Gặp “Vua chạm bạc” chuyên làm đẹp cho các sơn nữ
Cụ là Lý Dào Luồng, sinh năm 1932 tại làng Phùng, xã Thái Học (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) là người làm nghề chạm bạc có thâm niên còn sót lại của người dân tộc Dao tiền ở vùng này.
Hơn 60 năm trôi qua, bất kể ngày nắng hay mưa, đồng bào dân tộc người Dao tiền sống ẩn mình trên sơn cốc thuộc tỉnh Cao Bằng, lúc nào cũng bắt gặp hình ảnh một ông lão miệt mài ngồi chạm từng nét khắc lên từng bộ trang sức bằng bạc của khách. Nhờ vào tài chế tác chạm bạc của cụ, biết bao mối tình đã được se duyên, sống với nhau hạnh phúc. Giờ đây, khi tuổi đã già cụ lại tận tâm truyền dạy cho con cháu để giữ gìn nghề truyền thống.
Cụ là Lý Dào Luồng, sinh năm 1932 tại làng Phùng, xã Thái Học (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) là người làm nghề chạm bạc có thâm niên còn sót lại của người dân tộc Dao tiền ở vùng này.
Bàn tay tài hoa nơi sơn cốc
Sau gần 1 giờ leo đường núi đá tai mèo, chúng tôi mới đến nhà người thợ bạc tài hoa Lý Dào Luồng. Căn nhà hai tầng khang trang nằm giữa những dãy núi trùng điệp, xung quanh chỉ đá với đá, đẹp như một bức tranh được chạm khắc về thiên nhiên và con người nơi đây. Năm nay đã chạm tuổi bát tuần nhưng bàn tay của cụ vẫn còn rất nhanh nhạy và đầu óc minh mẫn. Ông lão được mệnh danh là “ Vua chạm bạc” có nét mặt hiền lành và đậm chất hoang sơ của núi, được rất nhiều người yêu quý, mến mộ.
Ở vùng này, trang sức bằng bạc là vật làm đẹp cho các sơn nữ người dân tộc thiểu số, là vật không thể thiếu dùng làm của hồi môn cho con gái Dao tiền, Dao đỏ, H’Mông trước khi về nhà chồng. Đến ngày cưới, cô dâu sẽ diện mình lộng lẫy với những bộ trang sức bằng bạc, như: vòng cổ, vòng tay, xà tích, hoa tai, cúc bạc, nhẫn…
Cụ Lý Dào Luồng (áo đen) và người cháu trai đang trong gian đoạn quan sát học nghề
Cụ Luồng trầm ngâm kể lại: “Tôi sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, việc học hành dang dở, không đến nơi đến chốn vì còn suốt ngày phải giúp bố mẹ lên nương làm việc nuôi các em khôn lớn. Tuy nhiên, từ bé, tôi đã có niềm đam mê với những nét chạm khắc trên trang sức của phụ nữ dân tộc mình mà chính cha tôi chế tác. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra ngồi trên mỏm đá trước cửa nhà để xem cha tôi chạm bạc, lâu lâu lại sang nhà các cụ trong làng để so sánh cách làm cũng như trình độ của từng người. Thấy tôi tỏ ra say mê quá nên nhiều người đã hướng dẫn tỉ mỉ các công đoạn, đặc biệt là cha tôi dành tất cả công sức để truyền nghề”.
Những ngày đầu khi bước chân vào nghề chạm bạc, cụ Luồng gặp nhiều khó khăn vì chưa xác định được độ chín, nung chảy của bạc, nét chạm vẫn còn thô, chưa được hài hòa. Từng loại sản phẩm lại dùng các kỹ thuật khác nhau, vì vậy phải mất hơn một năm chăm chỉ tập luyện, các sản phẩm trang sức do cụ chạm mới hài hòa, mềm mại theo ý mình. Từ năm 20 tuổi, chàng thanh niên Lý Dào Luồng bắt đầu sự nghiệp chạm bạc của mình, tài chạm đẹp và tinh xảo đến độ các xưởng chạm bạc thời đó đều dần bị mất khách, thậm chí một số bỏ nghề.
Cụ Luồng tâm sự: “Cách đây nửa thế kỷ, trang sức bằng bạc là vật bất ly thân của người phụ nữ Dao tiền nên nghề chạm bạc ở miền sơn cước còn thịnh hành và trang sức làm bằng bạc là sở thích của các thiếu nữ dân tộc vùng cao như: Tày, H’Mông, Dao đỏ, Dao tiền. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, người ta thậm chí còn mở cửa hàng chuyên chạm bạc mọc lên ở gần thị trấn, nơi có nhiều dân cư sinh sống”.
Thu nhập từ tiền chạm bạc của cụ Luồng cũng kiếm được kha khá. Các sản phẩm do cụ làm ra đã được tiêu thụ tại các chợ huyện: Nguyên Bình, Hà Quảng, Bảo Lạc, Thông Nông…, bán với giá một đôi vòng cổ là 11 triệu đồng, một đôi vòng tay 3 triệu đồng, một bộ xà tích 5 triệu đồng. Theo cụ Luồng, để làm được những sản phẩm này người thợ lành nghề phải mất gần một tháng trời, tiền lãi hàng tháng cũng được khoảng 4-6 triệu đồng.
Nhìn đôi bàn tay khéo léo đến độ thành thục của cụ Luồng không ai nghĩ rằng, cụ đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách mà có lẽ chỉ cụ mới hiểu rõ tất cả. Hơn 60 năm làm nghề, cũng chính cụ mới thấu hiểu được giá trị tinh tế của từng sản phẩm làm ra, trân trọng và tự hào về những trang sức mang bản sắc của dân tộc mình.
Cụ Luồng cho hay: “Điều quan trọng đối với người làm nghề là phải biết gìn giữ, cải tiến phát triển những sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo, đẳng cấp hơn bằng sự khéo léo của bàn tay, sự nhanh nhạy của đôi mắt, sự kiên trì, nhẫn nại của ý chí và sự cảm nhận bằng tâm hồn của người thợ bạc. Số tôi may mắn được cha ông dốc tâm truyền lại nên đến giờ vẫn gắn bó”.
Mỗi sản phẩm làm ra với cụ Luồng đầu là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Cụ coi đó là một thú vui, một cách trải nghiệm cuộc sống và ngắm nhìn dòng đời xuôi ngược từng ngày trôi qua. Và hơn thế nữa, chạm bạc cũng là nét đẹp trong văn hóa của người dân tộc thiểu số nơi vùng cao này. Cụ bảo, chạm bạc cũng cần có năng khiếu nghệ thuật, có trí tưởng tượng của người nghệ sĩ, khéo tay, bay bổng. Đồng thời, người thợ bạc cũng cần phải có cơ bắp và lòng kiên trì. “Chạm những nét, đường cong uốn lượn của bạc theo ý muốn không phải dễ, cũng phải tập kỳ công lắm. Hơn 60 năm làm nghề tôi vẫn chưa thấy hài lòng, đến giờ vẫn phải vừa làm vừa tập thêm”, cụ Luồng cười hóm hỉnh.
Gia đình “chạm bạc”
Đã hơn 60 năm trôi qua, những người thợ cùng lứa đã từng bỏ nghề đi làm việc khác hoặc nghỉ hưu, nhưng riêng cụ Luồng với niềm đam mê vẫn kiên trì hằng ngày ngồi chạm những trang sức bằng bạc của khách đã tìm đến nhà đặt hàng. Tuy nhiên, mấy năm nay cụ dành phần lớn thời gian đào tạo, truyền nghề cho hai thế hệ hậu duệ để nối nghiệp mình. Hiện cụ có ba người con trai, ba cháu trai cùng hai người con rể đang nối tiếp nghề do cụ truyền dạy và đã làm ra được các sản phẩm chạm khắc bạc.
Cụ Luồng tự hào chia sẻ: “Tôi bây giờ ngày càng già yếu, phải tranh thủ quãng đời còn lại dốc tâm truyền thụ những kỹ năng, kinh nghiệm cho con cháu để sau này chúng nối nghiệp. Bởi vì, nghề chạm bạc hiện nay ở vùng này đã không còn mấy ai làm nữa nên cũng có khách đặt hàng đều đặn. Truyền nghề cho chúng nó cũng là để góp phần duy trì, phát triển nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình nói riêng và các dân tộc thiểu số khác ở vùng này nói chung”.
Cha con ông Lý Kìm On quyết theo nghiệp cha, ông
Hiện giờ, kinh tế gia đình cụ Lý Dào Luồng đều do các con cháu cụ đảm nhiệm. Mặc dù ba người con trai đã tách ra ở riêng nhưng đều cùng làm chung nghề chạm bạc. Khi gặp khó khăn tất cả lại xúm nhau lại như một gia đình rồi tìm cách giải quyết, tìm cách phát triển và nâng cao tay nghề. Các công đoạn như đi mua nguyên, nhiên liệu, dụng cụ đồ nghề từ các huyện Thông Nông, Hà Quảng, Thạch An… cho đến quá trình đun, chạm, đan bạc đều được họ phân công nhau rõ ràng. Lợi nhuận thu về được phân chia hợp lý.
Tuy nhiên, hình tượng cụ Luồng luôn luôn được những người con cháu kính trọng, nể phục. Vì vậy, những ý kiến, góp ý của cụ có một trọng lượng nhất định trước khi làm việc gì quan trọng. Bởi đối với con cháu, cụ vừa là một người cha, người ông tôn kính vừa là một người thầy giỏi dang trong giới nghề chạm bạc.
Video đang HOT
Ông Lý Kìm On (49 tuổi), người con trai thứ của “vua” chạm bạc cho hay: “Học cái nghề này gian nan lắm chú à. Đã hơn 20 năm làm nghề, đến giờ tôi vẫn còn nhớ những buổi đầu học những kỹ năng, thao tác cơ bản tôi phải mất hàng tháng trời mới quen tay. Từ công đoạn nhóm lò, kéo bễ thổi cho gió vào lò, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, cho đến chạm sản phẩm đều phải tuân thủ tuyệt đối mới có được sản phẩm như ý. Tôi chuyên về công đoạn chạm bạc. Đây là khâu công phu nhất trong quá trình hoàn thành sản phẩm nên cha tôi hay nhắc nhở, hướng dẫn tôi phải thành thục đến độ nhuần nhuyễn. Riêng khâu đan bạc làm dây chuyền là do cho phự nữ trong gia đình đảm nhiệm”.
Một đại gia đình sống tách biệt trong thung lũng đá dốc thoai thoải, nhưng ở vùng này đồng bào dân tộc không ai không biết đến cái tên Lý Dào Luồng. Khi chúng tôi chuẩn bị ra về lại gặp được vợ chồng ông Lý Văn Linh đến đặt hàng làm đồ trang sức cho cô con gái chuẩn bị lấy chồng.
Ông Linh bảo: “Gần đến mùa cưới rồi, vợ chồng phải tranh thủ đến đặt hàng trước, nếu không sẽ không kịp vì mùa này mọi năm có rất đông khách tìm đến đại gia đình ông Lý Dào Luồng đặt hàng. Chất lượng sản phẩm ở đây thì khỏi phải nghi ngờ gì nữa, bởi hàng chục năm nay đồng bào dân tộc luôn ưng cái bụng khi các sản phẩm đã qua “xưởng” chạm bạc Lý Dào Luồng”.
Chiều muộn, khi những làn gió se lạnh bắt đầu ùa về thung lũng đá, lúc này mái bếp của những người thợ bạc cũng nghi ngút tỏa khói xóa tan không khí cô quạnh, hoang dã nơi thâm sơn cùng cốc này. Bằng sự tài hoa, khéo léo cộng với ý chí và nghị lực kiên cường họ đã vượt qua khó khăn để đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật chạm bạc, thoát khỏi vòng xoáy mưu sinh nơi núi rừng.
Theo ANTD
Nể phục tình yêu chồng con của cô sơn nữ ngưòi Xê Đăng
Ngày ngày, từ sáng tinh mơ, cô sơn nữ Y Buôn bụng mang dạ chửa đặt chồng lên chiếc xe bò mượn của hàng xóm, rồi dùng sức mình thay bò kéo xe vượt sông Pôkô, leo qua 2 ngọn đồi để lên nương trồng mì.
Nghe giọng kể đều đều của chị Y Na - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đắk Trăm, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum về khốn cảnh của gia đình A Dương và Y Buôn mà chúng tôi không khỏi nao lòng khi mườn tượng về hình ảnh cô gái Y Buôn nhỏ bé đang mím chặt môi kéo chiếc xe bò nặng chịch, dẫm từng bước nặng nề trên con đường ruột dê đất đỏ lầy lội để leo lên ngọn đồi cao rồi lại dùng lưng chèn xe để từ từ xuống dốc rồi mò mẩm đặt từng bước chân trên những ụ đá sỏi nhấp nhô để kéo xe băng qua con sông Pôkô khi hiền hòa, lúc giận dữ...
Có lẽ, không ai có thể tưởng tượng được một cô gái nhỏ bé có thể thực hiện hành trình ấy đều đặn một tuần 2 lần trong suốt thời kỳ thai sản. Nhưng Y Buôn làm được! Cô gái trẻ người dân tộc Xê Đăng ấy làm được với tình yêu mãnh liệt của mình.
Ngày ngày, Y Buôn phải kéo xe đưa chồng băng sông, leo đồi lên nương trồng mì đổi gạo
Đôi trai tài gái sắc và tai nạn bất ngờ
A Dương sinh năm 1989, học hết lớp 7 còn Y Buôn sinh năm 1992, học hết lớp 8. Tính trên mặt bằng chung của đồng bào Xê Đăng ở vùng rừng núi này thì A Dương và Y Buôn có trình độ học thức, cả hai lại trẻ trung xinh đẹp có tiếng trong làng nên cuộc tình của hai người được rất nhiều thanh niên ngưỡng mộ.
Năm 2010, A Dương và Y Buôn về ở với nhau khi cả hai đều trắng tay, dắt díu nhau lên rừng phát rẫy để mưu sinh và gầy dựng tương lai chung. Trong một lần phát rẫy vào cuối năm 2010, trời bỗng đổ mưa tầm tã, hai vợ chồng núp mưa dưới gốc cổ thụ giữa rừng già. Bất chợt đất dưới chân trùi xuống, gốc cổ thụ đổ nghiêng đè nghiến lên người A Dương, còn Y Buôn được A Dương đẩy ra tránh thoát.
Sau tai nạn ấy, A Dương bị chấn thương cột sống vùng thắt lưng, hai chân bị liệt hẳn. Cũng trong những ngày theo chăm sóc chồng ở bệnh viện, Y Buôn mới biết mình đã có thai...
Y Buôn trở về làng cùng người chồng bại liệt đang chờ hồi sức với cái thai hơn tháng trong bụng và cái túi rỗng không. Bắt đầu từ đó, Y Buôn phải trãi qua những tháng ngày cơ cực vô cùng. Một bi kịch được ông trời xếp đặt cho cô sơn nữ xinh đẹp tuổi vừa đôi chín...
Y Buôn kể: "Những ngày đầu khổ lắm, A Dương không làm được gì hết, nhúc nhích tay chân cũng không được. Tắm rửa, tiêu tiểu gì em cũng cõng anh ấy đi".
Và vì không có ai chăm sóc chồng, mỗi bận lên nương Y Buôn đều phải đưa chồng đi theo cho tiện chăm sóc. Rẫy nhà Y Buôn chỉ cách làng vài cây số nhưng phải băng qua một nhánh sông nhỏ của con sông Pôkô nổi tiếng, leo 2 ngọn đồi cao nên người khỏe mạnh phải mất 2 tiếng đồng hồ mới tới. Với Y Buôn, con đường ấy còn xa hơn rất nhiều...
Vì A Dương không thể cử động, Y Buôn phải đặt A Dương lên chiếc xe bò mượn của hàng xóm, còn Y Buôn nắm càng xe thay bò kéo chồng lên nương. 3km đường rừng núi với 1 người phụ nữ Xê Đăng không là gì cả, nhưng kéo 1 chiếc xe bò cũ kỹ đóng bằng gỗ, bánh sắt thì thật cực nhọc. Nhất là trên xe còn có người chồng nặng gần 60kg và Y Buôn thì bụng mang dạ chữa...
Y Buôn phải thực hiện hành trình vất vả ấy cho đến khi cô con gái Y Diệp ra đời vào tháng 6/2011. Lúc này, vết thương của A Dương phục hồi nhưng đôi chân của anh liệt hẳn, phải đi nạng gỗ. Ngày ngày, cô sơn nữ vừa sinh con vẫn phải bồng con nhỏ lên nương từ sớm tinh mơ để kiếm gùi mì về đổi gạo, người chồng chống nạng tập tễnh theo sau với đôi mắt u buồn...
Tai nạn bất ngờ biến chàng trai khỏe mạnh thành kẻ tật nguyền, gánh nặng gia đình đè nặng lên vai cô sơn nữ gầy yếu
Mong lắm 1 kết cục có hậu
Cái nỗi vất vả khôn cùng ấy của cô gái trẻ đã sinh ra một câu chuyện tình tuyệt đẹp mà bi thương. Với 1 nhà văn, đó là 1 chất liệu tuyệt vời cho những sáng tác của mình. Nhưng với những nhân vật chính trong cuộc sống đời thường, đó là nỗi vất vả, cực nhọc vô cùng.
Và lúc này, với Y Buôn, bên cạnh nỗi đau vì sớm phải nuôi chồng bại liệt, tương lai mờ mịt, cô còn đang lo cho sức khỏe của cô con gái Y Diệp, kết tinh tình yêu và cũng là chứng nhân cho nỗi bất hạnh của đôi vợ chồng trẻ. Bởi dạo gần đây Y Diệp bệnh tật, cảm sốt liên miên.
Ngày chúng tôi đến thăm, Y Diệp cũng đang sốt, bé nằm ngủ mê man trong lòng mẹ sau cữ sữa no nê. Nhìn cô bé con bụ bẫm ai cũng mừng cho đôi vợ chồng trẻ, ít ra cũng có một điểm sáng trong số phận u tối của hai vợ chồng. Thế nhưng, Y Buôn không giấu nỗi vẻ lo lắng vì Y Diệp sốt hoài không khỏi.
Cứ mỗi lần Y Diệp sốt, Y Buôn lại bồng con ra trạm y tế xã nghèo nàn xin vài viên thuốc hạ sốt, cảm cúm cho uống chứ thực ra cô chưa từng đi bác sĩ khám để biết con mình bị bệnh gì. Còn chuyện đưa con đi bệnh viện khám đối với gia đình Y Buôn lúc này là rất đỗi xa vời... Quãng đường mấy chục km ra thị trấn là rất xa và tiền ăn uống, thuốc men là điều cô không dám nghĩ đến. Bởi cái ăn từng ngày cho gia đình 3 người đang đè nặng lên đôi vai gầy yếu của cô.
Y Diệp đau sốt liên miên nhưng Y Buôn không có tiền đưa con đi viện khám bao giờ
Còn với A Dương, mong ước lớn nhất của anh lúc này là được chữa lành đôi chân để có thể lên nương làm rẫy giúp vợ, để có thể lo lắng cho gia đình nhỏ của mình. Chàng trai vạm vỡ cúi gằm mặt bảo: "Nhìn vợ con cực khổ nhiều lúc mình không chịu nổi, bế tắc, gia đình lục đục liên miên vì mình...".
Anh cho biết: "Lúc trước mình bị như vậy, bác sĩ bảo chỉ cần 10 triệu ra Đà Nẵng mổ là khỏi. Nhưng lúc đó nhà mình hết tiền, nhà cửa đất đai cũng chẳng có lấy gì mà bán. Hai vợ chồng đành trở về làng, đành chịu...".
Nghe anh kể mà chúng tôi quặn thắt lòng, thầm nghĩ: "Chỉ 10 triệu đồng, chỉ vì không có 10 triệu đồng mà tương lai tươi sáng của cả gia đình đành đóng lại, người thanh niên trẻ trung khỏe mạnh chịu cảnh tật nguyền, cô gái kiên cường phải sống trong nỗi khổ cực triền miên sao?".
Nhìn chàng trai mạnh khỏe, sáng sủa đang cúi gằm mặt vì mặc cảm vô dụng mà lòng xót xa. Nhìn cô sơn nữ xinh đẹp yêu chồng, thương con đang quay mặt cố giấu nước mắt tủi phận mà không khỏi đau đớn. Nhìn đứa trẻ yếu ớt đang lim dim ngủ trong vòng tay mẹ mà lạnh lòng...
Núi rừng Kon Tum bạt ngàn, xanh ngát, đồi núi trập trùng, nguyên sơ vô cùng quyến rũ. Nhưng vào sâu trong những cánh rừng, những bản làng thì cảnh đẹp ấy biến thành những mảnh đời lam lũ.
Nghe câu chuyện tình của A Dương và Y Buôn thì ai cũng không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ. Nhưng hình như câu chuyện tình tuyệt đẹp nào cũng nhuốm màu bi thương. Và 3 nhân vật chính trong câu chuyện này cũng đang rơi vào cảnh cùng quẫn.
Câu chuyện tình tuyệt đẹp này có lẽ sẽ không còn đẹp lộng lẫy nữa nếu có một kết cục có hậu. Nhưng với người trong cuộc, có lẽ một kết thúc có hậu vẫn tốt hơn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 759: Anh A Dương hoặc chị Y Buôn, thôn Tê Pen, xã Đắk Trăm, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Một lần đi "ngủ ngửi" để chọn vợ "Ngủ ngửi" - một nét văn hoá riêng của người Dao đeo tiền Xuân Sơn - huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Bao đời nay các thế hệ người Dao đeo tiền ở Xuân Sơn đến với nhau thành vợ, thành chồng và gắn kết với nhau, thuỷ chung, vụng dại một cách khó lý giải bắt đầu từ một tập tục hết sức...