Gặp ‘báu vật’ này khi đi biển, phải trả giá đắt nếu chạm vào
Những con hải sâm sở hữu một cụm xúc tu bao quanh miệng, dùng để lọc trầm tích.
“ Báu vật” của biển cả
Hải sâm đóng một vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái biển khác nhau. Sinh vật này được ví như là “chất tẩy rửa hiệu quả” bằng cách lọc trầm tích để chiết xuất chất dinh dưỡng. Cụ thể, khi chúng ăn các mảnh vụn trong trầm tích, chúng giúp tái chế chất dinh dưỡng và bài tiết nitơ, amoniac và canxi cacbonat – những thành phần quan trọng cho các rạn san hô.
Giống với tên gọi của chúng, hải sâm có hình dạng giống dưa chuột hoặc cây xúc xích, có kích thước khác nhau từ 2cm đến 1,8m, tùy thuộc vào loài.
Ở Indonesia, Nhật Bản và Trung Quốc, hải sâm còn có giá trị lớn như một món ăn ngon và được sử dụng trong các loại thuốc cổ truyền. Chính vì lẽ đó, hoạt động buôn bán loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này tăng vọt trong những thập kỷ gần đây.
Vào những năm 1980, hải sâm có giá dưới 70 USD/1 kg và giờ giá đã tăng lên gần 300 USD/kg (tương đương hơn 7 triệu VNĐ), thậm chí những loài hiếm có giá lên tới 3.500 USD/kg (82 triệu VNĐ).
Vì thế, hải sâm còn được coi là “báu vật” của biển cả.
Những con hải sâm sở hữu một cụm xúc tu bao quanh miệng, dùng để lọc trầm tích. Chúng di chuyển dưới đáy đại dương bằng cách sử dụng bàn chân hình ống kéo dài qua thành cơ thể, tương tự như sao biển. Thuộc họ động vật da gai, cùng với sao biển và nhím biển, hải sâm có cấu trúc cơ thể mang dáng tương tự như quả dưa chuột, nhưng sở hữu các chân ống nhỏ giống như xúc tu phục vụ cho cả việc di chuyển và kiếm ăn.
Video đang HOT
Cơ thể hoạt động với cơ chế phòng thủ, hải sâm có khả năng phóng các cơ quan nội tạng độc hại của chúng về phía những kẻ săn mồi tiềm năng. Từ đó khiến kẻ thù bị bối rối hoặc ngăn cản kẻ thù tiến đến gần.
Đáng chú ý, những cơ quan này tái tạo theo thời gian, có khả năng cứu chúng khỏi trở thành con mồi cho loài khác.
Có thể được tìm thấy ở đâu?
Hải sâm sống trong các môi trường biển đa dạng trên toàn thế giới, từ các vùng ven biển nông đến sâu của đại dương. Chúng cư trú dưới đáy đại dương, trong khi ấu trùng của chúng có “lối sống” phù du, trôi theo dòng hải lưu. Là loài ăn xác thối, hải sâm tự duy trì sự sống bản thân bằng cách tiêu thụ các sinh vật và hạt nhỏ có trong vùng sinh vật đáy, cũng như các sinh vật phù du lơ lửng trong cột nước.
Chế độ ăn của chúng bao gồm tảo, động vật không xương sống dưới nước và chất thải hữu cơ. Để thu thập thức ăn, hải sâm sử dụng chân ống bao quanh miệng của chúng.
Loài sinh vật tưởng xấu xí này được con người đánh giá cao, đặc biệt là ở châu Á, nơi chúng được thưởng thức như những món ăn ngon. Trên thực tế, một số loài hải sâm thậm chí còn được nuôi thông qua các hoạt động nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu thưởng thức những món ngon quý giá từ loài sinh vật biển này.
Chúng nguy hiểm như thế nào?
Khi đối mặt với nguy hiểm, hải sâm sử dụng nhiều chiến thuật phòng thủ khác nhau. Trong đó có chiến thuật phóng các sợi chỉ dính để gài bẫy kẻ thù. Cách khác là chúng co cơ một cách mạnh mẽ, đẩy các cơ quan nội tạng ra ngoài qua hậu môn. Các bộ phận cơ thể bị mất này có thể tái sinh nhanh chóng.
Trong kho vũ khí tự vệ của chúng, hải sâm sở hữu các ống Cuvierian, chứa một loại độc tố mạnh gọi là holothurin. Chất này có thể nhanh chóng làm suy yếu cơ bắp của kẻ thù, thường khiến chúng bị ngăn chặn một cách hiệu quả.
Trong một nghiên cứu ở California, người ta đã quan sát thấy thành cơ thể của một số loài hải sâm có độc.
Những chất độc này không chỉ gây nguy hiểm cho động vật mà còn có thể gây hại cho con người khi gặp ở nồng độ cao. Tiếp xúc trực tiếp với da có thể dẫn đến đau rát, ngứa, sưng và đỏ vùng bị ảnh hưởng. Nếu chất độc tiếp xúc với mắt, chúng có thể gây kích ứng và có khả năng dẫn đến mù vĩnh viễn. Nuốt holothurin có thể dẫn đến chuột rút cơ, đau dạ dày và trong trường hợp nghiêm trọng, tê liệt hô hấp và thậm chí tử vong.
Nên làm gì nếu nhìn thấy một con hải sâm?
Như đã đề cập ở trên, những sinh vật nhỏ này có thể được tìm thấy ngay cả ở vùng nước nông, điều đó có nghĩa là bạn có thể bắt gặp chúng khi đang bơi.
Trong trường hợp này, đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy chúng cuộn tròn như quả bóng, vì đây là cơ chế phòng thủ để bảo vệ cơ thể chúng. Trong mọi trường hợp, hãy hạn chế chạm vào chúng và thay vào đó hãy gọi cho các chuyên gia đến để kiểm tra.
Ngoài kia có rất nhiều sinh vật nguy hiểm trông có vẻ thân thiện nhưng hoàn toàn không phải hoặc có những sinh vật mà chúng ta chưa từng biết đến. Vậy nên, cách tốt nhất là đề phòng cẩn thận để tránh hậu quả xấu xảy ra.
Phát hiện 'cổng vào thế giới ngầm' 650.000 tuổi ở Siberia
Các nhà khoa học châu Âu vừa chứng minh Batagay Crater, cấu trúc tự nhiên được người dân Siberia (Nga) gọi là cổng vào thế giới ngầm, còn là một cánh cổng giúp họ đi ngược thời gian.
Theo Live Science, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Thomas Opel từ Viện Alferd Wgener (Đức) cho thấy hố sụt khổng lồ Batagay Crater có thể được sử dụng để tái tạo khí hậu cổ đại của Trái Đất.
Bởi lẽ, Batagay Crater chứa đựng lớp băng vĩnh cửu có niên đại lên tới 650.000 năm, lâu đời nhất Siberia và lâu thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau một khu vực thuộc vùng Yukon - Canada.
Batagay Crater - Ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA MOSCOW (ĐẠI HỌC LOMONOSOV)
Batagay Crater là một phần sườn đồi khổng lồ bị sụp đổ ở vùng cao Yana, phía Bắc vùng Yakutia - Nga, thuộc vùng đất băng giá rộng lớn Siberia và từ lâu đã được người dân địa phương gọi là "cổng vào thế giới ngầm".
Nó nổi bật như một vùng cằn cỗi giữa rừng thông rụng lá và bạch dương, mà nạn phá rừng qua các năm cộng với nhiệt độ tăng cao đã khiến băng giá đổ vào ngày càng nhiều, khiến toàn bộ hố sụt có diện tích lên tới 0,8 km2 và trở thành hố băng sụt lớn nhất trên Trái Đất, với những bức vách cao tới 55 m.
Theo bài công bố trên Quaternary Research, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 3 phương pháp để định tuổi lớp băng, bao gồm phương pháp cổ điển thông qua đồng vị carbon phóng xạ.
Như một hồ chứa an toàn cho các lớp băng hà suốt 650.000 năm, Batagay Crater là hố trầm tích khổng lồ có thể tiết lộ những gì đã xảy ra đối với môi trường và khí hậu trong khu vực, nhờ vào việc phân tích thành phần hóa học của các lớp trầm tích.
Thông thường các nhà khoa học sẽ sử dụng kỹ thuật khoan sâu để lấy lên một lõi băng dài, với nhiều lớp băng chứa đựng trầm tích qua các năm. Nhưng quan trọng nhất là phải biết nên khoan ở đâu - đó là điều nghiên cứu mới này đã làm được.
Ngoài ra, việc phân tích sơ bộ cũng tiết lộ 2 "khoảng trống" trầm tích, gần như không có băng đổ vào, vào khoảng 130.000 và 200.000 năm về trước. Cái thứ nhất thuộc về thời kỳ ấm áp đã được biết, cái thứ hai chưa từng biết.
Việc nghiên cứu chi tiết những thay đổi trước và sau 2 thời kỳ đó có thể giúp chúng ta hiểu thêm về biến đổi khí hậu thời hiện đại.
Thu Anh
Loài vật thông minh nhất đại dương Khi nghe đến câu hỏi 'Loài vật thông minh nhất đại dương', không ít người sẽ nghĩ ngay đến cá heo, vậy thực hư thế nào? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ cá heo là loài vật thông minh nhất đại dương. Đúng là cá heo thông minh, nhưng so với bạch tuộc, nó không là gì cả. Loài vật thông minh nhất đại...