Gậy ông đập lưng ông, hệ thống reCAPTCHA của Google bị chính công cụ của Google đánh bại
Dù Google đã sửa đổi và nâng cấp các công cụ của mình, phương pháp mới của các nhà nghiên cứu vẫn đạt tỷ lệ thành công hơn 90%.
Kể từ buổi bình minh của CAPTCHA – những bài kiểm tra được các website sử dụng nhằm lọc các bot truy cập vào nội dung của họ – các chuyên gia và những nhà nghiên cứu bảo mật đã tìm nhiều cách để qua mặt nó. Một số phương pháp đã được sử dụng như kỹ thuật nghịch đảo hình ảnh, kỹ thuật học sâu của trí tuệ nhân tạo hoặc dữ liệu thần kinh học thử nghiệm.
Giờ đây các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland tuyên bố phương pháp đánh lừa CAPTCHA mới của họ, với tên UnCaptcha, có thể đánh lừa cả hệ thống reCaptcha của Google, một trong những hệ thống CAPTCHA nổi tiếng nhất hiện đang được hàng trăm nghìn website sử dụng. Theo tuyên bố của các nhà nghiên cứu, tỷ lệ thành công của họ đạt tới 90%.
Trớ trêu hơn, phương pháp này sử dụng chính dịch vụ speech-to-text (dịch vụ chuyển giọng nói thành text) của Google để qua mặt reCaptcha.
Phiên bản UnCaptcha được phát triển từ năm 2017, nhằm sử dụng dịch vụ speech-to-text miễn phí của Google để làm hệ thống nghĩ rằng robot đang truy cập là con người. Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, UnCaptcha sẽ tải xuống đoạn audio captcha, chia đoạn audio thành các mẩu âm thanh riêng biệt phát âm ra các chữ số, sau đó tải chúng lên hàng loạt dịch vụ speech-to-text khác nhau (bao gồm cả của Google).
Khi các dịch vụ này trả về các đoạn text, những nhà nghiên cứu sẽ chuyển chúng thành những con số. Sau khi thực hiện việc đoán gần đúng từ phát âm, hệ thống có thể quyết định đoạn speech-to-text đầu ra nào chính xác nhất và đăng tải câu trả lên ô CAPTCHA. Phương pháp cũ này mang lại tỷ lệ thành công đến 85%.
Video đang HOT
Sau khi phát hành phiên bản UnCaptcha này, Google đã sửa lại một số lỗ hổng đang bị UnCaptcha lợi dụng để hoạt động, bao gồm cả khả năng phát hiện hệ thống tự động trên trình duyệt tốt hơn và đổi sang việc phát âm các cụm từ, thay vì chỉ các chữ cái. Các nhà nghiên cứu cũng cập nhật lại phương pháp của mình vào tháng Sáu vừa qua, và giờ đây hệ thống mới đã qua mặt được các thay đổi mới của Google và thậm chí còn đạt tới độ chính xác tới 90%.
Theo phần code của dự án lưu trên GitHub, Google đã biết về phương pháp mới này và cảm thấy không lo lắng về điều đó. Các nhà nghiên cứu cho biết: “ Chúng tôi đã liên hệ với nhóm ReCaptcha từ hơn 6 tháng nay và họ hoàn toàn biết về cách thức tấn công này. Nhóm cũng cho phép chúng tôi phát hành code của mình, dù thành công trong cách thức tấn công hiện tại.”
Tham khảo Motherboard
Từ chối Google với mức lương 6000 USD/tháng, chàng trai 1994 về Việt Nam startup công ty chống gian lận thi cử
Sau khi tốt nghiệp ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), Lê Yên Thanh bắt đầu thực tập tại Google (Mỹ), được Google nhận làm với mức lương 6000 USD/tháng (khoảng 140 triệu đồng) nhưng cậu quyết định về nước lập nghiệp.
Chàng trai sinh năm 1994 quê ở An Giang - Lê Yên Thanh vừa xuất sắc vượt qua hơn 400 người trong cả nước để trở thành 1 trong 4 gương mặt trẻ tiêu biểu giành giải thưởng Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018.
Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" giai đoạn 2016 - 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm cổ vũ, khuyến khích thanh niên, đặc biệt là các trí thức trẻ đóng góp cho sự nghiệp giáo dục thông qua các công trình, sáng kiến góp phần đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo.
Lê Yên Thanh với phần mềm VEC- Hệ thống xác thực trình độ học vấn bằng công nghệ Blockchain đã gây được ấn tượng rất mạnh mẽ cho BGK. Cậu bạn này là Giám đốc kỹ thuật và cũng là người đồng sáng lập phòng lab nghiên cứu về blockchain này. Yên Thanh cùng với 2 người bạn của mình là Lâm Trung Hiếu, Nguyễn Lâm Ngọc Bích đã tạo ra phần mềm giúp tổ chức và lưu trữ các dữ liệu thi cử một cách có hệ thống và phân tán dựa trên tính chất của blockchain.
Chàng trai sinh năm 1994 quê ở An Giang - Lê Yên Thanh
Phần mềm này giúp tối ưu hóa về vấn đề bảo mật và an ninh mạng cho những dữ liệu mật liên quan đến thi cử mà bên ngoài không thể xâm nhập để có những hành vi gian lận.
Thanh cho biết, nếu một thí sinh đã nộp bài thì không ai có quyền can thiệp vào bài thi đó, mọi hoạt động sau đó từ lưu trữ đến chấm bài đều được làm tự động, kể cả quản trị viên cũng không thể thay đổi được.
Mọi dữ liệu về bài thi được lưu ở trên này còn giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm thấy những ứng viên phù hợp.
Sau khi tốt nghiệp ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) năm 2016, Lê Yên Thanh bắt đầu thực tập tại Google (Mỹ). Được Google nhận làm với mức lương 6000USD/tháng (khoảng 140 triệu đồng) nhưng Thanh đã từ chối để về làm việc cho một công ty startup thuê văn phòng ở quận 7, TP.HCM với mức lương thấp hơn Google 10 lần.
Thanh chia sẻ: " Mỗi sáng thức dậy ở Google mình có lương cao, công việc nhiều người mơ ước, có thể làm vừa chơi, đồ ăn miễn phí, môi trường thân thiện. Nhưng, tất cả những chế độ tuyệt vời đó không giúp mình phát triển hơn được nữa. Google đã là một "ông lớn", tồn tại trong tập thể đó mình chỉ là một thành phần nhỏ đến rất nhỏ, mình không có sức ảnh hưởng, không có tiếng nói và mãi mãi mình cũng chẳng làm được điều gì lớn lao."
Thanh cho rằng người trẻ nước ngoài sớm có những định hướng lâu dài tốt hơn người trẻ Việt
Dự án khởi nghiệp đầu tiên mà Thanh tham gia là tập trung phát triển một app di động có tên là Umbala và gọi theo tiếng Việt là Úm ba la. Ứng dụng di động này giúp người dùng quay clip hát karaoke siêu ngắn, diễn hát nhép vui, trình diễn khả năng hài hước, hoặc biểu diễn tài năng nhảy của mình... Đặc biệt, người dùng có thể thoải mái sáng tạo bằng cách sử dụng kỹ thuật quay nhanh, chậm, hay chỉnh sửa video với hàng chục hiệu ứng video rất bắt mắt.
Năm 2016, chàng trai với gần 100 giải thưởng lớn nhỏ về Tin học trong nước và quốc tế cũng đã nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015; Giải Nhì Nhân tài Đất Việt năm 2015...
"Mình thấy môi trường ở nước ngoài tốt hơn Việt Nam nhiều"
Trước đó, Lê Yên Thanh từng đạt giải Nhất cuộc thi Lập trình sinh viên Quốc Tế ACM/ICPC khu vực châu Á 2015; Giành Cúp Bạc Siêu cúp Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam; Giải Đặc biệt Olympic Tin học Sinh viên Trường ĐH KHTN; Giải thưởng Honda Y-E-S dành cho 10 kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam năm 2015 và Gương điển hình tiên tiến toàn quốc. Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, như: Chương trình giao lưu thanh niên sinh viên Asian-Nhật Bản JENESYS 2.0; Ủy viên BCH Đoàn Trường ĐH KHTN; Ủy viên Ban thư ký Hội Sinh viên TPHCM...
4 công trình chiến thằng chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" 2018 bao gồm: Đèn học thông minh The Smart Light công nghệ 4.0 (IoT) của tác giả Nguyễn Huy Du (Hà Nội); VEC - Hệ thống xác thực trình độ học vấn bằng công nghệ Blockchain của nhóm tác giả Lê Yên Thanh, Lâm Trung Hiếu, Nguyễn Lâm Ngọc Bích (TP HCM); Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng down học đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống của nhóm tác giả Dương Thị Thu Hà, Bùi Minh Ngọc, Bùi Khánh Vy (Hà Nội); Phần mềm học tiếng Anh trực tuyến IOSTUDY của nhóm tác giả Lục Quang Tấn, Trần Đức Thắng, Nguyễn Thành Luân, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Anh Tuấn (Lào Cai).
Theo GenK
Google chế tạo chiếc xe Street View thu nhỏ, để giúp chúng ta có thể tham quan bên trong mô hình lớn nhất thế giới Thăm quan mô hình lớn nhất thế giới từ bên trong. "Miniatur Wunderland" là mô hình đường sắt lớn nhất thế giới, được trưng bày tại thành phố Hamburg, Đức. Đây là mô hình vô cùng chi tiết, từ những đường ray tàu hỏa, cho đến những con phố, cảnh vật cây cối, những tòa nhà và cả người dân sinh sống bên...