Gặp lại bé Bình An và sản phụ ung thư giai đoạn cuối từng bất chấp mạng sống để sinh con trong tư thế ngồi
Hành trình đầy nghị lực của 2 mẹ con bé Bình An và chị Nguyễn Thị Liên – người phụ nữ ung thư giai đoạn cuối đã được mổ trong tư thế “ngồi” năm 2019, đã viết nên câu chuyện phi thường.
Sáng 29/1, sản phụ ung thư giai đoạn cuối Nguyễn Thị Liên sau hai năm được các y bác sĩ cứu sống đã cùng chồng và bé Bình Anh đến BV phụ sản TW chúc Tết các bác sĩ. Vừa kết thúc cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện thì Giám đốc Trần Danh Cường bất ngờ với cuộc “viếng thăm” không báo trước của gia đình chị Liên – người phụ nữ ung thư giai đoạn cuối đã được ông mổ trong tư thế “ngồi” năm 2019. Gác lại công việc, Giám đốc Trần Danh Cường ân cần hỏi thăm sức khỏe của cả hai mẹ con.
Gia đình chị Liên cảm ơn PGS.TS Trần Danh Cường Giám đốc BV phụ sản Trung ương
Nhìn bé Bình An chạy nhảy, chơi đùa cùng với chị trong phòng, PGS.TS Trần Danh Cường xúc động nói ” Đây là một điều vô cùng kỳ diệu mà ông trời đã ban cho hai mẹ con cháu khỏe mạnh, là phúc phần của gia đình mình. Nhìn thấy 2 mẹ con thế này bác vui lắm. Bác cũng đã sắp xếp công việc để về chơi với bé Bình An một chuyến mà hai mẹ con lại qua thăm bác… “.
Video đang HOT
Niềm vui gia đình chị Liên.
Gặp lại “ân nhân” chị Liên phấn khởi cho biết: ” PGS.TS Trần Danh Cường – người đã thực hiện ca mổ ngồi cứu sống cả mẹ và con. Cháu đã muốn đến cảm ơn bác Cường và các bác sĩ của Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh từ Tết năm ngoái nhưng do lúc đó sức khỏe chưa cho phép nên năm nay nhất định nhà cháu phải đến cảm ơn bác. Nhờ các bác sĩ mà mẹ con cháu được có ngày hôm nay khỏe mạnh “.
Hiện tại chị Liên vẫn phải truyền thuốc tại bệnh viện K theo định kỳ. Nhưng sức khỏe của chị ổn định. Hàng ngày vẫn đưa con đi học và làm các công việc nội trợ trong nhà. Còn bé Bình An đã được hơn 20 tháng tuổi, nói bi bô và rất hiếu động. Nhìn em không ai nghĩ đó là cậu bé có 1,5kg còn nằm trong lồng kính hôm nào.
Bé Bình An đã lớn.
3 năm trước đây, chị Nguyễn Thị Liên (SN 1991, xã Văn Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) mang thai con thứ hai được 8 tuần tuổi thì chị phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn 4. Từ đó, chị phải chịu đựng đau đớn khi vừa mang thai lại mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác khi khối u đã di căn nhiều chỗ.
Nhớ về những ngày tháng ấy, chị Liên cho biết, đã có những lúc muốn buông xuôi vì cơn đau hành hạ. Nhưng đấy cũng chỉ là những thời khắc thoảng qua, còn trong suy nghĩ của Liên khát vọng duy nhất là con mình được sống, chị chấp nhận đánh đổi sinh mạng của mình mặc lời khuyên của bác sĩ để sinh linh nhỏ bé – con trai Bình An được ra đời.
Hành trình đầy nghị lực của 2 mẹ con bé Bình An đã viết nên câu chuyện phi thường – câu chuyện của người mẹ ung thư giai đoạn cuối, quyết sinh con bằng tất cả tình yêu thương và lòng dũng cảm.
Không chủ quan với những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh
Sau sinh, người phụ nữ có những dấu hiệu nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Với các sản phụ sau sinh, nguy cơ lớn nhất chính là băng huyết, bên cạnh đó, nhiễm trùng hậu sản cũng là một trong 5 biến chứng nguy hiểm nhất bắt buộc phải được theo dõi sau sinh.
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: "Bệnh lý có thể xuất hiện sớm nhất trong thời kỳ hậu sản, tức là trong vòng một tuần, đó chính là nhiễm trùng. Từ thể nhẹ nhất là nhiễm trùng âm đạo tầng sinh môn, đến viêm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tiểu cung và viêm phúc mạc".
Các dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản rất dễ nhận biết, theo các bác sĩ, sản phụ cần phải ngay lập tức đi khám nếu có những triệu chứng bất thường.
Về các triệu chứng đáng lo ngại này, PGS.TS Trần Danh Cường cho biết thêm: Đầu tiên là sốt, thường sốt rất cao. Thứ 2 là sản dịch thay đổi. Thứ 3 là tử cung co rất chậm và đau. Tử cung thông thường sẽ co trong vòng 15 ngày thì hết. Nếu như viêm phúc mạc toàn thể, thì người phụ nữ sẽ có những triệu chứng của toàn thân tức là nhiễm trùng và nhiễm độc, tức là môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở thì hôi, da nhơm nhớp mồ hôi, đặc biệt có tình trạng lờ đờ.
Dù việc chữa bệnh tối ưu đến đâu, thì cũng không bằng việc chủ động phòng bệnh. Do đó, các sản phụ cần trang bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc trước sinh và sau sinh, chủ động khám thai đầy đủ đúng định kỳ để phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, phòng tránh được các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Ca mổ bắt con trong tư thế ngồi cho người mẹ mắc ung thư "Tôi cảm thấy sự sống của bệnh nhân rất mong manh, có thể ra đi bất cứ lúc nào nhưng vẫn cố gắng gượng sức lực ít ỏi cuối cùng để đón con chào đời", PGS Cường chia sẻ. Mang trong mình căn bệnh ung thư, T.L.N.A. (26 tuổi, Hòa Bình) ngỡ sẽ thật khó để được đón nhận thiên chức làm mẹ....