GAPO là gì?
Các bệnh nhân bị mắc hội chứng GAPO này thường do rối loạn di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi chậm phát triển, rụng tóc, thiếu răng, teo mắt tiến triển…
Một em bé bị mắc hội chứng GAPO.
Những ngày qua trên MXH, cư dân mạng bàn tán rất nhiều đến từ “GAPO”, nhiều người ban đầu thấy nó lan truyền tưởng như đây lại là một trào lưu, “hot trend” nào đó để học theo. Tuy nhiên, đây lại là tên gọi của một hội chứng bệnh, gọi là “hội chứng GAPO”.
Cụ thể, các bệnh nhân bị hội chứng này thường do rối loạn di truyền rất hiếm gặp, đặc trưng bởi chậm phát triển, rụng tóc, thiếu răng, teo mắt tiến triển. Thế giới hiện nay mới chỉ ghi nhận được 33 trường hợp.
Ở Việt Nam vào năm 2010, một bé trai 12 tuổi duy nhất và cũng là đầu tiên được phát hiện mắc hội chứng này. Điều kỳ lạ là bé chưa có dấu hiệu teo thị giác, đến khám bệnh vì đau vùng răng trước hàm dưới, không có răng sữa và răng vĩnh viễn; vóc người thấp nhỏ, không có lông mi, lông mày, hộp sọ không đều, mi mắt hai bên dày và sụp, mũi hình yên ngựa, da hai bàn tay nhăn nheo …
Video đang HOT
Ngoài ra, bé trai 12 tuổi còn có những đặc điểm khác mà các báo cáo khoa học trên thế giới chưa thấy đề cập là tinh hoàn nằm không đúng vị trí, hormon sinh dục nam thấp, thỉnh thoảng bị liệt dây thần kinh số 7 hai bên tạm thời.
Điều trùng hợp là vào ngày 23/7, mạng xã hội Gapo của Việt Nam bất ngờ ra mắt, chính cái tên Gapo đã trùng lắp với “hội chứng GAPO” nên từ khóa tìm kiếm trở nên hot. Gapo là mạng xã hội của Công ty CP Công nghệ Gapo (Gapo Technology).
MXH Gapo ra mắt chỉ sau đó 1 ngày đã bị sập hệ thống.
Được biết, MXH Gapo do người Việt Nam phát triển cho phép người dùng kết bạn, giao lưu và trò chuyện trực tuyến. Người dùng Gapo có thể tương tác với nhau thông qua những tính năng đăng bài, bình luận, chia sẻ, bộc lộ cảm xúc. Giao diện và tính năng của MXH Gapo được thiết kế gần giống Facebook, chỉ khác màu nền là tông xanh lá cây chủ đạo.
Theo thoidai
Cứ 10 học sinh được sàng lọc lại có 1 trẻ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh
Qua sàng lọc 7.412 học sinh tại 8 trường phổ thông trung học ở Hà Nội cho thấy, có 11% học sinh có khả năng mang gen Alpha Thalassemia (tan máu bẩm sinh)...
Lấy mẫu máu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho học sinh tại quận Hoàn Kiếm
Theo TS Ngô Mạnh Quân, Phụ trách Phòng Truyền thông giáo dục sức khoẻ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, bệnh thalassemia ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số nên việc sàng lọc gen bệnh này là một vấn đề đang được quan tâm.
Năm 2018, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Hà Nội đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương thực hiện hoạt động sàng lọc bệnh Thalassmia tại Hà Nội thông qua việc lấy máu xét nghiệm và sàng lọc bệnh Thalassemia cho học sinh tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai.
Qua sàng lọc 7.412 học sinh tại 8 trường phổ thông trung học cho thấy, có 11% học sinh có khả năng mang gen Alpha Thalassemia, tỷ lệ này khác nhau giữa các huyện. Như vậy, ước tính cứ 10 học sinh, có 1 em mang gen Alpha Thalassemia.
"Đây là tỷ lệ không hề thấp, chúng tôi hy vọng sẽ được thực hiện trên phạm vi và số mẫu lớn hơn, để ước tính được nguy cơ sinh ra các trẻ bị bệnh thể nặng, hoặc đề phòng những trường hợp bị phù thai do trẻ mang những đột biến nặng..."- TS Quân nói
Cũng theo TS Quân, bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu, bệnh kéo dài suốt đời, thuộc nhóm bệnh bẩm sinh - di truyền. Bệnh có các biểu hiện nổi bật đó là thiếu máu, xạm da, chậm phát triển.
Nếu người bệnh không được điều trị sớm, đầy đủ sẽ xuất hiện nhiều biến chứng do thiếu máu gây ra, làm thay đổi diện mạo người bệnh như thể trạng thấp bé, trán dô, mũi tẹt, hàm răng hô, suy tim, suy gan, suy nội tiết. Người bị bệnh 100% sẽ di truyền bệnh cho thế hệ sau.
Do đây là bệnh di truyền gen lặn nên trong cộng đồng, phần đông người mang gen Thalassemia chưa bị bệnh, bị bệnh thể nhẹ, hoặc trung bình. Họ không cần đi viện nhưng thường có lượng huyết sắc tố thấp hơn người bình thường và có thể ảnh hưởng tới phát triển thể chất, sinh hoạt, lao động.
Theo anninhthudo
Trẻ em có nên ăn chay hay không? Viện Hàn Lâm Y khoa Hoàng gia Bỉ khuyến cáo trẻ em không nên ăn chay, trong khi viện dinh dưỡng Anh và Mỹ khuyên "ăn chay hợp lý". Ngày càng nhiều bố mẹ châu Âu cho con ăn chay từ bé nhằm mục đích nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chế độ dinh dưỡng này không phù...