Gặp cô gái khiến Hà Hồ, Thu Minh nhảy nhót phấn khích
Với giọng hát đầy nội lực cũng như ngoại hình rất “ăn” sân khấu trong phần trình diễn “Rolling in the deep”, Bảo Trang đã khiến hai HLV Hà Hồ và Thu Minh phấn khích nhảy theo.
Ngay sau đêm phát sóng tập 4 Vòng Giấu mặt của The Voice, cô nàng Thiều Bảo Trang ngay lập tức trở thành một cái tên gây chú ý. Ấn tượng đầu về cô gái này đầu tiên là ở cách cô nàng làm mới ca khúc Rolling in the deep, lên ở những nốt cao rất chắc chắn. Ngoài ra, cô nàng còn rất xinh đẹp, tự tin.
- Chào Bảo Trang. Trong đêm cuối vòng giấu mặt The Voice, chị đã xuất sắc “hạ gục” cả 4 vị HLV cũng như khán giả. Thậm chí Thu Minh và Hồ Ngọc Hà còn hưng phấn nhảy theo bạn nữa. Chị còn nhớ cảm giác lúc đó không?
- Đó là một cảm giác có lẽ tôi sẽ mãi không quên. Bốn vị HLV đã đồng loạt bấm cùng lần, tạo cảm giác choáng ngợp không chỉ cho tôi mà còn cho tất cả khán giả chứng kiến giây phút đó nữa. Lúc đó tôi còn không dám nhìn chị Hồ Ngọc Hà và chị Thu Minh nhảy theo bài hát vì sợ nếu bị phân tán sẽ thực hiện không tốt bài dự thi của mình.
- Ca khúc “Rolling in the deep” – một ca khúc khá khó để thể hiện, vì sao chị lại lựa chọn ca khúc này để dự thi?
- Ban đầu phải kể đến Adele chính là thần tượng của tôi, tôi rang rất thích các bài hát của chị ấy. Rolling in the deep có một thời gian đã trở thành hiện tượng và được rất nhiều người biết đến, do đó khi tập luyện, tôi nghĩ nếu mình không có sự sáng tạo mà chỉ rập khuôn theo bản gốc sẽ không gây được dấu ấn riêng trong lòng BGK cũng như khán giả. Vì vậy tôi đã nghe rất kĩ bản gốc của Adele, nghe các bản cover của các ca sĩ khác rồi sáng tạo thêm và hát theo cách của riêng mình. Thật may là bản cover của tôi đã được đón nhận. (Cười)
- Khán giả đã biết đến Thiều Bảo Trang với thành tích top 9 dòng nhạc nhẹ Sao Mai 2011, vì sao chị còn chọn The Voice để tham gia dự thi?
- Thành thật mà nói những cuộc thi trước của tôi chưa thực sự thành công, chính vì thế tôi muốn thử sức mình thêm một lần nữa. The Voice với tôi thực sự là một thử thách rất khó khăn. Tôi luôn cố gắng hàng ngày, hàng giờ tập luyện với quyết tâm rất cao bởi tôi muốn có thêm hành trang và kinh nghiệm trước khi bước chân vào Showbiz.
- Màn “giành giật” Bảo Trang là một trong những màn gay cấn nhất của The Voice đêm thứ 4. Vì sao chị chọn HLV Hồ Ngọc Hà?
- Bởi vì tôi đã yêu thích và ngưỡng mộ chị Hồ Ngọc Hà từ rất lâu. Đồng thời thú thật là tôi đã bị thuyết phục bởi những nhận xét sắc sảo mang đầy tính chuyên nghiệp của chị ấy. Đến hôm nay thì tôi nghĩ sự lựa chọn của mình là đúng đắn và hợp lý.
- Chọn vào đội của giám khảo Hà Hồ, chị có e ngại khi hải đối mặt với những giọng ca được đánh giá cao như Tiêu Châu Như Quỳnh, Bùi Anh Tuấn, Thái Trinh… không?
Video đang HOT
- Đội nào cũng có những giọng ca xuất sắc chứ không riêng gì đội của giám khảo Hà Hồ đâu. Nếu tới đâu cũng gặp khó khăn thì tại sao lại không về đội của HLV mình yêu thích nhỉ? (Cười)
- Chỉ sau khi kết thúc tập 4 một thời gian ngắn, Fanpage Thiều Bảo Trang đã được lập ra và nhận được rất nhiều “like” từ người hâm mộ. Chị có cảm thấy áp lực vì điều này không?
- Khi giành được sự ủng hộ của khán giả như thế, tôi thực sự rất xúc động. Vậy là một trong những mơ ước của tôi đã trở thành sự thật. Có cuộc thi nào mà không có áp lực đâu, nhất là khi giành được nhiều sự kì vọng của khán giả. Tôi chỉ biết cố gắng hết sức mình để không phụ lòng những người yêu quý mình. Rất may chị Hồ Ngọc Hà đã dạy toàn đội cách để đối mặt với áp lực nên hi vọng vòng tiếp theo tôi sẽ làm tốt hơn.
- Hình như Bảo Trang chơi rất thân với Phương Ly, em gái Phương Linh. Trang có thể chia sẻ về tình bạn này không?
- Phương Ly và tôi là đôi bạn thân từ khi học lớp 10. Hai đứa xem nhau như chị em, có thể chia sẻ với nhau tất cả những niềm vui, nỗi buồn. Phương Ly và Trang có nhiều sở thích và cách suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề giống nhau nên rất hợp nhau. Với tôi, Ly là một người bạn thực sự. Chỉ khi ở bên người bạn này tôi mới có những giây phút là chính mình.
- Từ trước đến nay, với chị thất bại nào được xem là lớn nhất?
- Tôi mới chỉ có 21 tuổi thôi, vẫn còn rất nhiều điều sẽ phải trải nghiệm trong cuộc sống. Vì là một người rất yêu đời, nên với tôi, sẽ không có điều gì mang tên thất bại hết, tất cả chỉ là thử thách mà thôi. (Cười)
- Trở lại một chút với The Voice nhé. Chị đã chuẩn bị được gì cho vòng tiếp theo rồi?
- Tôi đang chăm chỉ tập luyện mỗi ngày và muốn sáng tạo thêm cho phần thi thêm hấp dẫn. Đến hôm nay thì cũng thấy đỡ lo phần nào rồi. Mong rằng bài hát của tôi làm các HLV cũng như khán giả hài lòng.
- Bảo Trang có tự tin là mình sẽ chiến thắng không?
- Nhìn vào lực lượng thí sinh của The Voice năm nay thì tôi nghĩ sẽ chẳng có thí sinh nào dám tự tin mình là người chiến thắng đâu, cả tôi cũng vậy (Cười). Có quá nhiều giọng ca hay mà ngay bản tôi Trang cũng phải “nghiêng mình kính nể”. Tôi chỉ biết cố gắng tập luyện cùng với sự tập trung cao độ. Hi vọng may mắn sẽ mỉm cười với tôi.
Theo TTVN
Thí sinh The Voice hát tiếng Anh liệu có thành danh?
Vòng Giấu mặt của cuộc thi Giọng hát Việt vừa khép lại. Trong tập cuối cùng phát sóng tối 29-7, sự thành công của các thí sinh hát tiếng nước ngoài lên tới đỉnh điểm với tiết mục được cả bốn giám khảo lựa chọn của Tiêu Châu Như Quỳnh (giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2009).
Bùi Anh Tuấn - giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2011, một trong số ít ỏi thí sinh thành công với tiếng Việt tại Giọng hát Việt.
Hát xong I will survive đầy cảm xúc, cháu gái của ca sĩ Lam Trường khóc mà huấn luyện viên Hồ Ngọc Hà cũng khóc.
Cùng thời điểm, ở tư gia của Giáng Son, nữ nhạc sĩ kể chị rủ ông xã người Mỹ xem tập 4 của chương trình Giọng hát Việt vì thấy hầu hết thí sinh hát tiếng Anh. Xem được mấy tiết mục, chồng Son - giảng viên ngành tài chính - thốt lên một câu tiếng Anh hơi thô một chút, tạm chuyển ngữ: "Cái kiểu tiếng Anh quái quỷ gì thế này?!". Ðến tiết mục thứ 6 của một giọng ca đầy nội lực cũng được cả bốn HLV bấm nút và ca ngợi, ông xã Giáng Son được miêu tả là "bỏ chạy", để lại lời nhận xét: "Tôi không hiểu tẹo nào trong số những gì cô ấy phát âm ra!".
Thật tiếc cho vị khán giả Mỹ đã không vượt qua được rào cản ngôn ngữ để thưởng thức những giọng hát Việt. Còn khán giả Việt Nam thật may mắn vì không rành tiếng Anh nên tha hồ... rớt nước mắt vì sung sướng.
Bình thường... giọng hát Việt?
Có khi cũng nên cảm ơn luật chơi của Giọng hát Việt đã cho phép người chơi thoải mái lựa chọn bài hát. Kết quả: khoảng 2/3 thí sinh xuất hiện trong vòng Giấu mặt chọn bài hát tiếng Anh. Ðiều này làm lộ ra nhu cầu hát và nghe nhạc tiếng Anh của người Việt là rất lớn? Và chẳng có gì là không tốt khi chúng ta tự giải trí cho nhau bằng một thứ âm nhạc đã phổ cập trên trường quốc tế. Rào cản ngôn ngữ chẳng thành vấn đề vì chúng ta đã có điểm chung: tuyệt đại đa số đều không thạo tiếng Anh. Nhưng cũng có thể việc hát tiếng Anh chẳng qua là định hướng của chương trình. Giám khảo Hồ Ngọc Hà phát biểu: "Thí sinh tham dự Giọng hát Việt lần này dành cho chúng tôi rất nhiều sự ngạc nhiên. Chúng tôi muốn chọn những người trên cả Giọng hát Việt, có thể vươn tầm ra ngoài thế giới." Tham vọng của chương trình hẳn là rất lớn.
Từ Mỹ, Hà Trần đặt câu hỏi: "Hay nhỉ, The Voice Việt toàn hát tiếng Anh. Như thế này là nhạc Việt chán hay là ý thức hội nhập quốc tế của nhân dân tăng vọt?". Cuộc tọa đàm mini do ca sĩ khởi xướng trên mạng xã hội nhận được khá nhiều ý kiến đáng suy ngẫm. Chẳng hạn "Bây giờ nhạc Việt mà hổng Việt nên nghe nhạc Tây cho sướng tai. Bản thân tôi cũng giã từ nhạc Việt mấy năm nay rồi". Hoặc "Nghe buồn cười thế nào, giống như The Voice Anh mà hát toàn tiếng Pháp. Hát y như nước ngoài thì được khen, nhưng nếu hát y như nước ngoài thì lên mạng mà xem chính nước ngoài hát chả thích hơn à!".
Vẫn cuộc tọa đàm trên mạng xã hội, có người góp chuyện về ca sĩ trong nước sang Mỹ hát tiếng Anh cho khán giả hải ngoại nghe, khán giả nói: "Nếu muốn nghe tiếng Anh, tôi đã chẳng mua vé xem ca sĩ Việt Nam hát!". Còn ở trong nước nghe tiếng Việt mãi nhàm rồi, người ta lại muốn có sự "đổi món"?! Thêm một ý kiến: "Cứ để các bạn trẻ hát tiếng Tây thỏa thích đi, cũng là kéo nền văn hóa Việt Nam gần hơn với thế giới, rồi một ngày chán chê các bạn ấy lại quay về với tiếng mẹ đẻ thôi... Quy luật?".
Tiêu Châu Như Quỳnh trên sân khấu Giọng hát Việt với ca khúc I will survive
Bất thường... giọng hát Hàn?
Nếu chúng ta thích và thấy hoàn toàn bình thường với việc hát tiếng Anh, Pháp tại Giọng hát Việt, hẳn chúng ta sẽ thấy thật bất thường khi xem The Voice of Korea (tức Giọng hát Hàn) - một trong hai nước châu Á (cùng Việt Nam) mua bản quyền chương trình tìm kiếm tài năng ca hát này từ Hà Lan. Cuộc thi có những nét Tây hóa như tên chương trình bằng tiếng Anh, hoặc dưới ghế giám khảo vẫn là dòng chữ "I want you" chứ không phải "Tôi chọn bạn" như Giọng hát Việt. Thế nhưng xem một số tập của vòng Giấu mặt thì thấy 99% thí sinh hát tiếng Hàn (còn thiếu 1% là vì có 1-2 bài điểm một đôi câu tiếng Anh trong lời hát). Ðáng lưu ý là xuất phát điểm của thí sinh Hàn. Chỉ riêng trong một tập mà có thí sinh định cư ở Mỹ, thí sinh khác đang du học ở Anh, người thì học nhạc jazz và cổ điển ở Canada, người từng biểu diễn ở liên hoan nhạc jazz quốc tế... Tất cả đều về nước hát tiếng mẹ đẻ, thậm chí chả có bài nào là nhạc ngoại đặt lời Hàn.
The Voice Hàn ít tiếng cười và nước mắt hơn The Voice Việt. Giám khảo ít bông đùa hơn và các thí sinh cũng tự tin hơn (thường có màn thí sinh phỏng vấn từng giám khảo để làm căn cứ lựa chọn). Sự nghiêm túc và thực tế của The Voice Hànthể hiện ngay ở việc thí sinh không hát chơi bằng tiếng nước ngoài mà hát thật bằng chính thứ tiếng mà sau này họ sẽ dùng để xây dựng sự nghiệp trong nước. Bởi thế đừng hỏi vì sao nhạc Hàn tạo thành làn sóng làm chao đảo thế giới, ngay khi các ca sĩ Hàn chưa cần phải hát tiếng Anh.
Những tiết mục hát tiếng Anh trong Giọng hát Việt làm cuộc thi càng thiên về tính giải trí tạm thời và nội bộ - nghĩa là chỉ trong nước nghe và sướng với nhau. Bạn xem thí sinh hát tiếng Anh và khoái trong vài phút, nhưng bạn có thể nuôi sống giọng ca đó hát thể loại âm nhạc đó trong bao lâu? Khoảng cách từ chương trình giải trí đến sân khấu chuyên nghiệp vẫn còn rất xa. Trong sân chơi (có ban tổ chức lo mua bản quyền bài hát nước ngoài), thí sinh tha hồ thử sức với nhạc Tây nhưng sẽ có ai trong số đó đủ tài xây dựng sự nghiệp sau này với ca khúc tiếng Anh? Ðến như Hà Trần ở Mỹ tám năm mà thú nhận chẳng dám hát tiếng Anh: "Hồi xưa ở nhà thì còn dám thu đĩa tiếng Anh, giờ nghe lại ngượng chín cả mặt. Nếu thu hồi hết đốt đi được thì đã làm".
Lời hát là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể một ca khúc khi nó được biểu diễn. Chỉ cần ca sĩ hát đầy lưỡi, người nghe đã có thể khó chịu, nữa là phát âm sai. Vì thế để đạt chuẩn âm nhạc chứ chưa nói đến "âm nhạc vươn ra thế giới", ca sĩ phải nhuần nhuyễn thứ tiếng mình đang hát.
Nói về việc lựa chọn ca khúc, Ðinh Hương (24 tuổi, Quảng Trị, thể hiện ca khúc Warwich Avenue và được cả bốn huấn luyện viên chọn) chia sẻ: "Hương tham giaThe Voice để tìm câu trả lời cho cá tính âm nhạc cũng như bản thân mình. Với Hương, âm nhạc mang một sứ mệnh cao cả: gắn kết tất cả các nền văn hóa với nhau. Vì vậy bản thân âm nhạc đã là một ngôn ngữ chung, không phân biệt là tiếng nước nào. Tuy nhiên, Hương đam mê và muốn đeo đuổi dòng nhạc soul, blues, R&B tiêu biểu của người Mỹ da màu. Thật đáng tiếc, những ca khúc Việt thể hiện đúng hơi thở của thể loại âm nhạc này lại quá hiếm hoi".
Chúng ta hay chạy theo phong trào Tôi không thấy có vấn đề gì cả trong việc chọn ngôn ngữ nào (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn hay tiếng Việt...) để thể hiện khi hát. Chúng ta đều biết rằng âm nhạc vốn không có ranh giới về ngôn ngữ, đã có biết bao nhiêu bài hát đi vào lòng người dù không được hát bằng tiếng của nơi nó được yêu chuộng. Ðã hàng trăm năm nhạc viện và khắp nơi nghe và hát opera bằng tiếng Ý, chả sao cả. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta mọi thứ hay bị chạy theo phong trào, như việc tổ chức các cuộc thi tuyển lựa tài năng, giọng hát bỗng dưng đua nhau ra đời nhiều đến nỗi ngán ngẩm. Hay việc ta thấy ngày càng nhiều bạn trẻ có mốt hát tiếng Anh khi tham gia các cuộc thi. Mọi thứ bao giờ cũng nên có sự cân bằng, chừng mực và vừa phải. Thiết nghĩ nhà tổ chức sẽ là người giúp cho việc cân bằng đó tốt nhất. Ðừng để khán giả thấy các cuộc thi lúc thì quá nhiều bài hát ngợi ca mà thiếu tính giải trí, lúc thì toàn giải trí mà thiếu tính nhân văn, lúc thì không hội nhập, lúc lại hội nhập quá thành tan chảy. Nhạc sĩ Đức Trí
Theo Tuổi Trẻ
Vì sao thí sinh The Voice 'xính' hát nhạc ngoại Tới ¾ thí sinh The Voice chọn ca khúc quốc tế để phô diễn chất giọng ở vòng Giấu mặt. Và phần lớn những thí sinh chọn ca khúc Việt để chinh phục giám khảo lại ra về tay trắng. Tìm điểm mạnh hạ gục huấn luyện viên Chưa phải là một cuộc thi có tính chất đối mặt trực tiếp, cũng chưa...