Gặp 10 dấu hiệu này, nên đi khám thận ngay!
Suy thận hiện đang có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây.
Nếu mắt thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đa số người bệnh thận nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh, cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, mới nhận biết. Lúc đó, thận đã suy, phải chạy thận, thì ngỡ ngàng không biết mình bệnh từ lúc nào.
Sau đây, trang Bright Side mách bạn cách nhận biết mình chớm mắc bệnh thận, để giúp bạn phát hiện và chữa trị kịp thời, trước khi quá muộn.
Hãy chú ý bạn nhé! Nếu bạn có các dấu hiệu nào trong số này, hãy đi khám thận ngay.
1. Thay đổi khi tiểu tiện
Mỗi ngày, thận lọc khoảng 120 đến 150 lít máu để tạo ra khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu.
Theo Bright Side, cần chú ý những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu, như:
Đi tiểu nhiều lần
Đặc biệt là vào ban đêm. Đi từ 4 – 10 lần một ngày là bình thường, hơn mức này là nhiều.
Khi thận không lọc được nữa, các tế bào máu có thể bắt đầu bị đào thải ra nước tiểu.
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu có bọt cho thấy có protein đào thải qua nước tiểu.
Video đang HOT
Huyết áp cao khiến các mạch máu bị hỏng, các bộ phận lọc máu của thận sẽ không nhận đủ ô xy và chất dinh dưỡng, gây suy thận. Cần kiểm soát huyết áp cao để tránh suy thận.
3. Bọng mắt
Dấu hiệu đầu tiên chỉ ra thận không còn lọc tốt là bọng mắt quanh vùng mắt. Bọng mắt là do thận đang rò rỉ lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ lại và phân phối khắp cơ thể, theo Bright Side.
Nếu mắt thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim.
4. Đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng, do bệnh thận đa nang gây ra. Có thể đau ở vùng sâu bên dưới xương sườn hoặc ở phía trước háng hoặc hông.
Đau lưng do suy thận kèm theo cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, sốt cao và đi tiểu thường xuyên.
5. Phù chân, tay
Thận không hoạt động bình thường sẽ không loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn đến việc giữ muối gây phù chân, tay. Bệnh tim, gan hoặc tĩnh mạch chân cũng gây phù chân.
6. Khó thở
Có hai nguyên nhân bệnh thận gây khó thở. Đầu tiên, chất lỏng thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động không bình thường. Thứ hai, thiếu máu làm cơ thể thiếu ô xy và dẫn đến khó thở, theo Bright Side.
Có nhiều lý do gây khó thở từ suy thận đến hen suyễn và ung thư phổi hoặc suy tim.
7. Hơi thở hôi và vị kim loại
Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ làm thay đổi mùi vị thức ăn và để lại vị kim loại trong miệng. Hôi miệng là một dấu hiệu có quá nhiều chất độc và ô nhiễm trong máu.
8. Da khô và ngứa
Có đến một nửa số người bị bệnh thận tiến triển và hầu hết tất cả những người bị suy thận đang chạy thận bị ngứa. Chức năng thận càng suy giảm thì ngứa càng nhiều.
9. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Thận khỏe mạnh tạo ra hoóc môn erythropoietin – giúp thúc đẩy tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu – mang ô xy đi khắp cơ thể. Khi thận không hoạt động bình thường, chúng sẽ tạo ra ít hoóc môn này hơn. Sự suy giảm các tế bào hồng cầu dẫn đến sự mệt mỏi nhanh chóng của cơ và não.
Thiếu máu thường xảy ra khi chỉ còn 20 – 50% chức năng thận.
10. Khó ngủ
Khi thận không hoạt động bình thường, mức độ độc tố trong cơ thể tăng lên khiến khó chìm vào giấc ngủ. Đó là lý do tại sao suy giảm chức năng thận dẫn đến ngủ ít hơn, theo Bright Side.
Có những dấu hiệu này đi khám ngay kẻo thận của bạn 'sắp hỏng'
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, suy thận mạn, mà bệnh lý ở cầu thận chiếm 40%, gồm: viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh hệ thống.
Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính. Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc một số thuốc sử dụng để chữa trị các rối loạn bệnh lí cũng có thể làm tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn.
Bên cạnh đó, việc nhịn tiểu (phụ nữ hay nhịn hơn nam) cộng với cấu tạo giải phẫu của "phái đẹp", cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, người bị tiểu đường, người suy thận, người phải chạy thận cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn người bình thường.
Thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, lối sống thiếu khoa học hoặc không điều trị, điều trị nhưng không tuân thủ chỉ định của bác sĩ... làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Triệu chứng bệnh suy thận
Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Buồn nôn, nôn
Chán ăn
Mệt mỏi, ớn lạnh
Rối loạn giấc ngủ
Thay đổi khi đi tiểu: tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn,...
Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt
Co giật cơ bắp và chuột rút
Nấc
Phù chân, tay, mặt, cổ
Ngứa dai dẳng
Đau ngực (nếu có tràn dịch màng tim)
Khó thở (nếu có phù phổi)
Tăng huyết áp khó kiểm soát
Hơi thở có mùi hôi
Đau hông lưng
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Triệu chứng đau ruột thừa, nguyên nhân và cách chữa trị Triệu chứng đau ruột thừa là cảnh báo ruột thừa đang gặp phải một vài vấn đề, thông thường dễ gặp nhất là tình trạng viêm ruột thừa. Nếu không kịp thời nhận chữa trị, điều trị thì có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. 1. Tình trạng đau ruột thừa là gì? Ở trong cơ thể, ruột thừa là một...