GDP năm 2020 dự kiến tăng 2,5-3%
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dự kiến GDP năm 2020 tăng 2,5-3%.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong phiên họp sáng nay (2/10), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Việt Nam đã vượt qua đáy chữ V và đang dần phục hồi.
Trong khủng hoảng COVID-19, tăng trưởng ba quý liên tiếp của Việt Nam giảm so với cùng kỳ các năm nhưng vẫn đạt dương. Trong đó, quý I đạt 3,68%, quý II đạt 0,39%, quý III đạt 2,62%.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Ông Dũng dẫn lời Thủ tướng cho biết, mục tiêu kép (vừa chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế) đã được “tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt”. Trước các kết quả đã ghi nhận, Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự kiến GDP cả năm đạt 2,51%. Dù vậy, tại phiên họp, Thủ tướng nêu quyết tâm tăng trưởng năm nay đạt 2,5-3%.
Với kết quả chống dịch thành công, nền kinh tế có nhiều điểm sáng trong 9 tháng. Đơn cử xuất siêu đạt kỷ lục với 17 tỷ USD, trong đó, khu vực kinh tế trong nước có mức tăng trưởng xuất khẩu trên 20%. 30 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỷ USD. Thu hút FDI đã đạt trên 21 tỷ USD. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã tăng lên 52,2 điểm trong tháng 9, cao nhất ASEAN.
Video đang HOT
Ngoài ra, các chỉ số vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước. Giải ngân đầu tư công cũng đạt mức cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện đạt trên 300.000 tỷ đồng, tương đương 60% kế hoạch năm.
Cũng tại buổi họp báo Chính phủ chiều nay, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Đào Minh Tú cho biết, tăng trưởng tín dụng đang rất tích cực, tăng trưởng tín dụng đến nay đã đạt 6,1%. Con số này tăng cao so với mức 4,3% cuối tháng 8, đầu tháng 9. Quý I tăng rất chậm, quý II tăng nhanh hơn một chút nhưng vẫn chậm.
Ông nhận định đây là dấu hiệu tích cực trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thậm chí, trong lĩnh vực dịch vụ, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cũng tăng tới 7%, là kết quả đáng khích lệ.
“ Dù trong điều kiện còn khó khăn, do tác động của dịch, doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực và linh hoạt”, ông nói. Về mục tiêu năm nay, nếu điều kiện dịch kiểm soát tốt, xuất khẩu phục hồi, ông Tú dự báo dư nợ tín dụng có thể tăng 8-10%, thậm chí mức trên 9% là khả thi.
Để làm được điều đó, ông Tú nhấn mạnh phải cơ cấu lại khoản nợ, lãi đến hạn, nhưng quan trọng nhất vẫn là giảm lãi suất. Từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, các ngân hàng cũng tiết giảm chi phí… đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hợp lý, giúp tăng trưởng tín dụng.
Tăng trưởng tín dụng sẽ chấm dứt chuỗi ngày trồi sụt?
Trong 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng liên tục trồi sụt, thậm chí có thời điểm tín dụng rơi vào trạng thái tăng trưởng âm. Tuy nhiên, theo giới phân tích, tín dụng từ cuối quý II sẽ "bức tốc" tăng trưởng.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo về tình hình tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020, thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định, thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt. Tính đến ngày 20/5, huy động vốn tăng 1,85%, tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm 2019.
Hai tháng gần như đứng yên
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết do tác động của dịch Covid-19, cầu tín dụng giảm, tín dụng những tháng đầu năm có xu hướng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước nhưng dần có dấu hiệu cải thiện.
Cụ thể, tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4 tăng 1,42% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 4,44%). Đáng lưu ý, tín dụng đến trung tuần tháng 5 giảm xuống khoảng 1,2%, tuy nhiên đến ngày 20/5 tăng 1,32% so với cuối năm 2019. Dẫu vậy, mức tăng trưởng tín dụng vẫn gần như "đứng yên" so với gần 2 tháng trước.
Giải thích lý do tín dụng liên tục trồi sụt, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho hay, vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp sụt giảm mạnh do không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới thực hiện giải pháp giãn cách xã hội, tiêu dùng và xuất khẩu đều giảm mạnh, nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường đầu ra đều khó khăn.
Theo lãnh đạo NHNN, tín dụng những tháng đầu năm tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 là do doanh nghiệp đẩy mạnh trả nợ, trong khi nhu cầu vốn mới ít. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp mặc dù có nhu cầu vốn, ngân hàng cũng rất muốn giải ngân nhưng không cho vay được vì doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng thu hồi vốn.
Đối với đề nghị vay không cần tài sản đảm bảo, đại diện NHNN chia sẻ: ngành ngân hàng có thể thực hiện được điều này nhưng với điều kiện là kiểm soát được dòng tiền, điều kiện tiên quyết vẫn là doanh nghiệp phải chứng minh phương án kinh doanh hiệu quả. Ngân hàng không thiếu vốn, chỉ cần doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt.
Dấu hiệu nhích dần lên
Lãnh đạo một số ngân hàng đánh giá, sang quý II, nhu cầu vốn của khách hàng đang dần cải thiện, nhưng cùng với đó là nợ xấu đang có nguy cơ phình to, nên các ngân hàng thận trọng cho vay. Vì vậy, dư nợ khó tăng cao trong quý II/2020.
Thống kê trên địa bàn Hà Nội cho thấy, tính đến hết tháng 5, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng ước đạt 2.163 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng 4 và tăng 2,4% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ cho vay đạt 1.942 nghìn tỷ đồng, chiếm 89,8% và đầu tư đạt 221.000 tỷ đồng chiếm 10,2% tổng dư nợ tín dụng.
Đáng lưu ý, về chất lượng tín dụng, dự kiến đến hết tháng 5, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chiếm 1,97% tổng dư nợ và 2,2% tổng số dư nợ cho vay.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tỏ ra lạc quan về bức tranh tăng trưởng tín dụng trong quý II. TS. Cấn Văn Lực cho rằng, năm nay nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp đều tương đối thấp, nhưng nhu cầu vốn đã bắt đầu tăng trở lại.
Với các giải pháp tích cực của Chính phủ, khả năng nền kinh tế "bật lò xo" là khá lớn từ nhu cầu nội địa. Do đó, nếu có biện pháp kích cầu trong nước, bao gồm cả tiêu dùng nội địa thì khả năng tăng trưởng tín dụng nhanh hơn.
"Theo tôi, tín dụng sẽ tăng trở lại, đến hết quý II sẽ đạt khoảng 3,5 - 4%, hết năm khoảng 9 - 10%. Nếu tăng trưởng GDP năm nay phấn đấu đạt 4 - 5%, thì tín dụng tăng khoảng 9 - 10%, gấp hơn 2 lần là tương đối phù hợp. Nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi và sẽ tăng lên trong thời gian tới", ông Lực nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ như cắt giảm lãi suất, cho phép hoãn thời hạn nộp thuế, yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã giúp tăng trưởng tín dụng có chút khởi sắc.
Thời gian tới, các lực đẩy tích cực với tăng trưởng tín dụng là lãi suất điều hành và trần lãi suất thấp hơn sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ tạo ra việc làm, từ đó tạo ra nhu cầu tín dụng.
Đặt trong kịch bản cơ sở khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trong quý II, VNDirect cho rằng, tín dụng có thể tăng trở lại trong quý III - IV/2020. Theo đó, dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm nay sẽ đạt 11%. Với kỳ vọng tăng trưởng GDP 5%, tỷ lệ tín dụng/GDP dự báo sẽ tăng từ 110% trong năm 2019 lên tới 116% trong năm 2020.
Dù có dịch COVID-19, vẫn có 10.700 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5 Đáng chú ý, trong tháng 5/2020, cả nước có 10.700 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,1% so với tháng 4; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 10,5%. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 14,5% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 4,8%. Tại cuộc họp...