Gặp gỡ nữ game caster dễ thương Miao
Yến Thảo nhoẻn miệng cười và nói tiếp: “Miao đang rất hạnh phúc với công việc hiện tại, nó vừa là đam mê và vừa là công việc để mưu sinh.”
Trong cộng đồng game thủ Việt Nam, cụ thể là eSports, thì công việc bình luận viên eSports (game caster) luôn được phái mạnh đảm nhiệm rất tròn vai. Như Age of Empires có G_man, Dota 2 có pewpew, Liên Minh Huyền Thoại có Hoàng Luân và Bá Nhật, FIFA Online có Vova. Và với phái yếu, công việc này luôn rất khó để tiếp cận tại Việt Nạm bởi nhiều lý do a dua theo định kiến về “con gái chơi game, làm game, và đam mê game”. Từ đó, vô tình hay cố tình đã làm phá bĩnh đi ước mơ của nhiều bạn nữ mong muốn theo đuổi và gắn bó với công việc đầy tiềm năng như game caster, khi thể thao điện tử đang dần có những định hướng ở Việt Nam trong 6 năm qua.
Một status trên facebook của Yến Thảo về việc giải thích nickname “Miao” của mình
Để trở thành caster cho một game hoặc nhiều game thì cần có phong cách riêng, đáp ứng nhu cầu của game thủ, và trì trí theo đuổi con đường đến cùng. Đặc biệt, trong số đó, có nữ game caster Miao (Nguyễn Phương Yến Thảo). Hiện tại, cô đang công tác tại gate.vn, cụ thể là caster cho gateTV (cũng như đang là MC trong chương trình “Cảm Xúc Game Thủ” được phát sóng vào thứ 3; thứ 4; thứ bảy – vào 16h00 hàng tuần).
- Họ và tên: Nguyễn Phương Yến Thảo.
- Nickname: Miao.
- Facebook: miaolonely
- Tốt nghiệp: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Công tác: Gate.vn (MC, game caster, biên tập viên).
- Game yêu thích: Liên Minh Huyền Thoại, Thời Đại Anh Hùng.
- Đam mê: eSports.
Khoảng khắc dễ thương của nữ caster Miao cùng người đồng nghiệp Huy Thông tại sudio GateTv
Thoạt nhìn, có vẻ Yến Thảo là cô gái 9x, dáng vóc nhỏ thó và gương mặt khá xì-tin. Nhưng thực ra, cô nàng thuộc thế hệ 8x và suy nghĩ trưởng thành với nhiều mục tiêu trong tương lai gần. Nếu đã đã từng có dịp xem những buổi bình luận của Yến Thảo như “Sân Chơi Liên Minh Huyền Thoại” hoặc người dẫn chương trình “Cảm Xúc Game Thủ” trên sóng GateTV, có lẽ, bạn sẽ ấn tượng bởi phong cách rất thân thiện nhưng đầy cá tính đan xen nữ tính của nữ caster này.
Nếu gặp ngoài đời, ít ai nhận ra cô nàng thuộc thế hệ 8x
Người viết đã có may mắn khi được gặp và tiếp xúc trò chuyện với Yến Thảo trong vài lần café tại Sài Gòn. Yến Thảo chia sẻ: “Trong lúc chán ngán với các thể loại game nhập vai, vô tình xem được clip chung kết thế giới của 1 game MOBA, rất tình cờ, bị cuốn hút vào không khí sôi động của bộ môn thể thao điện tử. Lúc đó trách mình sao đến với MOBA quá trễ. Rồi tự gây áp lực thời gian, kiến thức cho bản thân”. Câu nói gọn gàng, dứt khoát đã làm người viết ấn tượng sâu sắc thông điệp mà nữ caster này muốn nhắn gởi qua lời nói của mình.
Video đang HOT
Yến Thảo và Huy Thông (đồng nghiệp tại GateTv )
Thời điểm hiện tại ở Việt Nam, khi một nữ game thủ mong muốn trở thành bình luận viên cho một game eSports đã khó, nhưng duy trì công việc bình luận lại càng khó hơn. Khó đến nổi, người ta tặng trước là chữ nhẫn, sau là chữ tâm cho những nữ game thủ đang theo đuổi công việc này. Bởi để trở thành caster, cần có lượng kiến thức cơ bản đến chuyên sâu để phản ứng trước nhiều tình huống “không mời mà đến” trong game, cũng như khả năng giao tiếp cơ thể đến ngôn ngữ xuất ra từ khẩu hình đạt mức khá – tốt, chưa kể cần có khói óc hài hước những không quá lố để tạo mới mẻ không “ngáy ngủ” người nghe.
Ngoài vai trò là caster, Yến Thảo còn thử sức trong vai trò là MC cho một số chương trình online của GateTV. Điển hình nhất là “Cảm Xúc Game Thủ”, một chương trình thay lời muốn nói, dành riêng cho game thủ mong muốn trút bầu tâm sự thông qua việc nhắn gởi yêu thương. Để có sự thành công nhất định qua 11 kì “Cảm Xúc Game Thủ” đã qua trên sóng online GateTV, Yến Thảo và người bạn đồng nghiệp Huy Thông đã cố gắng bộc tả cảm xúc nhất có thể trong từng dòng tâm sự nhắn gởi yêu thương của gần 100 thông điệp từ game thủ.
Cô nàng khá cá tính nhưng vẫn nữ tính trong mắt nhiều game thủ theo dõi cô nàng qua sóng GateTV
Với Yến Thảo, phong cách dẫn chương trình rất giản dị chứ không phải giản đơn, khá cá tính nhưng vẫn nữ tính trong mắt nhiều game thủ theo dõi cô nàng qua sóng GateTV. Đặc biệt, chất giọng không quá dày cũng không quá mỏng, khá dễ nghe, đã giúp Yến Thảo tiếp cận thành công trong mỗi lần thực hiện vai trò là MC trên sóng online của GateTV. Tuy nhiên, để có khả năng dẫn chương trình ổn định như hiện tại, Yến Thảo đã trải qua những khuyết điểm khi lên sóng như: Nói vấp, chèn ngang lời đồng nghiệp, chưa biểu cảm, chưa diễn tả hết nội dung, v.v…
Ai cũng có niềm đam mê để theo đuổi, nhưng để biến đam mê thành công việc đã khó, nay chuyển hóa công việc để trở thành mưu sinh lại càng khó hơn. Với Yến Thảo, công việc caster và MC tại GateTV là ước mơ của rất nhiều nữ game thủ mong muốn trải nghiệm tính chất công việc này.
Yến Thảo đã có một lần chia sẻ với người viết: “Bình thường, đam mê mà xem như công việc mưu sinh sẽ vô cùng đáng tiếc, nó khiến mình áp lực và căng thẳng, rồi biến thiên nhiều thứ tiêu cực, vô tình “đam mê” không đem lại cảm giác như từng nghĩ ban đầu. Có chăng, kiếm một việc nào đó không phải đam mê để làm, lấy tiền đó để nuôi đam mê. Số ít, rất ít, họ có thể thực hiện đam mê và từ đam mê để mưu sinh, vậy còn gì hạnh phúc bằng!” – Yến Thảo nhoẻn miệng cười và nói tiếp: “Miao đang rất hạnh phúc với công việc hiện tại, nó vừa là đam mê và vừa là công việc để mưu sinh.”
Để có được công việc ổn định như hiện tại, Yến Thảo đã trải qua rất nhiều khó khăn và chiêm nghiệm rất nhiều thành bại trong cuộc sống. Hệ quả và kết quả luôn được Yến Thảo đón nhận như cách tạo động lực thúc đẩy mình trên con đường làm caster, MC, và giữ ngọn lửa đam mê eSports.
Ngoài ra, Yến Thảo là một fangirl của team Full Louis (Liên Minh Huyền Thoại). Cũng như thường xuyên theo dõi những số phát sóng của VietNameSports, để tranh thủ theo dõi khả năng diễn đạt, phong cách bình luận, cá tính dẫn chương trình của một số caster chuyên nghiệp Việt Nam khác.
Theo Playpark
Chơi game giỏi: Không lo chết đói
Game thủ giỏi không chỉ kiếm được tiền khi họ còn đang tại vị, mà ngay cả khi giải nghệ về vườn, họ cũng có rất nhiều cách để kiếm thu nhập nuôi sống bản thân.
Phần lớn game thủ thường giải nghệ ở tuổi 26, lúc này sau những năm tháng chinh chiến căng thẳng phản ứng cũng như phán đoán của họ không còn nhanh nhẹn như trước. Các ông bầu luôn tìm kiếm tài năng mới trẻ hơn, khát khao hơn và họ, những con người già cỗi chắc chắn phải ra đi. Mỗi người chọn cho mình một con đường đi riêng, song dưới đây là những công việc mà họ hay chọn sau khi từ giã sự nghiệp Esport chuyên nghiệp.
Làm gì sao khi giải nghệ? Câu hỏi lớn của các game thủ chuyên nghiệp.
1. Huấn luyện viên Esport
Cũng như bóng đá, các game thủ esport nổi tiếng thường lựa chọn con đường trở thành huấn luyện viên sau khi giải nghệ. Với hiểu biết chuyên sâu của mình về game, về kỹ năng chơi game cùng với kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm, họ có đủ tự tin để có thể đứng ở vị trí điều binh khiển tướng, dẫn dắt các thế hệ trẻ của team chinh phục các đỉnh vinh quang mà họ đã từng chinh phục hoặc bỏ lỡ. Hơn thế nữa, việc trở thành huấn luyện viên cũng khiến họ giữ được ngọn lửa đam mê với tựa game mà mình yêu thích.
"Bộ não của châu Âu" - Goblak đã gia nhập đội game giàu thành tích nhất trong lịch sử Dota 2 Na`Vi (Nautus Vincere) với vai trò là huấn luyện viên.
Thu nhập của một huấn luyện viên phụ thuộc vào nguồn thu của team, mà nguồn thu này phần lớn lại đến từ các nhà tài trợ. Ngày nay, với việc các giải đấu ngày càng quy mô và cơ cấu giải thưởng ngày càng lớn, nguồn thu của team esport dần dần được tăng lên. Một số team còn sử dụng yếu tố thương mại hóa (đặt tên kèm với một thương hiệu, mặc áo thi đấu có logo thương hiệu, sử dụng "vũ khí trang bị" (chuột, phím..) từ các nhà tài trợ...). Tất cả các động thái tích cực này giúp cho công việc huấn luyện viên có được nguồn thu nhập tốt hơn.
Cũng không thể phủ nhận rằng: học giỏi chưa chắc đã thành thầy giáo giỏi. Game thủ esport có lịch sử thi đấu xuất sắc chưa chắc đã làm tốt vai trò của một người huấn luyện viên tài năng. Tuy nhiên, chẳng ai biết mình có làm được hay không khi chưa một lần thử. Và trở thành huấn luyện viên sau khi giải nghệ xứng đáng là một thử thách cho các game thủ esport chinh phục.
2. Quản lý team Esport
Khác với Huấn luyện viên, Quản lý một team mang nhiều tính chất "kinh doanh" hơn. Nếu một huấn luyện viên sẽ lo cho team sẽ thi đấu như thế nào với đối thủ: chiến thuật, game thủ, luyện tập..., thì một Quản lý team sẽ lo lắng tất cả các công việc khác để một team có thể hoạt động. Vai trò cua một quản lý team sẽ giống như vai trò của "ông bầu" trong bóng đá. Họ phải tìm kiếm nguồn tài trợ cho team, lên kế hoạch chi tiêu, trả lương cho các game thủ.
Thành công của một team Esport có vai trò rất lớn của người quản lý team.
Thành công của một Quản lý team đi cùng với thành công của team. Nếu một team thi đấu thành công, họ sẽ có nhiều nhà tài trợ, giành được nhiều giải và thu nhập của Quản lý team cũng do đó mà tăng lên. Chẳng sai khi ví vai trò của một Quản lý team như CEO của một doanh nghiệp. Họ chính là người có vai trò quyết định sự thành công trong hoạt động của một team.
3. Bình luận viên Esport
Cùng với sự phát triển của công nghệ live streaming, ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức đứng ra thành lập các kênh của riêng mình chuyên tường thuật các trận đấu Esport. Đó cũng là lúc nhu cầu về Caster (bình luận viên) trở nên cực hot. Nhiều game thủ, đặc biệt là ở Châu Âu chuyển sang làm Caster sau khi giải nghệ. Ở Việt Nam, gần đây xôn xao việc Cựu đội trưởng, mid player 1st.VN - Misa tham gia và PewPew Studio với vai trò một caster. Bằng những kiến thức, kinh nghiệm và lòng đam mê của mình, các game thủ chính là người phù hợp nhất cho vai trò bình luận viên game.
Cựu đội trưởng, mid player 1st.VN - Misa.
Thu nhập của một Caster phụ thuộc vào hoạt động của Kênh (chanel) mà họ tham gia. Tuy nhiên, mọi người nên nhớ rằng càng đông streamer thì lợi nhuận họ kiếm được hàng ngày càng giảm. Lý do? Chúng ta đang có một cộng đồng Esport phát triển chậm hơn so với số lượng tăng các streamer và player. Do đó, càng nhiều streamer, trong khi người xem không đổi, lợi nhuận đến từ cộng đồng sẽ ít hơn.
Tuy vậy, trở thành một Caster chuyên nghiệp vẫn là lựa chọn hàng đầu của một game thủ sau khi giải nghệ. Bởi với công việc này, họ lại được tiếp tục theo đuổi đam mê game của mình - thứ đã góp phần tạo nên tên tuổi và con người họ hiện tại.
4. Kinh doanh, sử dụng thương hiệu cá nhân
Với các game thủ nổi tiếng, thương hiệu cá nhân của họ cũng là một thứ có thể giúp họ kiếm sống, sau khi giải nghệ. Nhiều game thủ đã chọn con đường kinh doanh, thành lập các doanh nghiệp lấy thương hiệu của chính cá nhân mình để hoạt động, và không ít người đã thành công.
Misaya - Cựu game thủ Liên Minh Huyền Thoại gắn liền với vị tướng Thần Bài Twisted Fate. Misaya từng chơi cho đội tuyển World Elite và đã chính thức giải nghệ vào ngày 16/12/2013.Với tên tuổi và lượng fan khổng lồ sẵn có, Misaya đã mở một cửa hàng đồ mang thương hiệu của minh trên Taobao, đây là một trang mua bán online nổi tiếng của Trung Quốc (anh bán các món đồ gaming gear, quần áo game và cả thức ăn).
Misaya - Cựu game thủ Liên Minh Huyền Thoại gắn liền với vị tướng Thần Bài Twisted Fate.
Thu nhập của shop Misaya vào khoảng 131.000 USD / tháng, nếu tính theo năm thì nó là 1,5 triệu USD (hơn 31,5 tỷ VND), một con số mơ ước đối với hầu hết các game thủ Liên Minh Huyền Thoại nói riêng và eSports nói chung.
Không ai có thể phủ nhận được rằng: Game thủ giỏi đều là những người có chỉ số IQ cao. Việc họ sử dụng tài năng thiên bẩm của mình vào một lĩnh vực khác như Kinh doanh cũng là một hướng đi cực kỳ hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và thương mại điện tử như hiện nay. Họ có thể kinh doanh chỉ bằng chuột và bàn phím của mình.
5. Mở phòng net, GC:
Không ít game thủ nhận thấy vai trò quan trọng của các phòng net, các Game Center. Đặc biệt khi ngày càng có nhiều game đòi hỏi sự phối hợp đồng đội cao, GC trở thành địa điểm không thể thiếu đối với các game thủ. Họ cũng nhận thấy mình tốn nhiều tiền cho GC như thế nào, suốt khoảng thời gian họ chơi game. Tại sao lại không tự mình mở một GC và thu về khoản lợi nhuận lớn đó? Đó chính là điều thôi thúc các game thủ đi theo con đường này.
Kinh doanh phòng net vẫn là nghề hái ra tiền ở Việt Nam.
Sử dụng lợi thế cá nhân của mình, các game thủ có thể mở các phòng net, các GC phục vụ các "đàn em" của mình. Những ngày làm việc sẽ thật thú vị khi được "chỉ dạy" cho bọn đàn em về các kỹ năng, kinh nghiệm cũng như những kỷ niệm mà họ đã từng có với game, để rồi nhìn "bọn nó" trầm trồ thán phục. Thi thoảng "ngứa tay", "đại ca" lại lên sàn một lần, tìm lại cảm giác thi đấu một thời, trong tiếng reo hò cổ vũ của lũ "đàn em".
6. Làm việc cho các công ty sản xuất game
Cùng với sự phát triển của thị trường game, ngày càng có nhiều công ty sản xuất và phát hành game ra đời. Lợi nhuận mà game mang lại là cực kỳ cao, song rủi ro cũng không ít. Tuy nhiên, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành game thì ngày càng tăng. Hiện tại trên thế giới, mới chỉ có Hàn Quốc là nước đầu tiên có chuyên ngành đào tạo đại học về game. Còn ở Việt Nam, chưa có bất kỳ một trường đại học nào đào tạo nhân viên làm game cả. Hầu hết từ trước đến giờ, nhân sự ngành game được tuyển chọn từ các sinh viên giỏi xuất sắc từ các trường đại học, và một bộ phận khác không nhỏ từ chính các game thủ chuyên nghiệp một thời.
Khi vào các công ty game, game thủ thường được ưu ái với vị trí "nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm", bởi lẽ, những người này có tư duy và vốn kiến thức chuyên sâu về game, được tích lũy qua quá trình chơi game. Có thể nói, họ chính là người hiểu game thủ nhất. Do đó, họ chính là người có thể cho ra những ý tưởng độc đáo và đáp ứng đúng nhu cầu game thủ nhất.
Nghiên cứu và phát triển game là một lựa chọn không hề tồi cho các game thủ chuyên nghiệp sau khi giải nghệ.
Mức lương mà các công ty game trả cho vị trí này cũng thường khá tốt. Ngoài lương cố định, họ còn được nhận mức hoa hồng % khi sản phẩm của họ ra mắt được cộng đồng đón nhận tích cực và mang lại doanh thu cao cho công ty. Đây quả là một con đường đầy hứa hẹn cho các game thủ chuyên nghiệp sau khi giải nghệ.
Theo VNE
Làng game FPS Việt nên giữ sự bình tĩnh sau Scandal bán độ CS:GO Theo sau scandal bán độ giữa hai team Legends.GO (Việt Nam) và TyLoo (Trung Quốc), thực sự với Cộng đồng người chơi Counter-Strike: Global Offensive (CS:GO) Việt Nam nói riêng và làng game eSport FPS Việt nói chung chưa bao giờ bị lâm vào tình trạng loạn nhịp tới vậy. Trong khuôn khổ những cuộc tranh cãi không hồi kết nảy sinh trong...