Gấu toàn thân trắng muốt hiếm có, không phải bạch tạng xuất hiện ở Mỹ
Tỷ lệ loài gấu đen có bộ lông trắng muốt toàn thân ngoài tự nhiên là 1 triệu con mới có 1. Gấu có bộ lông trắng muốt đi lang thang trong khu vực hoang dã ở Western Upper Peninsula, bang Michigan, Mỹ.
Đây là cá thể thuộc loài gấu đen Bắc Mỹ, gần như không thể phát hiện ra gấu trong tự nhiên.
Gấu toàn thân trắng muốt hiếm có, không phải mắc bạch tạng xuất hiện ở Mỹ
Mới đây, một máy ảnh giấu kín trên đường mòn đi bộ trong khu rừng hoang dã ở Michigan đã ghi lại được hình ảnh hiếm hoi về gấu đen có bộ lông trắng muốt.
Những bức ảnh chia sẻ lên mạng xã hội cho thấy con gấu có bộ lông trắng muốt nổi bật , lạc lõng giữa những tán lá xanh và vỏ cây màu nâu. Theo các chuyên gia, đây là một trong những loài khó nắm bắt nhất trong tự nhiên.
Gấu đen lông trắng muốt không phải là gấu Bắc Cực, không liên quan đến bệnh bạch tạng. Con gấu chào đời là kết quả quá trình lai tạo bộ gene lặn tạo ra lông trắng giữa gấu bố và gấu mẹ, với tỉ lệ xuất hiện ngoài tự nhiên là 1/1.000.000.
Cody Norton, chuyên gia về động vật làm việc tại Sở Tài nguyên địa phương cho biết: “Thật thú vị khi nhìn thấy gấu trắng xuất hiện ở khu vực này. Con gấu đực nhỏ khoảng 2 tuổi”.
Gấu có bộ lông trắng thành công hơn 35% so với gấu đen trong việc bắt cá hồi. Bộ lông trắng của gấu khó bị cá phát hiện dưới nước hơn so với lông đen nên gấu có thể bắt cá dễ dàng hơn.
Theo các nhà chức trách động vật hoang dã Canada, người dân địa phương gọi những con gấu này là thần linh uy quyền được người dân bản địa tôn trọng. Họ không bao giờ săn bắt hay tiết lộ vị trí của chúng cho những người thợ săn.
Quan niệm dân gian ở địa phương cho rằng nếu xâm phạm tới những con gấu thần linh, họ sẽ phải chịu trừng phạt nặng nề.
Gấu thần linh như một vị thần bảo hộ của rừng già, bảo vệ sự sống sinh sôi nảy nở ở đó. Ngày nay, số lượng loài gấu này chỉ còn khoảng dưới 1000 và chỉ có một con duy nhất đang được nuôi dưỡng ở công viên British Columbia, Canada.
Tội ác vì thù ghét gia tăng ở Mỹ
Một trong những vấn đề cấp bách nhất ở Mỹ hiện nay là sự gia tăng các tội ác vì thù ghét, những hành vi phạm tội được thúc đẩy bởi thành kiến về chủng tộc, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia và nhiều yếu tố khác.
Người biểu tình tuần hành phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại Công viên thành phố Grand Rapids, bang Michigan, Mỹ, ngày 15/4/2022. Ảnh minh họa: AP/TTXVN
Theo bài viết mới đây trên trang tin tức LIHerald.com, trong năm 2020, tại Mỹ xảy ra hơn 8.000 vụ phạm tội vì thù ghét, tăng mạnh so với hơn 7.000 vụ năm 2019. Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết yếu tố lớn nhất thúc đẩy tội ác vì thù ghét là thành kiến về chủng tộc, sắc tộc và nguồn gốc. FBI cũng lưu ý rằng "những lời lẽ kỳ thị liên quan đến đại dịch COVID-19 và dịch đậu mùa khỉ chỉ làm bùng phát bạo lực".
Theo nhóm Stop AAPI Hate, kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19 vào tháng 3/2020 đến giữa năm 2021, đã có hơn 6.600 vụ thù hận nhằm vào người Mỹ gốc châu Á. Gần 2/3 trong số đó nhắm đối tượng là phụ nữ. Các hình thức kỳ thị gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, hay vi phạm quyền công dân.Theo bài viết trên, các nhà lập pháp Mỹ đã cố gắng ngăn chặn tội ác thù hận kể từ năm 1968 khi Đạo luật về Tội phạm thù hận liên bang đầu tiên được thông qua. Trên thực tế, một số bang tại Mỹ đã ban hành luật chống tội phạm thù hận nghiêm ngặt hơn và có những điểm khác nhau tùy theo từng bang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi năm ngoái cũng đã ký ban hành Đạo luật về tội ác thù hận COVID-19. Đây được đánh giá là hành động quyết liệt của chính quyền Tổng thống Biden nhằm bảo vệ cộng đồng người Mỹ gốc Á trước tình trạng bạo lực kỳ thị.
Kiện ra tòa vì bị cho "leo cây" Một phụ nữ ở bang Michigan, Mỹ, đã kiện một người đàn ông để đòi bồi thường 10.000 USD vì ông này không xuất hiện trong buổi hẹn. Theo tờ USA Today, bà QaShontae Short đã đệ đơn kiện vào tháng 9.2020, nói rằng sự việc đã khiến bà bị tổn thương tinh thần vì ngày hẹn trùng với sinh nhật người mẹ...