Gạo Việt Nam lần đầu lên kệ siêu thị E.Leclerc của Pháp
Tổng Giám đốc E.Leclerc Viry Châtillon, ông Thierry Jodet, cho rằng: Sở dĩ tập đoàn lựa chọn gạo “Lộc Trời” của Việt Nam vì sản phẩm này đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng, hương vị và giá cả…
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trên tinh thần phát huy tác động lan tỏa của các chương trình quảng bá thương hiệu Việt Nam tại Pháp như “Tuần hàng Việt Nam”, “ Tuần lễ Tết Nguyên đán Việt Nam”, ngày 2/9, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phối hợp cùng nhà nhập khẩu và nhà phân phối bán lẻ tổ chức “Tuần lễ Trung thu Việt Nam” nhằm quảng bá tới đông đảo người dân địa phương về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Tết Trung thu nói riêng. Cũng trong khuôn khổ hoạt động này, lần đầu tiên sản phẩm gạo mang thương hiệu “Cơm Vietnam” được giới thiệu tới người tiêu dùng Pháp.
Đại diện Bộ Công thương Việt Nam phát biểu tại lễ khai trương.
Đại siêu thị E.Leclerc Viry Châtillon dường như rực rỡ hơn với cổng chào cùng những chiếc lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam trong buổi lễ khai trương Tết Trung thu và ra ra mắt sản phẩm gạo “Lộc trời” mang thương hiệu “Cơm Vietnam”, lần đầu tiên được giới thiệu tại chuỗi siêu thị của tập đoàn phân phối bán lẻ hàng đầu nước Pháp E.Leclerc.
Buổi lễ có sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thảo Hiền, Thị trưởng vùng Viry Châtillon, ông Jean Marie Vilain, Tổng Giám đốc siêu thị E.Leclerc Viry Châtillon, ông Thierry Jodet và đại diện của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu cùng đông đảo khách hàng.
Các đại biểu ăn thử cơm Việt Nam của Tập đoàn Lộc Trời tại siêu thị E.Leclerc Viry Châtillon.
Theo ông Vũ Anh Sơn, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Pháp, tuần lễ Tết Trung thu Việt Nam nằm trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn được Thương vụ xây dựng, báo cáo Đại sứ quán và cơ quan chủ quản Bộ Công Thương nhằm quảng bá, lan tỏa văn hóa, ẩm thực và hình ảnh Việt Nam tại thị trường Pháp. Đây là những hoạt động quan trọng, tiên phong trong định hướng tiêu dùng tại mỗi thị trường. Gạo là mặt hàng mũi nhọn được triển khai trong Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia các mạng phân phối nước ngoài. Quá trình từ xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới thương thảo hợp đồng và chính thức lên kệ tại Pháp kéo dài gần 2 năm, với sự đồng hành của Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương, Đại sứ Việt Nam tại Pháp và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của doanh nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Về phía đại diện Tập đoàn gạo Lộc Trời, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc cho biết cách đây 2 năm, Lộc Trời là đơn vị xuất khẩu gạo đầu tiên vào châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), nhưng đây là lần đầu tiên gạo Lộc Trời lên kệ các siêu thị E.Leclerc tại Pháp. “Sau hai năm doanh nghiệp đã đạt được sự tin cậy tín nhiệm của các nhà phân phối và bán lẻ để có thể trực tiếp đưa sản phẩm lên kệ hàng các siêu thị tại Paris. Đây là một thành công và cũng là sự ghi nhận công sức của bà con nông dân Việt Nam, đã sản xuất và xuất khẩu được loại gạo vừa ngon, vừa đạt chất lượng của châu Âu”, ông Thuận chia sẻ.
Các sản phẩm từ gạo của Việt Nam bày bán tại siêu thị.
Tổng Giám đốc E.Leclerc Viry Châtillon, ông Thierry Jodet, cho rằng : “Sở dĩ tập đoàn lựa chọn gạo “Lộc Trời” của Việt Nam vì sản phẩm này đáp ứng yêu cầu cả về chất lượng, hương vị và giá cả. Đó chính là lý do năm nay chúng tôi đã quyết định lựa chọn gạo Việt Nam, một phần để giới thiệu tới khách hàng của chúng tôi vốn chưa biết nhiều đến loại gạo này, trong khi chất lượng của nó rất tuyệt vời, đồng thời góp phần đa dạng hóa các sản phẩm châu Á trong chuỗi siêu thị của chúng tôi.”
Được biết, chương trình Tết Trung thu Việt Nam và lễ ra mắt sản phẩm gạo mang thương hiệu “Cơm Vietnam” sẽ tiếp tục được tổ chức vào ngày 6/9 tới tại Carrefour, một trong những hệ thống phân phối uy tín hàng đầu của Pháp.
Gạo Lộc Trời mang thương hiệu “Cơm Vietnam” lần đầu lên kệ hàng của E.Leclerc.
Với gần 800 đại siêu thị và hơn 3.000 siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích trên toàn nước Pháp thuộc hệ thống phân phối Carrefour và E.Leclerc, đây là những bước tiến đầu tiên, mang tính lâu dài và đầy tiềm năng cho gạo Việt Nam khẳng định thương hiệu của mình trên trường thế giới. Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng vốn là những thị trường khó tính với những yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Việc đưa hàng hóa của Việt Nam dần tiếp cận các chuỗi phân phối nước ngoài, tới tay người tiêu dùng bản địa, dưới thương hiệu Việt Nam là phương thức hiệu quả, bền vững đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa và có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác xây dựng “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong buổi lễ khai trương Tết Trung thu và giới thiệu “Cơm Vietnam” tại đại siêu thị E.Leclerc Viry Châtillon, ngoại ô thủ đô Paris.
Hoạt động này cũng có tác động định hướng tích cực tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tạo tiền đề cho cho các doanh nghiệp hướng tới sản xuất hàng hóa, có giá trị gia tăng và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững.
Bãi bỏ quy định tỷ lệ nội địa hóa ô tô để phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô ở Việt Nam sẽ được bãi bỏ từ ngày 1/10/2022 do không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Xưởng lắp ráp của Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Theo Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành, Thông tư này đã bãi bỏ 3 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ này ban hành quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Cụ thể, bãi bỏ Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN ngày 1/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô; Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2004/QĐ-BKHCN và bãi bỏ Thông tư số 05/2012/TT-BKHCN ngày 12/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật trên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp ô tô, bởi Việt Nam hiện vẫn sử dụng cách tính tỷ lệ nội địa hóa theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Trong khi đó, các nước ASEAN lại tính theo tổng giá trị của từng chi tiết cộng lại để hưởng ưu đãi thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết các Hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA... nên các chênh lệch về thuế suất nhập khẩu xe nguyên chiếc và bộ linh kiện không còn nên cần bãi bỏ, sửa đổi các quy định liên quan để phù hợp với tình hình thực tế. Việc bãi bỏ các quy định trên không chỉ đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và quốc tế.
Còn theo chuyên gia Nguyễn Tuấn, việc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BKHCN được coi là bước ngoặt lớn trong xây dựng chính sách ngành công nghiệp ô tô thời gian tới. Thực tế cho thấy, sau gần 30 năm phát triển ngành công nghiệp ô tô, các liên doanh vào Việt Nam đều cam kết về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tăng dần theo từng giai đoạn, nhưng chính sách quản lý không có chế tài ràng buộc về việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đây là một trong những lý do khiến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến nay vẫn loay hoay với bài toán nội địa hóa.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được ban hành tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/2014, đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước; giai đoạn 2021 - 2025 bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (nhất là cho xe khách và xe tải nhẹ)...
Tuy nhiên, đến nay ngoại trừ ô tô tải nhẹ, ô tô khách, các mục tiêu trên đều không đạt, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, các sản phẩm đã được nội địa hóa lại mang hàm lượng công nghệ rất thấp.
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố danh sách về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được.
Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được 256 chi tiết và cụm chi tiết cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, 14 chi tiết và cụm chi tiết cho xe ô tô trên 9 chỗ ngồi và 17 chi tiết và cụm chi tiết cho xe ô tô tải. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất được những sản phẩm giản đơn như: keo dán kính chắn gió, ống dẫn xăng dẫn nước, nắp che két nước, lốp, dây điện, miếng đệm biển số sau, chắn bùn, bộ ghế, cản xe, ắc quy, vành xe, ống xả, điều hòa không khí... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe và danh sách này không có những chi tiết quan trọng về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn và nhiều hệ thống điện tử trên xe.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, một chiếc ô tô có khoảng 30.000 linh kiện, nhưng có đến 80% phục vụ cho sản xuất lắp ráp xe trong nước là nhập khẩu, số còn lại sản xuất trong nước nhưng chủ yếu vẫn là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn... Điều này khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 - 20% và giá bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.
Dẫn chứng cho câu chuyện này, Toyota Việt Nam đưa ra ví dụ về chiếc nắp bình xăng bán ở Thái Lan chỉ 1,5 USD, còn tại Việt Nam là 3,8 USD. Sau nhiều lần thương thảo, sản phẩm này vẫn có giá 2,5 USD. Với giá này, chắc chắn các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sẽ phải nhập khẩu.
Còn theo Bộ Công Thương, hiện nay cả nước có khoảng hơn 350 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ô tô, nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, khó khăn trong tiếp cận vốn, khó có điều kiện đầu tư cho công nghệ và việc liên kết giữa các doanh nghiệp này khá yếu...
Theo một liên doanh ô tô tại Việt Nam, cùng với các Hiệp định Việt Nam đã ký kết, việc bãi bỏ các văn bản quy phạp pháp luật trên là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Qua đó, giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước duy trì sản xuất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu được hưởng thuế suất nhập khẩu theo các Hiệp định Việt Nam đã ký kết.
Việt Nam, Israel đạt được tiến bộ trong đàm phán FTA Phiên đàm phán thứ 11 thuộc khuôn khổ đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA) đã diễn ra từ ngày 1 - 5/8 tại Israel. Quang cảnh vòng đàm phán thứ 11, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel ngày 5/8. Ảnh: TTXVN phát Đoàn đàm phán của Việt Nam do đại...