Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm
Xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến tình trang gián đoạn quy mô toàn cầu được cho có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lương thực, khiến giá thực phẩm tăng mạnh.
Tuy nhiên, các nước châu Á có thể tránh được nguy cơ này nhờ “tình yêu” đặc biệt với gạo.
Người nông dân vác bao gạo tại Manila, Philippines. Ảnh: Bloomberg
Gạo là thực phẩm phổ biến với người châu Á, thay vì lúa mì. Nhà kinh tế học Jules Hugot tại Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết giá gạo thường khá ổn định.
Trong khi đó, xung đột Nga-Ukraine chủ yếu gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lúa mì của thế giới. Nga và Ukraine vốn chiếm tới 1/4 lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết giá lúa mì đã leo lên mức cao kỷ lục. Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được khởi động vào 24/2, giá lúa mì giao sau đã tăng gần 50%. Mức giá tăng gây lo ngại đặc biệt với những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung lúa mì nước ngoài.
Ngoài ra giá phân bón tăng vọt cũng gây áp lực lên giá lương thực bởi Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới. Giá cao có thể khiến người nông dân hạn chế sử dụng phân bón, khiến sản lượng giảm và đẩy giá thực phẩm cao hơn nữa.
Hiện chưa rõ căng thẳng tại Ukraine sẽ kéo dài đến khi nào nhưng các chuyên gia cho rằng sự kiện này có thể tác động đến vụ trồng trọt ngô và hoa hướng dương vào mùa Xuân tại nước này, tiếp tục gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường toàn cầu.
Video đang HOT
Ông Hugot cho biết trong cùng thời điểm các quốc gia châu Á có thể tìm kiếm nguồn thay thế cho dòng chảy thương mại bị gián đoạn bởi xung đột, ví dụ nhập khẩu lúa mì từ Kazakhstan và sử dụng dầu cọ từ Đông Nam Á thay thế dầu hướng dương.
Lạm phát giá thực phẩm được kiềm chế tại châu Á nhờ gạo là thực phẩm phổ biến và giá thịt lợn đã giảm khi Trung Quốc mở rộng quy mô chăn nuôi. Theo ông Hugot, chuỗi cung cứng đã trở nên linh hoạt hơn sau đại dịch và các quốc gia đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa để đẩy mạnh an ninh lương thực.
Thương nhân Thái Lan vật lộn đáp ứng nhu cầu gạo do vận chuyển khó khăn
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan gần như không đổi trong tuần này do hoạt động vận chuyển bị hạn chế dù nhu cầu tăng.
Một cửa hàng bán gạo ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó Bangladesh cho phép xuất khẩu tư nhân và giảm thuế nhập khẩu để đối phó với giá bán lương thực thiết yếu này trong nước tăng cao.
Gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức 390 - 400 USD/tấn, so với mức 390 - 403 USD/tấn trong tuần trước. Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết mặc dù giá bán thấp đã thúc đẩy nhu cầu từ những khách hàng lâu năm ở Trung Đông, song tình trạng khan hiếm tàu cập cảng Thái Lan vẫn là một thách thức.
Thái Lan đã xuất khẩu 2,59 triệu tấn gạo trong thời gian từ tháng 1-7/2021, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Bangladesh đã cho phép các thương lái tư nhân nhập khẩu 1,7 triệu tấn gạo. Bangladesh vốn là nhà sản xuất lớn đã trở thành nước nhập khẩu ngũ cốc lớn do phải hứng chịu lũ lụt triền miên, gây thiệt hại lớn về mùa màng trong năm 2020.
Một thương nhân có trụ sở tại Dhaka cho biết hầu hết gạo sẽ được nhập khẩu từ Ấn Độ do khoảng cách địa lý gần, nhưng giá gạo của Ấn Độ có thể tăng do nhu cầu từ Bangladesh. Quốc gia này đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo trong năm tài chính tính đến tháng 6/2021, mức cao nhất trong ba năm.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ đã tăng lên 358- 363 USD/tấn so với mức 355-360 USD/tấn trong tuần trước do nhu cầu tăng nhẹ và đồng rupee tăng.
Một nhà xuất khẩu tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh cho biết đồng nội tệ rupee liên tục tăng giá, gây sức ép lên lợi nhuận, buộc các nhà xuất khẩu phải tăng giá bán.
Thị trường Việt Nam đóng cửa nghỉ Quốc khánh.
Thị trường nông sản Mỹ
Một cánh đồng lúa mì ở gần Tioga, bang Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá các mặt hàng nông sản kỳ hạn trên thị trường Mỹ giao dịch ngược chiều nhau trong phiên ngày 3/9, trong đó giá ngô giảm, còn giá lúa mỳ và đậu tương tăng.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2021 giảm 1,5 xu Mỹ (0,29%) xuống 5,24 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tăng 9,25% (1,29%) lên 7,2625 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 11/2021 tăng 8,75 xu Mỹ (0,68%) lên 12,92 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago lưu ý giá đậu tương và lúa mỳ kỳ hạn tăng cao là do hoạt động mua bù ngắn hạn trong bối cảnh có hy vọng rằng tình trạng bất ổn ở vùng Vịnh Mexico do cơn bão Ida gây ra sẽ dần dần được giải quyết trong vài tuần tới.
Khối lượng giao dịch thưa dần do các nhà giao dịch đang chuẩn bị cho đợt nghỉ cuối tuần dài. AgResource không chắc chắn về việc khi nào thị trường sẽ hoạt động lại bình thường, song dự đoán lượng giao dịch tiền mặt khiêm tốn sẽ tiếp diễn vào tuần tới do triển vọng nhu cầu ngô và đậu tương là rất lớn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo rằng Trung Quốc đã đặt hàng 126.000 tấn đậu tương Mỹ của niên vụ 2021-2022. Hoạt động xuất khẩu từ khu vực vùng Vịnh và Tây Bắc Thái Bình Dương trong tháng 10, 11 và 12/2021 sẽ rất lớn. Khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng trong mùa thu hoạch.
IHS Markit ước tính năng suất ngô năm 2021 của Mỹ ở mức 175,4 bushel/mẫu Anh và đậu nành ở mức 50 bushels/mẫu Anh, trong khi diện tích vụ lúa mỳ Xuân giảm mạnh do bị bỏ hoang. (1 mẫu Anh = 0,404686 ha)
Thị trường cà phê thế giới
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.901 USD/tấn. Ảnh minh họa: TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta giao ngay tháng 11/2021 trên sàn ICE Europe - London tăng 3 USD lên 2.059 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê Arabica giao ngay tháng 12/2021 trên sàn ICE US - New York giảm 1,35 xu Mỹ xuống 193 xu Mỹ/lb, nới rộng đà giảm trong phiên thứ tư liên tiếp. (1lb = 0,453kg)
Tại thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên dao động trong khoảng 40.000 - 40.700 đồng/kg. Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.901 USD/tấn.
Giá cà phê trên sàn New York sụt giảm khi tin tức thời tiết cho biết vùng trồng cà phê Arabica phía đông bang Minas Gerais đã có vài cơn mưa rải rác, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần giảm sức ép về nguồn cung cà phê. Trái lại, giá cà phê sàn London vẫn còn xu hướng tăng khi lượng hàng xuất khẩu từ Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, trong khi báo cáo xuất khẩu tháng 8/2021 từ Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới chỉ đạt 104.178 bao (1 bao = 60 kg), giảm tới 70,45% so với cùng kỳ năm trước cũng góp phần hỗ trợ tích cực cho thị trường cà phê này.
Thái Lan tìm cách đảo ngược tình trạng dân số già hóa đáng lo ngại Thái Lan đang nỗ lực khuyến khích người dân sinh thêm con để ngăn ngừa tỷ lệ sinh giảm. Chính phủ Thái Lan vì đó đã đưa ra nhiều chính sách, sáng kiến hỗ trợ cho mục tiêu này. Trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tỷ lệ sinh tại...