Gặp gỡ chàng trai sở hữu bộ sưu tập búp bê 2 tỷ đồng
Đam mê thiết kế trang phục cho búp bê, sau hơn 5 năm sưu tầm, Kha trở thành chủ nhân của hàng trăm con búp bê có giá gần 2 tỷ đồng.
Cận cảnh bộ sưu tập búp bê… 2 tỷ đồng
Hơn 200 con búp bê thuộc nhiều loại mặc nhiều sắc phục rực rỡ được Thân Nguyễn An Kha (26 tuổi, TP HCM) tạo nhiều kiểu dáng và trưng bày trong tủ kính. Kha phải mất hơn 5 năm tìm kiếm, đặt mua ở khắp các nước mới có được bộ sưu tập này.
Chia sẻ về đam mê tốn kém, Kha cho biết, khi học năm hai ngành Mỹ thuật của Đại học Tôn Đức Thắng, được tiếp xúc với thiết kế trang phục cho búp bê, anh bắt đầu mê những “cô ả” người mẫu bất đắc dĩ. “Lúc đó, tôi thích búp bê đơn thuần chỉ vì có thể sử dụng chúng phục vụ cho ngành học. Loại búp bê tôi mua thường là búp bê đồ chơi dành cho em bé”, Kha cười tít mắt nói.
Video đang HOT
Theo VTV
Theo_2Sao
Dân thường có khó "sở hữu" tờ 100 đồng có chữ ký Thống đốc?1
Trước nhiều ý kiến dư luận cho rằng người dân sẽ khó có cơ hội sở hữu đồng tiền lưu niệm 100 đồng, Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng phủ nhận và cho biết hoạt động bán tiền lưu niệm được công khai rộng rãi đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Ai cũng được mua
Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951- 6/5/2016), Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo sẽ tổ chức in và phát hành tiền lưu niệm "Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam". Theo đó, tờ tiền lưu niệm sẽ được phát hành dịp này sẽ có mệnh giá 100 đồng và có chữ ký của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Ngay sau khi thông tin này được công bố đã có rất nhiều ý kiến thắc mắc liên quan.
Trước băn khoăn trong dư luận về việc người dân sẽ khó có cơ hội "sở hữu" đồng tiền lưu niệm này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, căn cứ vào các quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước được phép cấp, tặng, bán đồng tiền lưu niệm cho các tổ chức, cá nhân và không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động bán tiền lưu niệm được công khai rộng rãi đến các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
Hình ảnh mặt trước của đồng tiền lưu niệm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, để đăng ký mua tiền lưu niệm, các cá nhân, tổ chức thể liên hệ với các đơn vị sau:
Phía Bắc: Từ ngày 12/4/2016 tại Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Phòng Nghiệp vụ phát hành, ĐT: 043 826 9904) - Số 49 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội (ĐT: 043 8253962) - Số 45 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.Phía Nam: Từ ngày 22/04/2016 tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ĐT: 083 8292159) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (ĐT: 083 8217917) - Số 08, Võ Văn Kiệt, Quận I, TP. Hồ Chí Minh.Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong thời gian tới, tùy theo nhu cầu thực tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bố trí thêm địa điểm bán tiền lưu niệm phù hợp. Giá bán các loại tiền lưu niệm là 20.000đ/tờ đối với loại tờ rời và 25.000đ/tờ đối với loại Folder.
Chi phí do nước ngoài tài trợ
Trước băn khoăn trong dư luận về chi phí liên quan, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc tổ chức in, phát hành tiền nói chung và tiền lưu niệm nói riêng là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012 và Quyết định số 40/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tiền mẫu, tiền lưu niệm.
Các nước trên thế giới đều tổ chức in, đúc, phát hành tiền lưu niệm, cả tiền giấy và tiền kim loại nhân các sự kiện lớn của đất nước cũng như của Ngân hàng Trung ương, đây là những việc làm bình thường.
Năm 2016, nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951- 6/5/2016), NHNN Việt Nam tổ chức in và phát hành tiền lưu niệm "Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam" nhằm ghi nhận bước phát triển của ngành Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, lịch sử dân tộc và đồng tiền Việt Nam. Đồng thời cũng là dịp để Ngân hàng Nhà nước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực in tiền để in đồng tiền lưu niệm này. Để triển khai công việc này, NHNN đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước cũng thông tin rằng, để tổ chức in tiền lưu niệm, Ngân hàng Nhà nước đã hợp tác với 4 đối tác nước ngoài (Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đức) về giấy, mực in, thiết bị bảo an.... được các đối tác trên tài trợ miễn phí; tiền lưu niệm được tổ chức in tại Nhà máy In tiền Quốc gia Việt Nam.
Hoạt động bán tiền lưu niệm là phù hợp với quy định của pháp luật (Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02/5/2012, Quyết định số 40/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012) và thông lệ quốc tế. Kinh phí thu được từ việc bán tiền lưu niệm dùng để bù đắp một số chi phí vận chuyển, bảo quản và phát hành tiền. Số còn lại được hạch toán vào thu nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước và cuối năm được quyết toán nộp ngân sách Nhà nước.
Theo_Dân việt
Cận cảnh bộ sưu tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong cung đình. Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong cung...