GAVI sẵn sàng tài trợ 500 triệu USD cho châu Phi triển khai tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ
Giám đốc điều hành của GAVI, bà Sania Nishtar cho biết Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng này sẵn sàng chi tới 500 triệu USD để hỗ trợ các quốc gia châu Phi đối phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện đang bùng phát mạnh.
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại CHDC Congo. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
GAVI giúp các nước có thu nhập thấp mua và triển khai các loại vaccine, thường phòng các bệnh cho trẻ em như bệnh sởi, nhưng đã mở rộng phạm vi hỗ trợ trong thời đại dịch COVID-19. Số tiền trên có sẵn trong quỹ “Phản ứng đầu tiên” của tổ chức này, vốn được lập sau khi các cơ quan y tế như GAVI gặp khó khăn trong việc mua vaccine vào giai đoạn đầu đại dịch COVID-19. Nguồn quỹ này có thể được sử dụng để đối phó với các tình huống khẩn cấp về y tế, trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/8 đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC) vì căn bệnh đậu mùa khỉ.
Bà Nishtar cho biết số tiền tài trợ vaccine đã có sẵn, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại, trong đó có việc các nước bị ảnh hưởng đưa ra yêu cầu chính thức để được hỗ trợ vaccine và WHO cấp phép sử dụng vaccine. GAVI và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) không thể tài trợ vaccine cho các nước bị ảnh hưởng nếu WHO chưa cấp phép vaccine. Cơ quan y tế toàn cầu này hy vọng sẽ hoàn tất việc đánh giá vaccine vào tháng 9 tới.
Theo bà Nishtar, GAVI cũng đã sớm đàm phán với các nhà sản xuất 2 loại vaccine phòng đậu mùa khỉ được sử dụng rộng rãi gồm Bavarian Nordic và KM Biologics. Tuy nhiên, GAVI chỉ có thể tiến hành đặt hàng chính thức sau khi vaccine được cấp phép sử dụng.
Hãng Bavarian Nordic cho biết có thể sản xuất 10 triệu liều vaccine đến cuối năm 2025. Đại diện các hãng Bavarian Nordic và KM Biologics đều khẳng định đã sẵn sàng phân phối vaccine trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ lần này. Bên cạnh đó, GAVI cũng đang phối hợp với các nước như Mỹ – nước có sẵn 50.000 liều vaccine để quyên góp trong nhiều tháng.
Video đang HOT
Trong khi đó, CHDC Congo, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh bùng phát, vẫn chưa đưa ra yêu cầu chính thức để Gavi hỗ trợ vaccine. Bà Nishtar cho rằng đây là yếu tố gây trì hoãn việc phân phối vaccine, bên cạnh việc sắp xếp các thủ tục pháp lý và kế hoạch triển khai tiêm chủng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Chính phủ CHDC Congo cho biết tính từ đầu năm đến nay, đợt bùng phát đậu mùa khỉ đã khiến 548 người ở nước này tử vong, trong khi trường hợp đầu tiên bên ngoài châu Phi mắc biến thể nguy hiểm hơn của loại virus này được ghi nhận là một du khách người Thụy Điển.
Trong một thông báo qua video, Bộ trưởng Y tế CHDC Congo Samuel-Roger Kamba cho biết quốc gia châu Phi này đã ghi nhận 15.664 trường hợp bệnh nghi ngờ và 548 ca tử vong kể từ đầu năm trên phạm vi toàn quốc. CHDC Congo bao gồm 26 tỉnh và có dân số khoảng 100 triệu người. Các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Nam Kivu, Bắc Kivu, Tshopo, Equateur, Bắc Ubangi, Tshuapa, Mongala và Sankuru.
Ông Kamba cho biết thêm Chính phủ CHDC Congo đã đưa ra kế hoạch chiến lược quốc gia về tiêm chủng phòng ngừa đậu mùa khỉ, cũng như cải thiện hoạt động giám sát căn bệnh này tại khu vực biên giới và trạm kiểm soát. Các nhóm làm việc cấp chính phủ đã được thành lập để thúc đẩy việc truy vết tiếp xúc và giúp huy động các nguồn lực để duy trì kiểm soát dịch bệnh.
WHO cùng ngày 15/8 đã xác nhận một trường hợp nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở Thụy Điển có liên quan đến đợt bùng phát dịch bệnh này ở châu Phi. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy dịch bệnh này đã lây lan ra bên ngoài “Lục địa Đen”.
Ukraine chật vật tìm kiếm sự ủng hộ từ châu Phi
Chuyến công du của Ngoại trưởng Ukraine tới một loạt các nước châu Phi trong tuần trước được cho là mang mục đích giành được sự ủng hộ từ các đồng minh và mở rộng ảnh hưởng của Kiev trên một lục địa thường vẫn giữ thái độ trung lập đối với cuộc chiến tại Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo Anh Telegraph, ngay khi Ngoại trưởng Dmytro Kuleba bắt đầu chuyến công du, ông tuyên bố ông muốn thảo luận về "sự tham gia của các quốc gia châu Phi vào các nỗ lực toàn cầu nhằm khôi phục nền hòa bình công bằng cho Ukraine và thế giới".
Tuy nhiên, cả chuyến đi của ông tới Malawi, Zambia và Mauritius đã bị lu mờ bởi cơn giận dữ từ một số quốc gia châu Phi khác sau khi Kiev tiết lộ đã hỗ trợ lực lượng phiến quân Tuareg.
Sau khi ám chỉ Ukraine đã cung cấp thông tin tình báo cho phiến quân, phương tiện truyền thông Ukraine đã công bố một bức ảnh cho thấy các chiến binh Tuareg đang vẫy cờ Ukraine.
Thông tin và hình ảnh này đã khiến hai quốc gia bao gồm Mali và Niger - hai quốc gia có lực lượng Nga đồn trú - cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine, trong khi một khối quyền lực khu vực Tây Phi cảnh báo về sự can thiệp của nước ngoài. Cụ thể, Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi lên án "bất kỳ nỗ lực nào nhằm kéo khu vực này vào các cuộc đối đầu địa chính trị hiện tại".
Sự cố trên không chỉ làm nổi bật cuộc chiến giành ảnh hưởng đang diễn ra ngoài các chiến trường châu Âu mà còn cho thấy Ukraine phải nỗ lực thế nào để đuổi kịp tầm ảnh hưởng của Nga ở châu Phi và những nguy cơ tiềm ẩn khi can thiệp.
Ulf Laessing, Giám đốc chương trình Sahel tại tổ chức nghiên cứu Đức Konrad Adenauer Foundation, lý giải: "Hiện tại, sự ủng hộ Nga lan rộng khắp Sahel và Tây Phi. Ukraine nói rằng họcó góp sức trong việc sát hại người Nga, điều đó không được chấp nhận. Đây là một sai lầm khi thừa nhận họ đã góp phần vào một cuộc tấn công vào thời điểm mà người châu Phi đang cảnh giác với các hành động can thiệp của nước ngoài".
Ngay từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine trong năm 2022, nhiều quốc gia châu Phi vẫn giữ thái độ trung lập, từ chối lên án chiến dịch hoặc tham gia các lệnh trừng phạt, trong khi những quốc gia khác dường như nghiêng về phía Moskva.
Một số quốc gia cho biết họ từ chối bị lôi kéo vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới vì một cuộc xung đột cách xa hàng nghìn kilomet và phản đối những nỗ lực của phương Tây nhằm thao túng chính sách đối ngoại của họ.
Một số nhà lãnh đạo vẫn luôn coi trọng sự viện trợ của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giải phóng ngày trước, trong khi một số nước dựa vào sự bảo vệ quân sự từ Moskva để chống lại các nhóm phiến quân.
Đi đầu trong nỗ lực giành ảnh hưởng của Nga ở châu Phi kể từ năm 2017 là nhóm lính đánh thuê Wagner. Nhóm này, được đổi tên thành Quân đoàn châu Phi, đã cung cấp viện trợ quân sự cho các quốc gia bao gồm Mali, Cộng hòa Trung Phi, Mozambique, Sudan, Libya.
Trước phản ứng từ Mali và Niger, ông Andriy Yusov - người phát ngôn của cơ quan tình báo quân sự Ukraine - cho biết những tuyên bố của ông về việc Ukraine hỗ trợ phiến quân Tuareg đã bị hiểu sai. Kiev cho rằng Mali đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine "mà không tiến hành kiểm tra kỹlưỡng các sự kiện và hoàn cảnh".
Theo nhà phân tích Laessing, Kiev có thể đã cung cấp một lượng nhỏ đào tạo hoặc trang thiết bị, nhưng có khả năng họ đã cường điệu hóa sự tham gia của mình. Cũng theo ông này, nếu Ukraine muốn truyền tải được thông điệp của mình, nên tránh nói đến một số loại xung đột độc hại và nhạy cảm với các hành động can thiệp từ nước ngoài.
WHO triệu tập cuộc họp khẩn về sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại CHDC Congo. Ảnh (tư liệu): Getty Images/TTXVN Trong một tuyên bố,...