Gặp mặt bàn chuyện cưới xin, giữa bữa ăn, mẹ người yêu chỉ vào bát vi cá rồi buông một câu khiến bố mẹ tôi tái mặt bỏ về
Theo lẽ thường, nhà trai phải đến nhà gái thưa chuyện. Đằng này, họ đã yêu cầu bố mẹ tôi đến, còn tỏ thái độ không vừa lòng.
Tôi và Bình đến với nhau vừa tròn một năm. Khác với tôi, Bình sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ đều làm kinh doanh. Bản thân anh cũng đang làm việc cho công ty của bố.
Khi biết chúng tôi yêu nhau, bố mẹ Bình đã kịch liệt phản đối. Họ cho rằng tôi cố tình làm vậy để đổi đời. Bởi nếu so sánh về gia cảnh, chúng tôi quá khập khiễng. Bị ngăn cấm như vậy, bản thân tôi cũng nản chí. Hai tháng trước, tôi đã chia tay Bình theo yêu cầu của mẹ anh. Nhưng vài ngày sau, tôi lại phát hiện mình có thai. Thế rồi vì đứa bé, chúng tôi quyết định quay lại. Phía người lớn cũng không còn cấm đoán như trước nữa.
Hôm qua là lần gặp mặt đầu tiên của hai bên gia đình, chủ yếu là để bàn chuyện cưới xin. Bên nhà trai nói quá bận nên hy vọng bố mẹ tôi có thể đến ăn bữa cơm bàn chuyện. Quả thật gia đình Bình đã chuẩn bị một bữa tiệc với rất nhiều món ăn. Chỉ là đối với bố mẹ tôi, họ luôn thể hiện thái độ khinh khi.
Thấy mẹ tôi chần chừ không ăn súp vi cá, mẹ Bình vừa chỉ vào bát vừa nói:
“Món này chị chưa ăn bao giờ nên có lẽ không quen, đây là súp vi cá. Loại này đắt đỏ, không phải ai muốn ăn cũng được”.
Vừa nghe đến đó, tôi, Bình và bố mẹ tôi đều tái mặt. Có điều bác gái vẫn không chịu dừng lại, bác nói tôi được gả vào nhà giàu chẳng khác gì chuột sa chĩnh gạo, cả đời ăn sung mặc sướng. Không chịu được nữa, bố mẹ tôi đứng lên rồi xin phép ra về.
Video đang HOT
Chuyện sau đó có lẽ mọi người đều hiểu. Bố thà để tôi mang tiếng không chồng mà có con còn hơn gả tôi vào một gia đình như vậy. Còn phía gia đình Bình cũng nhất quyết không chịu xin lỗi. Tôi đứng giữa mà khó xử quá. Chẳng lẽ vì người lớn mà chúng tôi không thể nào kết hôn hay sao?
(Xin giấu tên)
Nhà trai khăng khăng "chỗ tôi không thách cưới" để bớt 10 triệu, cô gái nhẹ nhàng đáp khiến các bậc cao niên cũng gật gù
Sau khi nghe nhà gái nói tiền thách cưới 10 triệu, nhà trai đã liến thoắng về tục lệ ở địa phương mình không vậy.
Khánh hiểu, nhà chồng tương lai không muốn có khoản này.
Người ta hay bảo, đám cưới là cái kết viên mãn cho một cuộc tình. Thế nhưng, những người chưa từng trải qua sẽ khó mà hiểu được rằng, các công đoạn chuẩn bị cho đám cưới cũng vô cùng phức tạp. Đôi khi, chính những mâu thuẫn trong giai đoạn này lại khiến các cặp đôi... toang!
Buổi gặp gỡ định mệnh giữa nhà trai và nhà gái
Khánh và Thức có 4 năm tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, vì mỗi người mỗi quê, thành ra cả hai chỉ về ra mắt nhà đối phương, còn bố mẹ 2 bên chưa từng gặp gỡ nhau. Và tận khi chuẩn bị cho đám cưới, đó mới là lần đầu nhà trai - nhà gái nói chuyện. Thế nhưng, đây cũng chỉ là một cuộc gặp online qua Facebook vì tình hình đang không cho phép.
"2 nhà cách nhau hơn 200km, tình hình dịch thế này nên không thể gặp nhau. Vậy nên, khi nhà trai đề xuất chỉ gọi điện xin phép, bàn chuyện cưới hỏi, người lớn trong nhà mình cũng đành gật đầu.
Bố và bà nội mình vẫn trăn trở lắm. Họ bảo con vàng con bạc của nhà, cứ nghĩ khi nào con cưới sẽ chuẩn bị thật chu đáo, linh đình. Giờ đây tới nhà thông gia còn chẳng được tới, mặt mũi thông gia cũng chẳng biết thực tế thế nào. Mình gọi điện về, nghe mọi người thở dài cũng não nề.
Quay lại với chuyện gặp mặt, sau 1-2 lần gọi điện hỏi han qua lại, làm quen và gắn kết tình cảm, nhà trai cũng chính thức hẹn chiều thứ 7 ngồi nói chuyện để bàn chuyện đám cưới. Hôm ấy, nhà mình có ông bà nội, bố mẹ và 2 chú. Nhà trai thì cũng có 5 người, nghe nói là các bác của Thức.
Ảnh minh họa
Một hồi bàn bạc, phía nhà mình có đề cập khoản tiền thách cưới. Ở quê mình thường rơi vào khoảng 20-30 triệu. Tuy nhiên, mẹ nói chỉ cần 10 triệu gọi là tiền lấy may. Nghe tới đây, mẹ của Thức đã tỏ vẻ sốc lắm. Mẹ chồng tương lai liên tục nói thẳng ra rằng không có chuyện đó.
Tôi chưa nghe cái tục này bao giờ bà ạ. Chỗ tôi chẳng ai làm thế. Cưới con gái mà đòi 10 triệu, cứ như bán con ấy nhỉ. Tôi thấy cái tục lệ này buồn cười quá. Tôi thấy không ổn. Mình cần phải hiện đại, bỏ bớt những hủ tục... - Nguyên văn lời mẹ chồng tương lai nói".
Câu đáp trả nhẹ nhàng của nàng dâu tương lai khiến các bậc cao niên cũng phục
Khánh và Thức lúc ấy đang ở đầu cầu Hà Nội, chứng kiến cuộc trò chuyện giữa 2 bên gia đình mà khỏi sững sờ. Khánh nghĩ rằng, đây chẳng phải nhà cô đòi hỏi, chỉ là tục lệ địa phương xưa nay vậy. Những lời của mẹ chồng tương lai khiến cô thấy rất buồn và giận. Cả nhà cô cũng cáu lắm. Thiếu tí nữa thì bà nội dập máy. Nhưng mẹ Khánh bình tĩnh hơn đã ngăn bà lại.
Biết câu nói của mẹ chồng tương lai làm mất điểm trầm trọng, sợ chuyện cưới xin sẽ không thành, Khánh xin phép được lên tiếng giải thích: "Bác ơi, chuyện thách cưới là phong tục ở quê cháu. Quê mình không có nên mới nghe thì sẽ hơi bất ngờ. Nhưng bác hiểu cho, nhà cháu cũng không đòi hỏi gì quá đáng, thậm chí còn lấy ở mức ít nhất so với làng xóm xung quanh rồi. Dù sao nó cũng chỉ là một con số lấy may, giúp con gái thuận lợi về nhà chồng.
Cháu nghĩ những cái gì là phong tục thì vẫn nên được giữ gìn. Chuyện này cháu cũng đã trao đổi với anh Thức từ trước rồi, chắc anh lại quên nói với cả nhà mình".
Ảnh minh họa
Nghe Khánh nói vậy, Thức chưa kịp ý kiến thì bố chồng cô lên tiếng luôn:
"Đúng là có những phong tục phải nói ra rồi mới biết. Về phần lễ lạt và mọi chuyện, cả hai bên gia đình cứ bàn tính kỹ lưỡng để làm sao hai bên thấy thoải mái nhất, đẹp lòng nhất là được.
Người lớn bàn thì bàn là vậy nhưng cái quan trọng nhất là làm sao để hai cháu thấy vui vẻ, hạnh phúc trong ngày trọng đại. Bà nhà tôi có hơi vội vàng vì ở quê bên này không có phong tục đó thật, tôi cũng thật lòng xin lỗi. Quê mình như thế nào thì cứ vậy mà làm chứ không thể nào để các cháu ấm ức, đám cưới kém vui được".
Lúc này, Thức cũng xin lỗi rồi nói rằng mình đã biết trước chuyện này nhưng quên nói với gia đình sớm.
Nhìn thấy Thức và bên nhà trai nhanh chóng "chữa cháy", phía gia đình Khánh cũng bớt bức xúc hơn. Buổi lễ tiếp tục tiến hành thuận lợi. Cô còn kể thêm rằng, sau buổi ấy mẹ chồng có gọi điện cho cô xin lỗi vì bà hơi bất ngờ nên mới nói vậy chứ hoàn toàn không có ý gì cả. Khánh cũng cười rồi bảo không sao bởi suy cho cùng, nó cũng chỉ là phong tục khác biệt mà thôi.
Chuyện yêu đương thì là của 2 người, nhưng khi quyết định kết hôn thì sẽ là chuyện của hai gia đình, thậm chí 2 họ. Tuy nhiên, cô dâu chú rể vẫn là người giúp kết nối, nếu khéo léo ứng xử thì sẽ giúp hóa giải những hiềm khích, không làm ảnh hưởng tới ngày trọng đại của mình.
Sắp lên xe hoa thì bị mẹ chồng tương lai liệt kê 6 điều kiện, cô dâu "bỏ của chạy lấy người" với điều khoản liên quan đến việc chồng ngoại tình! Đọc những điều kiện của người mẹ chồng đưa ra, ai cũng cảm thấy hốt hoảng và cho rằng họ quá áp đặt cuộc hôn nhân của con trai mình. Hôn nhân không chỉ là chuyện của hai người mà còn là sự kết hợp của hai bên gia đình. Bởi vậy, tính đến hôn nhân là phải để ý tới những vấn...