Gặp vợ cũ, chồng rút ví 3 triệu dặn “chăm con tử tế”, nhưng biết xuất thân của đứa trẻ trên tay cô, anh tái mặt ngượng không nói thêm được lời nào
“Hôm qua đi siêu thị vô tình em gặp anh ta ở quầy thu ngân. Thấy vợ cũ bế đứa nhỏ trên tay, anh nhìn lại tưởng…”, người vợ kể.
Trải qua đổ vỡ phụ nữ thường sẽ trưởng thành, bản lĩnh hơn bởi họ hiểu được trong cuộc sống, điều gì mới thật sự đáng quý, đáng trân trọng giữ gìn. Đặc biệt những vết thương tinh thần từ quá khứ sẽ nhắc nhở phụ nữ hiểu một điều, họ chỉ nên hi sinh vì một người đàn ông xứng đáng. Mù quáng nhẫn nhịn sẽ khiến họ chịu vất vả thiệt thòi hơn mà thôi.
Cũng từng trải qua đổ vỡ, tổn thương tinh thần như thế, mới đây một người vợ đã lên mạng xã hội chia sẻ về câu chuyện hôn nhân của mình. “Em mang bầu 7 tháng thì phát hiện chồng cặp với một ả đồng nghiệp, mọi thứ bắt đầu sụp đổ. Càng yêu càng hận, khi ấy em suy sụp hoàn toàn, đau đớn vật vã không biết bao nhiêu ngày tháng. Chồng em miệng van xin cơ hội sửa sai nhưng thực tế vẫn lén lút qua lại với ả đó. Khi con tròn 8 tháng tuổi, em quyết định ly hôn, giành quyền nuôi con, dọn ra ngoài sống vì nhà là tài sản trước hôn nhân của chồng.
Bài chia sẻ của người vợ
Mất hơn 1 năm sau em mới sắp xếp cuộc sống cân bằng trở lại, chồng em cay cú vợ chuyện một mực ly dị nên không hề gửi cho con một đồng phụ cấp dù tòa quy định rõ ràng mỗi tháng phải gửi vợ 3 triệu. Có lần em nhắn hỏi xong anh ta bảo: ‘Chính cô thích ly hôn, giành quyền nuôi con, cô giỏi thế thì cứ nuôi nó đi, cần gì đến tôi’.
Nhiều người khuyên em nên kiện nhờ tòa can thiệp nhưng em không làm thế vì nghĩ thôi thì con em sinh ra tự em chăm lo được. Anh ta quan tâm tới con hay không là tùy, em không muốn ép buộc. Vậy là suốt 3 năm trời, chồng cũ em tuyệt đối không thăm hỏi con, có đúng hôm sinh nhật 1 tuổi của thằng bé, anh ta xin em địa chỉ gửi ship tới hộp sữa bột với mấy chiếc xe đồ chơi.
Video đang HOT
Hôm qua đi siêu thị vô tình em gặp anh ta ở quầy thu ngân. Thấy em bế đứa nhỏ trên tay, chồng cũ nhìn lại tưởng con mình nên bảo: ‘Tưởng cô giỏi giang, chủ động ly hôn giành quyền chăm con, vậy mà nuôi kiểu gì để con ôm nheo nhóc, xanh xao vậy à’.
Miệng nói, tay anh ta rút ví đưa 3 triệu bảo em cầm lấy mua sữa chăm con cho cẩn thận. Biết anh ta nhầm lẫn, em cười nhạt: ‘Đúng là không chăm, không nuôi nên đến con mình anh cũng chẳng nhận ra nhỉ’.
Nghe vợ cũ nói thế, anh ta ngây người nhìn. Đúng lúc đó D. (chồng sắp cưới của em) dắt con trai em đến bên. Thằng bé chạy qua bố mình nhưng không nhận ra anh ta là ai nên nó bơ đi, bám vạt áo mẹ chỉ trỏ các kiểu rồi kéo tay D. bảo: ‘Bố D. mua đồ chơi cho Bon nhé’.
Lúc ấy chồng cũ của em mới tái mặt hết nhìn con lại quay sang nhìn vợ. Em chỉ vào đứa nhỏ trên tay bảo: ‘Đây là cháu con chị gái tôi, còn đây mới là con anh đó. Làm bố mà không nhận ra nổi con mình, anh nên xem lại bản thân xem có xứng đáng làm cha không? Tiện đây tôi hỏi luôn ý anh, tôi sắp kết hôn, đang định làm lại giấy khai sinh đổi họ cho con sang họ của chồng tôi, đằng nào anh cũng chẳng quan tâm tới con. Như vậy con tôi sẽ có người bố mới đường hoàng cả về giấy tờ lẫn tình cảm. Ý anh thế nào?’.
Anh ta nghe vậy mặt tái nhìn cắt không ra giọt máu. Sau vài phút thẫn thờ, miệng mới lắp bắp bảo em ăn nói lung tung, con anh ta phải mang họ của anh ta…’. Em chỉ cười bảo: ‘Thực ra họ trong tờ khai sinh không quan trọng, quan trọng là tình yêu thương mà con nhận được từ bố nó’.
Ảnh minh họa
Em chỉ nói vậy rồi cùng D. dắt 2 đứa trẻ đi mặc chồng cũ đứng đó nhìn theo. Chắc nghe những lời vợ cũ nói, anh ta về suy nghĩ nên hôm sau nhắn tin xin đến thăm con còn chuyển khoản cho em 5 triệu bảo mua sữa cho thằng bé “.
Ly hôn là điều không ai muốn, nhất là đối với phụ nữ. Chỉ khi mọi sự đã đi quá giới hạn, sức chịu đựng không còn thì chia tay là lựa chọn cuối cùng họ buộc phải tìm đến. Quan trọng hơn, sau ly hôn, vợ chồng ứng xử như thế nào cho đúng mới là điều đáng bàn.
Duyên vợ chồng tuy đã cạn nhưng còn những mối quan hệ xung quanh như gia đình con cái, chúng ta không thể vì không còn sống chung dưới 1 mái nhà mà phủ nhận tất cả quá khứ, phủ nhận mọi thứ vợ chồng từng vun đắp, dựng xây. Hi vọng, qua chuyện lần này, người chồng trong câu chuyện trên sẽ thực sự hiểu ra vấn đề để điều chỉnh thái độ và hành xử của chính mình cho thật đúng.
Cậu bé làm vỡ hộp trứng trong siêu thị bị nhân viên bắt đền tiền gấp 10 lần, bà nội bình tĩnh nói 1 câu mà cục diện thay đổi
Trong lúc bà Trương đang loay hoay không biết dọn dẹp ra sao thì nhân viên quầy hàng tức tối chạy đến, mắng té tát và đòi bồi thường số tiền gấp 10 lần.
Trẻ nhỏ thường rất nghịch ngợm, hiếu động. Nhiều khi bố mẹ vừa dọn nhà xong đã hốt hoảng thấy con biến phòng ốc thành mớ hỗn độn. Tuy nhiên sự hiếu động là một phần trong quá trình trưởng thành của trẻ.
Khi trẻ đang vô cùng háo hức, muốn khám phá thế giới xung quanh. Vậy nên dù có bực bội, cha mẹ cũng không nên quát mắng hay đánh mà cần giáo dục trẻ theo đúng cách.
Vài ngày trước, ở Trung Quốc xảy ra một câu chuyện. Bà Trương là người phụ nữ đã về hưu, hiện đang sống cùng vợ chồng con trai. Hàng ngày, bà giúp trông cháu nội để các con yên tâm đi làm.
Cách đây không lâu, bà Trương dắt cháu đi siêu thị cùng. Đứa trẻ háo hức với nơi này nên đã dằng khỏi tay bà, chạy loăng quăng khắp nơi để ngó nghiêng các gian hàng. Do tránh 1 người bên cạnh nên cậu bé không may xô vào gian hàng bày trứng gà và làm vỡ mất 1 thùng.
Cậu bé không may xô vào gian hàng bày trứng gà và làm vỡ mất 1 thùng. (Ảnh minh họa)
Trong lúc bà Trương đang loay hoay không biết dọn dẹp ra sao thì nhân viên quầy hàng tức tối chạy đến, mắng té tát và đòi bồi thường số tiền gấp 10 lần. Thấy thái độ của nhân viên, bà Trương dù tức giận bình tĩnh nhận lỗi sai của cháu. Tuy nhiên, bà cho biết: "Chỉ có 1 thùng trứng bị vỡ nên tôi sẽ đền tiền đúng 1 thùng. Và đừng tỏ thái độ gay gắt như vậy. Nhà bạn không có trẻ con sao? Chẳng nhẽ trẻ con nhà bạn chưa bao giờ gây ra lỗi lầm gì?".
Nữ nhân viên sau đó không biết nói gì thêm còn bà Trương ôm thùng trứng vỡ ra thanh toán tiền. Những người chứng kiến vụ việc đều cho rằng, bà Trương nói đúng. Bởi trẻ nhỏ do nhận thức chưa thật sự đầy đủ nên dễ mắc lỗi sai. Trách nhiệm của người lớn là giúp trẻ nhận ra lỗi sai của bản thân, đồng thời cùng bàn cách khắc phục hậu quả.
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, bà Trương cũng có lỗi khi không trông nom cháu cẩn thận. Để không rơi vào tình huống của bà Trương, các bậc cha mẹ cần chú ý dạy con nhận thức các quy tắc ở nơi công cộng như không chạy nhảy, nô đùa, la hét,...
Bên cạnh đó, việc hình thành ý thức tuân thủ các quy tắc, bố mẹ cũng nên thỏa thuận với trẻ trước khi ra ngoài. Ví dụ trẻ không được đòi đồ chơi hay chạy lung tung,... Nếu trẻ làm được những gì đã hứa thì bố mẹ có thể thưởng một món quà nho nhỏ.
Những điều này có thể khiến trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc giữ lời hứa, đồng thời phát triển tính kỷ luật.
Lấy con gái đại gia Minh Nhựa, chàng rể đi đá bóng bế con theo, cãi nhau bị vợ đuổi Cảnh chăm con ở nhà của chàng "rich kid" một thời - Tâm Nguyễn cũng không nhàn nhã là mấy. Chuyện chăm con cái nhiều người vẫn nghĩ phụ nữ thường làm tốt hơn đàn ông. Thế nhưng trong xã hội hiện đại có sự bình đẳng giữa hai giới, đàn ông cũng tham gia vào việc làm kinh tế và chăm sóc...