảo sát với 30 chuyên gia được hãng tin Reuters thực hiện cho rằng bản tệ Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ giá trong 12 tháng tới, giao dịch ở mức 6,52 CNY đổi 1 USD vào cuối tháng 2 năm sau...
Thu Thảo
Theo Thanhnien
"Tụt hậu" so với láng giềng: Việt Nam chỉ còn cách tăng năng suất lao động Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, để mức thu nhập bình quân đầu người tiệm cận tới 15.000 USD/người/năm vào năm 2035, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ nhanh chóng, điểm mấu chốt trong vòng 20 năm tới của Việt Nam là phải bảo đảm năng suất lao động tốt. Trong giai đoạn 20 - 25 năm qua,...