Gazprom – “Người khổng lồ” khí đốt Nga
Gazprom là tập đoàn sản xuất và xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga và thế giới. Năm 2011, Gazprom đạt doanh thu 118,7 tỉ USD. Gazprom có mặt trong toàn bộ chuỗi khí đốt từ hoạt động khai thác đến vận chuyển khí thiên nhiên. Ngoài ra, Gazprom đang quan tâm phát triển thị trường dầu mỏ và điện năng.
Lịch sử hình thành Gazprom
Năm 1965, Bộ Công nghiệp khí đốt Liên Xô được thành lập, chịu trách nhiệm tìm kiếm, khai thác, vận chuyển và phân phối khí thiên nhiên. Năm 1989, bộ này đã được chuyển thành một cơ quan nhà nước, trở thành Tập đoàn Gazprom State Gas Concern. Sau sự tan rã của Liên Xô, Gazprom mất gần 1/3 các đường ống dẫn khí đốt cho các nước cộng hòa độc lập.
Gazprom, tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới
Vào cuối năm 1992, Gazprom trở thành công ty cổ phần, được tư nhân hóa trong khi vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, sau được đổi tên thành Công ty CP Mở Gazprom vào năm 1998. Năm 2005, Nhà nước Nga tăng cổ phần trong tập đoàn từ 38% lên 51%, trở thành cổ đông lớn nhất.
Kiểm soát hơn 80% sản lượng khí đốt của Nga, ưu tiên của Gazprom là tiếp tục mở rộng ra thị trường quốc tế. Đặc biệt, thị trường châu Âu mang lại cho Gazprom nguồn thu nhập đáng kể và ổn định hơn so với thị trường nội địa Nga. Vào năm 2014, Gazprom này rơi vào tâm điểm cuộc khủng hoảng mới ở Ukraina, khi chính quyền Kiev quay sang các đối tác châu Âu.
Lĩnh vực hoạt động
Năm 2011, Gazprom sản xuất 513,2 tỉ m3 khí tự nhiên, chiếm gần 15,7% sản lượng khí tự nhiên trên toàn cầu. Gần 93% sản lượng khí của Gazprom đến từ các mỏ khí ở Ural, miền Trung nước Nga, phía Tây Siberia. Gazprom đang theo đuổi các hoạt động thăm dò các mỏ khí mới trên khắp nước Nga, đặc biệt là ở vùng Bắc Cực.
Ở mức độ thấp hơn, Gazprom cũng khai thác các sản phẩm dầu khí ngưng tụ thông qua công ty con Gazprom Neft. Trong năm 2011, Gazprom Neft sản xuất 32,3 triệu tấn dầu, giúp Tập đoàn Gazprom trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 5 ở Nga. Cần lưu ý rằng, Gazprom Neft cũng có các hoạt động tinh chế dầu thô. Đặc biệt, trong năm 2011, Gazprom Neft tinh chế được 11,5 triệu tấn dầu diesel, góp phần vào lượng dầu diesel của Nga xuất khẩu sang Pháp.
Vận chuyển, lưu trữ khí thiên nhiên
Gazprom sở hữu mạng lưới phân phối khí đốt lớn nhất trên thế giới. Được gọi là UGSS (Hệ thống cung cấp khí hợp nhất), tính đến cuối năm 2011, hệ thống này bao gồm gần 165.000km đường ống dẫn khí đi khắp nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và kéo dài đến Tây Âu. Gazprom muốn kiểm soát toàn bộ chuỗi khí đốt từ khâu vận chuyển cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng. UGSS được thuê từ 26 nhà sản xuất khí đốt khác (năm 2011).
Video đang HOT
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Gazprom đã tiếp tục mở rộng mạng lưới này thông qua các dự án khác nhau, ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Trong mạng lưới truyền tải khí đốt của mình, Gazprom cũng có khả năng lưu trữ đáng kể tới 65,2 tỉ m3 phân bố tại 25 địa điểm ngầm ở Nga, có thể đáp ứng tới 30% nhu cầu khí đốt của Nga trong các đợt thời tiết lạnh giá.
Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) là đường ống dẫn khí ngoài khơi với hai đường ống dài 1.224km nối Vịnh Portovaya (gần Vyborg, Nga) đến bờ biển Đức gần Greisfwald. Hai đường ống này đi qua biển Baltic để giảm số lượng các nước quá cảnh và bảo đảm khả năng cung cấp, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. Mỗi đường ống có công suất vận chuyển tối đa 27 tỉ m3khí/năm, tương đương 2/3 lượng tiêu thụ của Pháp trong năm 2011. Gazprom nắm giữ 51% cổ phần trong tổ hợp khai thác đường ống dẫn khí Nord Stream AG, Tập đoàn GDF Suez cũng là một cổ đông với 9% cổ phần.
Năm 2015, Dòng chảy phương Nam (South Stream) là dự án đường ống dẫn khí được Nga và Tây Âu dự kiến liên kết thực hiện. Đường ống này đi từ Nga tới miền Nam châu Âu mà không đi qua Ukraina. Công suất vận chuyển tối đa 63 tỉ m3khí/năm. Đường ống dẫn khí dài 900km này sẽ được xây dựng đi xuyên qua Biển Đen. Tập đoàn South Stream AG, đồng sở hữu của Gazprom và ENI của Italia thành lập tổ hợp South Stream Transport AG để xây dựng phần đường ống ngoài khơi này. Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) sở hữu 15% cổ phần trong tổ hợp.
Trong mạng lưới truyền tải khí đốt của mình, Gazprom cũng có khả năng lưu trữ đáng kể tới 65,2 tỉ m3 phân bố tại 25 địa điểm ngầm ở Nga, có thể đáp ứng tới 30% nhu cầu khí đốt của Nga trong các đợt thời tiết lạnh giá.
Gazprom hiện đang bán hơn một nửa lượng khí đốt của mình cho người tiêu dùng Nga. Ở châu Âu, Gazprom ký kết các hợp đồng cung cấp khí dài hạn với các đối tác lớn như: Công ty điện lực đa quốc gia GDF Suez ở Pháp, Công ty OMV ở Áo hoặc Công ty BASF ở Đức. Các công ty này sau đó phân phối khí đốt cho người dân.
Sản xuất điện
Vào cuối năm 2011, Gazprom có công suất sản xuất điện gần 37GW, tương đương 17% công suất lắp đặt tại Nga. Công suất này tương ứng với khoảng một nửa công suất lắp đặt của Tập đoàn Điện lực Pháp EDF. Gazprom có 81 nhà máy điện, chủ yếu là các nhà máy điện chạy khí. Gazprom vừa mua vừa bán điện (trong năm 2011, bán ra 80TWh, chiếm gần 15% sản lượng điện ở Pháp).
Vào tháng 6/2012, Gazprom đã ký một thỏa thuận hợp tác với EDF để cùng nhau sản xuất điện ở châu Âu từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Thỏa thuận cũng quy định việc đồng xây dựng các nhà máy điện cũng như việc mua lại các nhà máy sản xuất điện hiện có.
S.Phương
Theo petrotimes
Vì sao Tập đoàn Gazprom Nga tháo chạy khỏi Thổ Nhĩ Kỳ?
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đã quyết định sẽ chấm dứt các hoạt động liên doanh với các doanh nghiệp khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ
Đại gia khí đốt Nga tháo chạy khỏi Thổ Nhĩ Kỳ
Tờ Kommersant ngày 28/6 dẫn nguồn tin từ Tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga là Gazprom cho biết, công ty xuất khẩu năng lượng hàng đầu của Nga có thể rút lui khỏi các liên doanh hợp tác hiện có với các công ty Thổ Nhĩ Kỳ về lĩnh vực năng lượng.
Theo đó, đại gia số 1 của ngành năng lượng Nga cũng như trên toàn thế giới sẽ không còn trực tiếp chi phối thị trường năng lượng nội địa của Thổ Nhĩ Kỳ, mà chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cung ứng, tức là chỉ xuất khẩu khí đốt cho các công ty của nước này.
Theo các nguồn tin quen thuộc với tình hình của Ngân hàng đầu tư Gasprom (Gasprombank), Gasprombank đã hoàn tất thủ tục ra khỏi công ty Promak, một liên doanh giữa Gazprombank và nhà nhập khẩu tư nhân về khí đốt Nga lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ là Akfel Holding, được thành lập vào năm 2014.
Tập đoàn Akfel Holding chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp của Gazprom đến Thổ Nhĩ Kỳ), bao gồm 3 công ty là Akfel Gas (Gazprom đang có hợp đồng cung cấp khoảng 2,25 tỷ mét khối khí 1 năm), Avrasia (hợp đồng khoảng nửa tỷ mét khối khí) và Enerco (hợp đồng 2,5 tỷ mét khối).
Nhìn chung, tập đoàn Akfel Holding chiếm 55% khí gas của Gazprom cấp cho các nhà nhập khẩu tư nhân Thổ Nhĩ Kỳ và khoảng 20% tổng số khí gas mà Nga xuất vào Thổ Nhĩ Kỳ (phần lớn xuất cho Tập đoàn khí đốt quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ BOTAS).
Liên doanh giữa Akfel Holding và Gazprombank giữ 60% cổ phần trong hai công ty Avrasia và Enerco (trong đó, Gazprombank sở hữu 40% của 60% cổ phần đó, tỷ lệ còn lại thuộc đối tác); 40% cổ phần còn lại của công ty Enerco thuộc sở hữu của công ty dầu khí Áo OMV.
Ngoài ra, vào năm 2014, Gazprom từng công bố ý định mua lại 50% cổ phần của Akfel Gas nhưng không được sự chấp thuận của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Phó Chủ tịch Gazprom là ông Alexander Medvedev cho biết, Tập đoàn còn có kế hoạch bán tài sản khác ở Thổ Nhĩ Kỳ là cổ phần thuộc công ty khí đốt Bosphorus.
Hiện Gazprom đang sở hữu lượng cổ phần áp đảo trong công ty khí đốt Bosphorus (71%). Nếu Tập đoàn Nga quyết định rút lui hoàn toàn khỏi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, lượng cổ phiếu này sẽ bán lại cho đối tác địa phương Sen Group - công ty sở hữu 29% cổ phần còn lại.
Theo công bố của Tập đoàn Gazprom, Akfel Holding là nhà bán hàng hiệu quả và lãi suất cao nhất về khí đốt Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy tại sao Nga lại quyết định bán tháo tất cả cổ phần trong các liên doanh, để hoàn toàn tháo lui khỏi thị trường màu mỡ này?
Bản chất của mối quan hệ Nga-Thổ là hai bên cùng có lợi?
Thổ Nhĩ Kỳ không muốn Nga chi phối về khí đốt?
Theo ông Medvedev, nguyên nhân khiến Tập đoàn này quyết định rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ là do thị trường này trong thời gian qua đã trở nên "không thể đoán trước" và mất sức hấp dẫn vì sự suy yếu của đồng Lira, cùng với các mức thuế quy định ngặt ngèo khác.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, một nguyên nhân quan trọng khiến Tập đoàn khí đốt Nhà nước của Nga tháo chạy khỏi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ là do tình hình chính trị bất ổn ở quốc gia này, cùng với sự can thiệp của chính quyền Ankara, nhằm quốc hữu hóa các doanh nghiệp năng lượng nước này.
Hồi tháng 12/2016, Akfel Holding đã bị Ankara đe dọa quốc hữu hóa do nghi ngờ có quan hệ với tổ chức của giáo sĩ Gulen, bị chính quyền Erdogan kết tội tổ chức cuộc đảo chính quân sự bất thành ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7/2016.
Cơ sở của động tác quốc hữu hóa là nghị định số 674, được chính quyền Erdogan thông qua sau vụ đảo chính hồi tháng 7, trong đó cho phép chính quyền "nắm quyền kiểm soát" các công ty bị nghi ngờ tài trợ cho các tổ chức mà Thổ Nhĩ Kỳ xếp vào loại khủng bố.
Theo đó, "chức năng cổ đông" sẽ do Quỹ Bảo hiểm tiết kiệm Thổ Nhĩ Kỳ (TMSF) đảm nhận. Hội đồng Giám đốc của Tập đoàn Akfel Holding bị hoàn toàn sa thải và bị thay thế bằng các đại diện của TMSF và chuyên viên tư vấn do họ chỉ định.
Câu hỏi về khoản tài sản Nga trong Akfel Holding đã được Chủ tịch Gazprom Alexey Miller đưa ra hôm 06 tháng 12 năm 2016 tại cuộc họp với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim khi ông này ở thăm Moscow, nhưng vấn đề vẫn chưa được làm rõ, từ đó đến nay, không có thông tin gì về "số phận" của Gazprom trong liên doanh này.
Do đó, giới phân tích cho rằng, rất có thể là Gazprom đã buộc phải "tự nguyện" rút lui khỏi chức năng điều phối thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, an tâm làm một "nhà bán hàng chuyên nghiệp", trước sức ép của chính quyền Erdogan, nếu không muốn mất sạch cổ phần trong liên doanh này.
Nguyên nhân của sự việc này có lẽ xuất phát từ việc chính quyền Ankara không muốn các đại gia khí đốt Nga nắm quyền chi phối thị trường năng lượng của đất nước, biến nó thành công cụ chính trị và kinh tế. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga đã là quá nhiều.
Ngay cả việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu khởi công đường ống dẫn dầu thuộc kế hoạch "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" (Turkey Stream) tại khu vực nước sâu ngoài khơi Biển Đen vào ngày 23/6 vừa qua cũng cho thấy rằng, Ankara cũng chỉ muốn thu lợi tối đa từ Moscow, nhưng sẽ không để Nga nắm được con bài chi phối mình.
Theo Huy Bình
Báo Đất việt
Cận cảnh tòa tháp chọc trời cao nhất châu Âu tại Nga Trung tâm Lakhta, tòa nhà cao thứ 13 thế giới và số 1 tại châu Âu, đang trong giai đoạn hoàn thiện và dự kiến sẽ khánh thành trong năm sau. Theo Dailymail, dự án xây dựng tòa nhà cao nhất châu Âu sắp hoàn tất và tòa tháp chọc trời trung tâm Lakhta tại St Petersburg cao 462 m dự kiến sẽ...