Gạo Ấn Độ tăng 6 tuần liên tiếp, gạo Việt “chết thèm”
Tuần này, vì thị trường vừa trải qua đợt nghỉ lễ dài ngày và nhu cầu vẫn yếu ớt nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng nhẹ; giá gạo Ấn Độ vẫn giữ đà tăng.
Cụ thể, tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm tại cảng TP Hồ Chí Minh tăng nhẹ lên 350 – 352 USD/tấn, từ mức 350 USD/tấn của tuần trước.
Thị trường gạo Việt Nam tiếp tục giao dịch trầm lắng sau đợt nghỉ lễ dài ngày kéo dài từ ngày 29/4 đến 2/5. Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ gạo Việt đã suy yếu trong khoảng 4 tuần qua, khiến giá gạo Việt liên tục đi ngang hoặc biến động rất nhẹ.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ sau nghỉ lễ. Ảnh: Japan Times
Theo số liệu ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 1,84 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm nay, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu vẫn không ngừng tăng mạnh. Tuần này, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tăng thêm 7 USD lên 394 – 399 USD/tấn do giá thóc nội địa tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp.
Video đang HOT
Đây là đã tuần thứ 6 liên tiếp gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng giá.
“Các cơ quan chính phủ đã rất tích cực mua thóc trong thời gian qua khiến nguồn cung cho các doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế. Chính điều này đã đẩy giá thóc tăng mạnh. Theo đó, chúng tôi buộc phải nâng giá gạo xuất khẩu” – ông M. Adishankar, Tổng Giám đốc Công ty xuất khẩu Sri Lalitha tại bang Andhra Pradesh nói.
Trước đó, Chính phủ Ấn Độ từng kêu gọi các cơ quan nhà nước tăng cường mua gạo từ nông dân với mức giá cố định để thúc đẩy giá gạo phục hồi cũng như hỗ trợ ngành lúa gạo nội địa.
Việc rupee tăng giá mạnh cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu buộc phải tăng giá xuất khẩu, khiến gạo Ấn Độ ngày càng mất sức cạnh tranh với gạo Việt và gạo Thái.
“Rupee tăng giá cũng là yếu tố khiến giá gạo Ấn Độ mất tính cạnh tranh trên thị trường” – đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu của Ấn Độ cho biết. Kể từ đầu năm 2017 đến nay, rupee đã tăng 6% so với USD và hiện đang giao dịch ở đỉnh 21 tháng.
Cùng xu hướng, giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan tăng mạnh 15 – 20 USD trong tuần này, do các doanh nghiệp tăng cường mua gạo để đáp ứng đủ các đơn hàng của nước ngoài. Theo đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan xuất tại cảng Bangkok giao dịch ở 380 – 390 USD/tấn.
“Có vẻ như các doanh nghiệp xuất khẩu đang ráo riết tìm mua gạo để đáp ứng các đơn hàng lớn mà họ đã ký kết trước đó, nhưng hiện tại nguồn cung của thị trường lại đang ở mức thấp do thất thu ở vụ mùa vừa rồi” – một thương lái ở Bangkok cho biết.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan còn cần nguồn cung để xuất khẩu thì giá gạo sẽ còn tăng ổn định trong thời gian tới, theo dự báo của một thương lái khác.
Thái Lan đã xuất khẩu 3,87 triệu tấn gạo kể từ đầu năm đến ngày 26/4, tăng tới 12% so với cùng kỳ năm ngoái, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết.
Theo Thanh Tung (Kinh tế & tiêu dùng)
HAY: Nhiều nông dân TP.HCM tự chào hàng, tìm đầu ra cho sản phẩm
Người sản xuất ở TP.HCM hiện đã tự biết tìm cho mình thị trường riêng, tự tay chăm sóc nông sản cho tới ngày thu hoạch rồi nỗ lực giới thiệu đến người tiêu dùng.
Người sản xuất ở TP.HCM hiện đã tự biết tìm cho mình thị trường riêng, tự tay chăm sóc nông sản cho tới ngày thu hoạch rồi nỗ lực giới thiệu đến người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng ngành nông nghiệp cũng ngày càng tạo nhiều cơ hội hơn cho nông dân tiếp cận thị trường, tránh tình trạng "người trồng một đằng, thị trường một nẻo".
Chị Nguyễn Thị Hiếu kiểm tra chất lượng nấm. Ảnh: T.H
Sau thời gian chật vật khởi nghiệp, chị Nguyễn Thị Hiếu - chủ trại nấm linh chi Đất Thép (Củ Chi) nhận ra rằng, nhu cầu thị trường về các sản phẩm nấm rất lớn. Thế nhưng, khó khăn vấp phải là sự cạnh tranh không dễ dàng với các mặt hàng trôi nổi, kém chất lượng. Trong khi đó, người tiêu dùng không phải ai cũng phân biệt được chất lượng, giá trị của nấm sạch.
Do đó, bên cạnh việc trồng nấm, chị Hiếu cũng chăm chỉ tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản để tiếp cận người tiêu dùng. Mới đây, tại Triển lãm hội chợ "Thành tích Nông dân xuất sắc, nông nghiệp đô thị và giao thương kinh tế vùng Đông Nam Bộ 2017" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, chị Hiếu tận tay giới thiệu từng gói sản phẩm, giải thích công dụng, cách sử dụng từng loại nấm linh chi cho khách tham quan.
Chị Hiếu cho rằng, sản xuất nông nghiệp bây giờ không thể sản xuất ra nông sản sạch, chất lượng cao rồi chịu phụ thuộc vào thương lái, hoặc ngồi chờ người tiêu dùng tìm đến mua hàng. "Nông dân cũng phải biết kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ, biết nhu cầu người thị trường, của người tiêu dùng để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp" - chị Hiếu chia sẻ.
Cùng hoàn cảnh, chị Nguyễn Thị Đào (quê An Giang) nuôi dưỡng "ước mơ rau xanh" từ ngày vừa tốt nghiệp đại học. Đào cùng chồng là Phạm Thế Tư tìm về huyện Hóc Môn (TP.HCM) thuê đất trồng rau. Nghiệp nhà nông đã khá vất vả với đôi bạn trẻ 9X, thế nhưng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm càng khó khăn hơn.
Ban đầu, Đào và Tư tìm từng đơn hàng một, rồi tận tay vận chuyển cho khách, mỗi đơn hàng chỉ một vài kg rau, củ... nhưng phải vận chuyển từ Hóc Môn lên trung tâm thành phố. Dần dà, biết Sở NNPTNT TP.HCM có tổ chức Chợ phiên Nông sản sạch, Đào đăng ký tham gia và tìm được nhiều đơn hàng mới, nhiều khách quen biết đến thương hiệu "Ước mơ rau xanh" của đôi bạn trẻ.
Theo Danviet
Giá nông sản hôm nay 2.5: Nhà buôn châu Âu chật vật tìm cà phê sạch Các doanh nghiệp chế biến cà phê lớn ở châu Âu đang chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng trong bối cảnh sản lượng tại các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới giảm mạnh vì thời tiết bất lợi trong năm ngoái. Chật vật tìm kiếm nguồn cung cà phê chất lượng Các doanh nghiệp rang xay...