Gặp chàng trai có cơ hội là người Việt thứ 2 bay vào vũ trụ
Thanh Long, chàng trai 20 tuổi vừa chiến thắng trong cuộc thi tìm kiếm người Việt Nam thứ 2 có cơ hội bay vào vũ trụ.
Chàng trai là người Việt Nam thứ 2 lên vũ trụ
Thời gian vừa qua, cuộc tuyển chọn tìm kiếm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ đã gây ấn tượng khá lớn với cộng đồng giới trẻ. Sau nhiều phần thi gay cấn và hấp dẫn suốt nhiều tháng, Vũ Thanh Long, chàng trai 20 tuổi, du học sinh Việt tại Australia đã giành ngôi vị quán quân một cách xứng đáng. Đầu tháng 12 tới, chàng trai 20 tuổi này sẽ lên đường sang Florida, Mỹ để cùng với đại diện của 75 quốc gia khác tranh tài, chọn ra 22 người bay vào vũ trụ.
Trong lần tuyển chọn này, các thí sinh sẽ phải trải qua những thử thách khó khăn hơn rất nhiều, như là thử sức ở môi trường không trọng lực, tham gia chuyến bay có tốc độ nhanh gấp 2,9 lần tốc độ âm thanh hay tải một trọng tải nặng gấp 4,5 lần cân nặng của mình. Tất cả đều là những thử thách mà người bình thường nghe thấy đều ái ngại, thế nhưng trò chuyện với chúng tôi, Thanh Long vẫn rất tự tin “Mình sẽ giành vé bay vào không gian, đưa lá cờ Việt Nam lần thứ 2… lên trên vũ trụ”.
Người Việt Nam và cũng là người châu Á đầu tiên được lên vũ trụ là Trung Tướng Phạm Tuân, cách đây đã 33 năm, khi đó ông 33 tuổi. Cơ may này đến với ông khi năm 1977, Phạm Tuân được cử sang Liên Xô học tại Học viện Không quân Gagarin. Trung Tướng Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Vassilyevich Gorbatko được phóng vào không gian từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz 37 vào ngày 23 tháng 7 năm 1980 và trở về Trái Đất ngày 31 tháng 7 trên tàu Soyuz 36. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut 6 cùng với hai nhà du hành vũ trụ Xô viết khác.
Profile:
Họ tên: Vũ Thanh Long
Ngày sinh: 2/3/1993
Đang theo ngành kĩ thuật (Chemical engineering) và kinh tế tại đại học Monash, Melbourne, Bang Victoria, Australia.
Thành tích: học bổng khoa kĩ thuật của đại học MONASH
Chiến thắng trong cuộc thi tìm người Việt Nam thứ 2 có cơ hội bay vào vũ trụ.
Video đang HOT
Thanh Long trong bộ quần áo phi hành gia nhận giải quán quân cuộc thi.
Chào Thanh Long, vượt qua 20.000 thí sinh để trở thành người Việt Nam thứ 2 có cơ hội bay vào vũ trụ, hiện tại cảm giác của bạn thế nào?
Mình rất vui và bất ngờ khi là người đứng đầu trong một cuộc thi đặc biệt thế này. Cảm giác lâng lâng, vui sướng, xen lẫn một chút tự hào vẫn kéo dài từ đêm chung kết cho đến tận bây giờ (Cười).
Cơ duyên nào đã đưa bạn đến với cuộc thi này?
Người biết về cuộc thi này là chị mình chứ không phải là mình đâu. Vì biết mình đam mê tìm hiểu về vũ trụ từ bé, chị đã nói với mình. Ngay lập tức, mình đã đăng ký ngay mà không chần chừ. Vì mình biết đây là cơ hội có một không hai để mình đến gần hơn với ước mơ từ bé.
Trước khi tham gia, bạn có nghĩ là mình sẽ giành chiến thắng không?
Dĩ nhiên là Long không dám nghĩ mình sẽ giành chiến thắng rồi, vì “nói trước bước không qua mà”. Nhưng thú thật Long khá tự tin là mình sẽ lọt vào những vòng cuối. Cũng không hiểu tại sao lại tự tin như vậy nữa. Chắc là vì giải thưởng quá đặc biệt là được trở thành người Việt Nam thứ 2 có cơ hội lên vũ trụ. Nhưng quả thật chiến thằng này vẫn là một sự bất ngờ rất lớn đối với Long.
Đang là một du học sinh học tập tại Australia, được biết bạn đã bảo lưu việc học lại 1 năm để tham gia cuộc thi. Động lực nào khiến bạn làm một việc “liều lĩnh” như vậy? Phải chăng bạn có niềm tin là mình sẽ trở thành quán quân?
Động lực của mình chính là ước mơ được khám phá không gian vũ trụ. Nhận thấy đây là một cơ hội hiếm có nên Long quyết tâm theo đuổi tới cùng. Nếu để lỡ cơ hội này có lẽ là mình sẽ rất hối hận. Như đã nói, Long rất tự tin vào khả năng của mình nên mới có một quyết định liều lĩnh như vậy. Nhưng chiến thắng vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng.
Thi đấu ở Việt Nam đã khó, đối đầu với các ứng viên trên thế giới sẽ khó hơn nữa, bạn sẽ làm gì để lần thứ 2 lá cờ Việt Nam được lên vũ trụ?
Quả thật là thi đấu với các ứng viên quốc tế chắc chắn sẽ khó hơn rất nhiều. Long không dám nói mình sẽ làm được bao nhiêu, nhưng bằng tất cả sự nỗ lực và quyết tâm, mình sẽ cố gắng hết sức mình để lá cờ Việt Nam sẽ lại một lần nữa… lơ lửng trên vũ trụ.
Trong quá trình tham gia cuộc thi, được tiếp xúc với Trung Tướng Phạm Tuân, bác ấy có truyền lại kinh nghiệm gì cho bạn không?
Được gặp gỡ, trò chuyện với bác Phạm Tuân là một may mắn của Long. Bởi trong quá trình tham gia cuộc thi, bác ấy đã kể lại những câu chuyện về nghề phi công, kể lại lần đầu được lên vũ trụ 33 năm trước,… khiến cho mình cảm thấy vô cùng kính phục. Bác Phạm Tuân đã nhắn nhủ mình phải tiếp tục rèn luyện thêm về mọi mặt, phải luôn luôn nỗ lực và quyết tâm.
Điển trai, học giỏi, chắc Long được nhiều “bóng hồng” vây quanh lắm? Tiêu chuẩn chọn bạn gái của Long là gì?
Trước tiên phải là con gái (Cười lớn). Thực ra bạn gái Long chỉ cần hiểu Long và biết lắng nghe là ok rồi. À và khoa học đã cho thấy con đường ngắn nhất đến trái tim là thông qua đường dạ dày, vì vậy Long hi vọng cô ấy sẽ là một người biết nấu ăn (Cười).
Nếu cho bạn 2 từ để miêu tả về bản thân, đó sẽ là?
Thanh niên và nghiêm túc.
Bạn từng chia sẻ ước mơ của mình là làm việc trong NASA, cũng có nghĩa là sẽ ít có cơ hội quay trở lại Việt Nam làm việc. Đây cũng là mơ ước cũng như sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ ngày nay: sau khi du học thì định cư luôn tại nước ngoài. Cá nhân bạn nghĩ sao về vấn đề “chảy máu chất xám” này?
Bản thân Long thì rất thông cảm cho các bạn đó vì Long nghĩ phải có điều kiện, chất xám mới phát triển được. Nhưng với Long, mục đích của việc làm việc cho NASA là để học hỏi thêm nhiều điều hay của nước bạn để sau này quay về phát triển khoa học nước nhà.
Dự định sắp tới của bạn là gì?
Sau khi tham gia cuộc thi này xong, Long sẽ quay lại tiếp tục với việc học để nâng cao cơ hội được làm việc tại NASA của mình.
Cảm ơn Thanh Long. Chúc bạn sẽ thành công trong cuộc thi sắp tới.
Theo Xahoi
Lặn biển sâu 6m thích nghi cảm giác không trọng lực
Để hoàn thành thử thách không trọng lực, các ứng viên phi hành gia phải hoạt động tích cực ở độ sâu 6m dưới đáy biển. Điều này đòi hỏi kỹ năng phân tích, định hướng và chịu áp suất nước.
Thử thách Không trọng lực của vòng Thử thách quốc gia, cuộc thi "Axe - Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ" vừa diễn ra tại Nha Trang, với sự tham gia của 8 ứng viên xuất sắc. Thí sinh phi hành gia phải lặn sâu 6m dưới đáy biển và hoạt động tích cực trong môi trường đó. Cùng với cảm xúc chinh phục, các bạn trẻ đã có được những giây phút khám khá vẻ đẹp độc đáo và kỳ bí của đại dương.
Ứng viên phi hành gia trong tình trạng "không trọng lực" ở độ sâu 6m dưới lòng biển.
Vũ Thanh Long, người bất ngờ bứt phá về nhất ở vòng thi này chia sẻ: "Vì phải sống xa quê hương, tôi ít có cơ hội được khám phá vẻ đẹp biển miền Trung. Chính vì thế, cuộc hành trình lần này đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc và trải nghiệm. Lần đầu tiên ngắm nhìn sự phong phú đầy màu sắc của một thế giới đại dương bao la, tôi đã nghĩ rằng, mình phải nói với bạn bè quốc tế rằng biển Việt Nam rất tuyệt vời...".
Ở thử thách này, 8 ứng viên phi hành gia tài năng đã được làm quen với bộ môn lặn biển và học hỏi nhiều kỹ năng cần thiết trước khi tham gia. Ngoài Mai Nguyễn Đình Huy đã tiếp xúc với cảm giác di chuyển ở độ sâu 6m dưới đáy biển, hầu hết các thí sinh còn lại đều lần đầu được khám phá đáy đại dương.
Ứng viên phi hành gia đọc yêu cầu của thử thách.
Với Ngọc Linh, chàng trai Bắc Ninh vừa tròn 19 tuổi, cuộc thi đã mang đến cho cậu rất nhiều trải nghiệm thú vị. Không chỉ được lặn biển, đây còn lần đầu Linh vào Nam. Việc tự chăm sóc cho bản thân giúp Linh trưởng thành hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc thi đấu và giao lưu với các ứng viên khác lớn tuổi hơn, cậu em út Ngọc Linh còn được các ứng viên phi hành gia truyền đạt nhiều kinh nghiệm sống.
Ba ngày ròng rã tập luyện và thi đấu với thử thách Không trọng lực tại Nha Trang đã để lại nhiều trải nghiệm và kỷ niệm đẹp cho 8 chàng ứng viên phi hành gia. Đặc biệt với các bài huấn luyện kỹ năng lặn biển, các chàng trai phải làm việc theo nhóm và học hỏi được nhiều kỹ năng sống.
8 ứng viên phi hành gia xuất sắc trong thử thách Không trọng lực.
Mặc dù phải chia tay cuộc thi sau thử thách này song Minh Hiểu vẫn rất vui vẻ. "Rèn luyện khả năng phán đoán, định hướng, giữ bình tĩnh và kiên định với ý chí của mình là những gì tôi có được sau cuộc thi, nhất là sau thử thách này. Tiền Giang quê tôi có rất nhiều con sông, nhưng cảm giác khám phá đại dương thì thú vị hơn rất nhiều. Mặc dù phải dừng chân ở vòng thi này nhưng những trải nghiệm này sẽ đồng hành cùng tôi trong suốt cuộc đời...", Hiểu nói.
Còn với Đặng Vi Ngọc Hoàng, hiện là quản lý của một nhà hàng tại TP HCM, điều khiến anh xúc động là khi nhớ lại khoảnh khắc "chia nhau hơi thở" dưới đáy đại dương. Đó là một bài học về tình đồng đội, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Trong môi trường luyện tập ở độ sâu 6m dưới đáy biển, không ít nguy hiểm có thể xảy ra. Để hạn chế điều đó, các ứng viên phi hành gia phải hoạt động cùng với những người anh em của mình. Có những lúc, các chàng trai phải chia sẻ nhau Oxy trong bình dưỡng khí để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thử thách Không trọng lực vừa diễn ra ở Nha Trang với 8 thí sinh. Họ được huấn luyện và tranh tài ở bộ môn lặn biển ở độ sâu 6 m (giống với môi trường không trọng lực). Vòng thi này chọn ra 6 thí sinh có điểm số cao nhất để bước vào vòng tiếp theo - thử thách Định hướng trên không. Phần thi này sẽ được tổ chức tại Phan Thiết. 6 thí sinh vượt qua thử thách Không trọng lực tại Nha Trang sẽ được huấn luyện và tranh tài ở bộ môn dù lượn, thử thách kỹ năng định hướng trên không. Sau vòng thi này, 3 thí sinh xuất sắc sẽ có mặt tại đêm chung kết. Đêm chung kết sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình vào cuối tháng 10 để tìm ra thí sinh đại diện Việt Nam bay vào vũ trụ cùng với các quốc gia khác trên thế giới. Ban Giám khảo đêm chung kết gồm có Trung tướng Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, diễn viên Ngô Thanh Vân và đại diện nhãn hàng Axe. Thông tin chi tiết xem thêm tại www.AxeApollo.com.
Ngọc Bích
Theo VNE
Trung tướng Phạm Tuân: "Máy bay Mỹ không dễ bắn trúng ta!" "Cất cánh lên trời lần nào tôi cũng gặp rất nhiều máy bay F4, F11 của Mỹ quần đảo bảo vệ B52. Nhiều lần tôi thấy tên lửa địch bắn sáng rực. Thế nhưng họ bắn trúng vào tôi không dễ...", Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại. Đến ngày 27/12/1972, hàng loạt máy bay B52 của Mỹ đã bị bắn hạ, thế nhưng...