Gặp vợ lén lút đi ra từ khách sạn, chồng xông đến tát ‘nổ đom đóm’, vừa thấy người đi theo sau, anh tròn mắt ngỡ ngàng
Tôi thật không hiểu nổi, ở cái tuổi ấy, tại sao mẹ phải làm thế?
Tôi lớn lên trong gia đình không hạnh phúc. Bố tôi nghiện rượu, mẹ thì quá nhu nhược. Khi chị em tôi lớn hơn một chút, chúng tôi chủ động nói mẹ hãy ly hôn, vậy mà bà nhất quyết không đồng ý chỉ vì sợ người đời dị nghị và các con sau này sẽ khó khăn khi dựng vợ gả chồng.
Sau khi tôi kết hôn, 2 vợ chồng vẫn sống cùng bố mẹ. Trước đó, tôi hy vọng khi có con dâu, bố tôi sẽ thay đổi tính nết, nhưng giang sơn dễ đổi còn bản tính thì khó rời. Dù có con dâu, bố tôi vẫn luôn hằn học vợ. Có nhiều bữa cơm, ông úp cả bát cơm lên đầu vợ vì bà nấu cơm sống.
Tôi là đàn ông, chứng kiến những điều ấy còn khó xử, huống hồ là vợ tôi. Mỗi lần thấy bố tôi mất kiểm soát, cô ấy lại tỏ ra ngao ngán. Thậm chí có nhiều lần, vợ tôi còn than thở: “Em chán nhà anh quá, chẳng có chút tình cảm gia đình nào”. Cô ấy còn kể, nhiều lúc ngồi riêng với mẹ, cô ấy đã tâm sự và khuyên mẹ tôi nên suy nghĩ đến chuyện ly hôn. Thời bây giờ, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn ra tòa, mẹ tôi chưa đến 50 tuổi, bỏ chồng là chuyện bình thường.
Những lúc ấy tôi thấy vợ mình đang cổ xúy cho mẹ làm chuyện sai trái, thậm chí còn cho rằng cô ấy có thể ngoại tình nếu tôi sa cơ lỡ vận hoặc làm điều gì đó có lỗi.
Video đang HOT
Thế rồi chiều qua, tôi đi làm về thì thấy vợ hấp tấp bước ra khỏi nhà nghỉ. Nghĩ vợ ngoại tình, tôi chống xe xuống rồi lao đến tát cho cô ấy một cái, nhưng chuyện không dừng lại ở đó. Vợ tôi trừng mắt lên quát chồng: “Anh đánh ai, đi mà hỏi mẹ anh ấy”. Đúng lúc đó, mẹ tôi lững thững bước ra. Thì ra mẹ tôi qua lại với một người đàn ông, bị vợ họ phát hiện, xấu hổ quá nên bà mới gọi vợ tôi đến giải vây.
Tôi thật không hiểu nổi, ở cái tuổi ấy, tại sao mẹ phải làm thế? Điều đáng nói là phản ứng của vợ tôi, cô ấy lại ủng hộ mẹ vì cho rằng bà đã quá khổ khi sống với một người như bố, còn bắt tôi nhắm mắt cho qua. Tôi nên phản đối đến cùng hay làm ngơ để mẹ được hạnh phúc đây?
Mẹ chồng tuyên bố một câu khiến ngỡ ngàng còn chồng giận tới mức 'xì khói'
Cuộc hôn nhân 7 năm của tôi cuối cùng cũng đi đến hồi kết, nhưng điều khiến tôi không ngờ nhất lại chính là cách mẹ chồng phản ứng trước sự kiện này.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi đột ngột trở về sau nhiều năm xa cách, không hề báo trước. Trước mặt tôi và mẹ chồng, anh lạnh lùng tuyên bố: "Tôi muốn ly hôn, tôi cần cưới người khác. Cô ấy đang mang thai."
Lời nói đó không chỉ làm không khí trong nhà ngưng đọng mà còn xé nát chút tình cảm cuối cùng tôi giữ lại trong lòng. Dù không quá sốc, bởi những năm tháng qua, mối quan hệ giữa tôi và anh đã nguội lạnh, nhưng cái cách anh ta thốt ra mọi thứ như thể đây là điều hiển nhiên khiến tôi cay đắng.
Mẹ chồng, người đã lặng lẽ ngồi nghe từ đầu, đột ngột lên tiếng. Bà quay sang hỏi tôi: "Con nghĩ thế nào?" Tôi gật đầu đồng ý ly hôn, với một điều kiện duy nhất: tôi phải được nuôi cả hai đứa con.
Chồng tôi dường như nghĩ mọi thứ sẽ thuận lợi cho anh ta. Nhưng mẹ chồng sau một hồi im lặng đã làm mọi thứ đảo lộn. Bà tuyên bố, bằng một giọng rành rọt, rõ ràng từng chữ:
"Nếu hai đứa muốn ly hôn, mẹ sẽ không cản. Nhưng từ nay, ba mẹ con cứ ở lại đây sống với mẹ. Anh thì vào với vợ mới của anh. Tất cả đất đai, nhà cửa này mẹ sẽ lập tức sang tên cho hai đứa cháu. Đừng bao giờ mơ tưởng đến!"
Câu nói ấy vang lên như tiếng sấm, khiến chồng tôi tái mét mặt, giận dữ đứng bật dậy. Anh lớn tiếng phản đối, nhưng mẹ chồng vẫn bình tĩnh nói tiếp:
"Anh đi bao năm nay, không đoái hoài gì đến tôi. Lúc tôi ốm đau, ai ở bên cạnh? Là con dâu tôi và hai đứa cháu. Còn anh, giờ có người mới, tôi chẳng mong chờ gì thêm. Tài sản này, tôi để lại cho cháu là lẽ đương nhiên."
Tôi lặng người, kinh ngạc trước quyết định của mẹ chồng. Hóa ra, những năm tháng tôi âm thầm chịu đựng không phải là vô nghĩa.
Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Sau khi mẹ chồng tuyên bố dứt khoát, chồng tôi không chịu buông tha. Anh ta liên tục gây sức ép, đòi tôi từ chối tài sản mẹ chồng cho các con, buộc tôi phải đưa con đi nơi khác sống. Anh thậm chí kéo cả người phụ nữ kia vào, hai người liên tục gọi điện làm phiền tôi.
Đau đớn và phẫn uất, tôi cắn răng đáp lại: "Mẹ cho cháu chứ không cho tôi. Tôi làm gì có quyền từ chối."
Dù vậy, những áp lực vẫn không dừng lại. Bây giờ, tôi phải đối mặt với câu hỏi khó khăn nhất: Nên ở lại bảo vệ tổ ấm cuối cùng cho con, hay rời đi để đổi lấy sự yên bình?
Mỗi ngày qua đi, câu chuyện này lại như một vết dao cứa thêm vào lòng. Liệu tôi nên làm gì để kết thúc tất cả?
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội Khi đã đường ai nấy đi, dù không muốn liên lạc nhiều với chồng cũ nhưng mẹ chồng cũ vẫn đối xử rất tốt với tôi, vì thế thỉnh thoảng tôi vẫn đưa con tới thăm ông bà nội. Còn nhớ ngày đó, sau 2 năm hẹn hò chúng tôi đã kết hôn. Khi ấy tôi vô cùng kỳ vọng vào cuộc hôn...