“Gạo nếp gạo tẻ”: Xuất hiện “em trai sinh đôi” của Tường với vẻ ngoài cực thư sinh?
Hình ảnh diễn viên Thanh Thức trên phim trường “Gạo nếp gạo tẻ” với diện mạo hoàn toàn mới khiến khán giả đoán già đoán non?
Mới đây, diễn viên Thúy Ngân (thủ vai Hân) trong Gạo nếp gạo tẻ đã đăng tải loạt ảnh hậu trường mới của bộ phim trên trang facebook cá nhân. Đáng chú ý là trong loạt ảnh này, khán giả phát hiện ra diễn viên Thanh Thức (thủ vai Tường) với một tạo hình hoàn toàn mới. Thay vì kiểu tóc bổ luống chững chạc và ra dáng giám đốc như trước đây, Tường xuất hiện với tạo hình cực bảnh bao, thư sinh và trẻ trung hơn hẳn.
Hình ảnh hậu trường dàn diễn viên Gạo nếp gạo tẻ.
Video đang HOT
Tường xuất hiện với diện mạo trẻ trung, thư sinh hơn hẳn trước đây.
Trong Gạo nếp gạo tẻ, nhân vật Tường hiện đang “mất tích” không rõ sống chết, trong khi tất cả các nhân vật khác đều đã đinh ninh rằng anh không còn sống nữa. Tuy nhiên với những hình ảnh hậu trường được Thúy Ngân đăng tải, thì có vẻ như Tường không chết, anh đã trở lại với một diện mạo mới. Hoặc biết đâu, theo như lời dự đoán hài hước của một số khán giả, thì đó lại là… em trai song sinh của Tường chăng?
Biết đâu đây lại chính là… em song sinh của Tường?
Những “tín hiệu” cho thấy Tường có thể chưa chết trong tập 105 của bộ phim có thể kể đến việc mẹ Tường xuất hiện trở lại và có nhắc tới một chàng trai tên là Hiếu. Ngoài ra, Hương cũng thoáng nghe giọng Tường khi có một người đàn ông băng qua cô trong công viên. Nếu như Tường không có em song sinh thì có lẽ anh đã gặp phải một biến cố nào đó và bị… mất trí nhớ, được “tái sinh” thành con người hoàn toàn mới!
Theo afamily.vn
Phim truyền hình Việt: Không thể dễ dãi
Không còn ồ ạt sản xuất phim như những năm trước đây, trong tình hình hầu hết các đơn vị sản xuất phim truyền hình đều co cụm lại, để níu chân khán giả, cách duy nhất là tăng chất lượng.
Con gái bố già - bộ phim thuộc thể loại hành động, hình sự đang nhận nhiều phản hồi tích cực
Quyết tâm trụ vững
Những ngày qua, bộ phim truyền hình Việt hóa Hậu duệ mặt trời (đạo diễn Trần Bửu Lộc) nhận không ít phản ứng trái chiều. Chia sẻ về lý do quyết định thực hiện bộ phim, nhà sản xuất Nguyễn Phan Quang Bình cho biết: "Không đi thì không đến. Không làm thì không biết. Mình chưa giỏi bằng họ thì mình đi học. Hàn Quốc có kịch bản tốt, chúng tôi mua bản quyền, đi học để làm phim tốt hơn. Có thể hôm nay chưa bằng họ nhưng không có nghĩa là tương lai gần hoặc tương lai xa mình không tốt hơn". Trước nhiều bài báo chỉ ra các điểm sai sót của bộ phim, đại diện ê kíp làm phim này bày tỏ: "Sẽ tiếp nhận những góp ý thiện chí để làm tốt hơn".
Nhìn nhận một cách khách quan, dù không thể so sánh với bản gốc, nhưng những nỗ lực của ê kíp thực hiện Hậu duệ mặt trời phiên bản Việt đáng được ghi nhận. Quá trình sản xuất, ngoài câu chuyện kinh phí đội lên rất cao so với dự tính, đoàn phim cũng trải qua muôn vàn khó khăn, bởi điều kiện làm phim nắng, gió, mưa bão... khắc nghiệt. Đặc biệt, đề tài về người lính luôn là "mảnh đất khó" với bất cứ nhà làm phim nào, có lẽ cần sự khuyến khích để tác phẩm được hoàn thiện hơn. Rõ ràng, quyết định thực hiện Hậu duệ mặt trời là mạo hiểm và chưa có tiền lệ tại Việt Nam.
Hiện nay, khi phim truyền hình không còn ở thời kỳ bùng nổ về số lượng, hầu hết các đơn vị sản xuất đều rất ý thức việc đề cao chất lượng phim. Đơn vị tiên phong là Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam (VFC) đã có rất nhiều tác phẩm gây tiếng vang thời gian qua, như: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử, Thương nhớ ở ai, Lặng yêu dưới vực sâu, Ngày ấy mình đã yêu... Bộ phim đang lên sóng Quỳnh búp bê cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Lượt tương tác trên các trang mạng xã hội, mức giá quảng cáo rất cao trước và trong mỗi tập phát sóng, là minh chứng rõ nét. Ngoài VFC, các đơn vị còn trụ vững hiện nay cũng cho thấy những nỗ lực rất đáng khen ngợi.
Khung phim truyện Rubic 8 - 14 giờ các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần vốn độc quyền các phim do VFC sản xuất, thời gian gần đây đã liên tiếp phát sóng 2 bộ phim của Mega GS. Bà Vũ Thị Bích Liên, Giám đốc Tổ hợp giải trí và truyền thông Mega GS, chia sẻ sau khi Nếu còn có ngày mai lên sóng: "Rating (đánh giá hiệu quả nội dung) tôi không nắm được từng tập, nhưng phim được xếp vào khung giờ có rating cao của VTV ở mảng giải trí. Về quảng cáo, tôi cập nhật, thông thường là 6-8 phút, có những ngày lên đến 10 phút - thời lượng tối đa cho phép với 1 tập phim 45 phút hiện nay". Hiện khung giờ này cũng đang phát sóng Cung đường tội lỗi, mỗi tập phim được đăng lại trên YouTube thu hút hàng triệu lượt xem...
Trong khi đó, trên các khung giờ, kênh sóng khác nhau, thời gian qua cũng có không ít bộ phim tạo dấu ấn: Gạo nếp gạo tẻ, Mỹ nhân Sài thành, Mộng phù hoa, Những khúc sông dậy sóng, Cô Thắm về làng 3... Mới đây nhất, truyền hình Vĩnh Long 1 (THVL1) cũng vừa giới thiệu bộ phim hành động, hình sự Con gái bố già được đầu tư kỹ lưỡng.
Ẩu là chết
"Khi nhu cầu khán giả cao hơn, nội dung phải hay, diễn viên xuất sắc, bối cảnh phải đẹp hơn, chỉn chu trong từng góc máy", đạo diễn Nhâm Minh Hiền chia sẻ từ phim trường bộ phim Hoa cúc vàng trong bão.
Trước áp lực từ khán giả cũng như các đài truyền hình, buộc các đơn vị sản xuất không còn cách nào khác là phải tự tìm cách tăng chất lượng nội dung tác phẩm. 47 tập phim Con gái bố già được đạo diễn Nguyễn Phương Điền quay trong vòng 4 tháng, nhà sản xuất - Hãng phim Nghiệp Thắng đã đầu tư nhiều bối cảnh tại Hồng Kông. Đạo diễn Nguyễn Phương Điền cho hay: "Phim làm rất cực, hầu hết các cảnh quay đều được thực hiện nhiều đúp khác nhau, để khi về dựng phim có được những khung hình tốt nhất, đúng màu sắc phim hình sự. Riêng phần làm nhạc, phải trải qua 4 lần mới có bản ưng ý". Cùng quan điểm đó, đạo diễn Hoàng Tuấn Cường khi thực hiện Cung đường tội lỗi, cho biết: "Tôi phải phát triển kịch bản, nhân vật trên phim sống động như ngoài đời".
Trong bối cảnh các đài truyền hình không tăng chi phí sản xuất, bài toán kinh phí luôn là vấn đề nan giải. Theo đạo diễn Trần Bửu Lộc: "Có rất nhiều khó khăn khi làm một bộ phim dài tập với chi phí hạn hẹp của Việt Nam". Bà Ngô Thị Bích Loan, Giám đốc Hãng phim Khang Việt - đơn vị thực hiện Mộng phù hoa, cho biết với kinh phí làm phim truyền hình như hiện nay, không thể không có sai sót dù ê kíp có cẩn trọng và kỹ lưỡng đến đâu. "Đài truyền hình không tăng kinh phí, vì vậy đạo diễn phải quán xuyến mọi thứ. Mặc dù diễn viên không đòi tăng giá cát-xê nhưng các công đoạn khác đều tăng theo thời gian. Kinh nghiệm của tôi là nếu đạo diễn kiêm luôn biên tập sẽ biết cắt giảm bối cảnh không cần thiết, tập trung bối cảnh lạ, hoành tráng; co cụm lực lượng làm phim chuyên nghiệp", đạo diễn Nhâm Minh Hiền phân tích.
Cuối cùng là, "Tên của mình gắn liền với tác phẩm nên không được phép làm ẩu. Tôi thường rất kỹ về kịch bản cũng như tìm cách thuyết phục các diễn viên, dù là ngôi sao phòng vé", đạo diễn Phương Điền khẳng định. Ngay cả với đạo diễn Nhâm Minh Hiền, dù với một đề tài quá quen thuộc như Hoa cúc vàng trong bão, "cũng phải thể hiện sự chân thật, đậm hơi thở cuộc sống và cảm xúc mạnh mẽ đối với người xem, khiến khán giả cảm nhận đã bắt gặp đâu đó những nhân vật xung quanh mình".
Theo saigononline.vn
Phim làm lại, bao giờ mới xóa bỏ được định kiến càng làm thì càng dở? Khi nghe đến phim làm lại, khán giả luôn mặc định rằng kiểu gì cũng sẽ chán hơn bản gốc. Định kiến này còn lâu mới biến mất! Thế khó của Hậu duệ Mặt Trời phiên bản Việt Làn sóng phim làm lại ( remake) đã bùng nổ ở Việt Nam vài năm nay, dĩ nhiên bị chê nhiều hơn khen. Hiếm hoi...