Gánh xôi bánh tiêu hơn 30 năm ở Đà Lạt
Bánh tiêu dai dai, kẹp ở giữa là xôi xếp cẩm hay xôi đậu phộng thơm lừng là món ăn sáng lý tưởng cùng ly sữa đậu nành nóng.
Hơn 30 năm nay, gánh xôi bánh tiêu ngay góc đường Phan Đình Phùng – Ba Tháng Hai là một trong những địa chỉ ăn sáng yêu thích của người Đà Lạt. Cứ 5h30 mỗi ngày, cô Năm bắt đầu bày gánh hàng, bán đến tầm 10h là hết. Cuối tuần đông du khách thì khoảng 8h, cả hai nồi xôi đều “sạch bóng”. Vì thế, muốn thưởng thức xôi cô Năm, bạn phải tranh thủ đi càng sớm càng tốt.
Gánh xôi bánh tiêu của cô Năm.
Người phụ nữ gốc Đà Nẵng cho biết, ngay từ khi bắt đầu bán, cô đã nghĩ ra món bánh tiêu dồn xôi. Lâu dần, món ăn được nhiều người địa phương yêu thích rồi trở thành thương hiệu gắn với cô suốt nhiều năm nay, khiến thực khách ăn một lần là nhớ mãi. Một phần bánh tiêu dồn xôi có giá 10.000 đồng, đủ lấp đầy chiếc bụng rỗng của bạn.
Trải qua bao năm, gánh hàng nhỏ vẫn nằm nép trên lề đường, đơn giản với hai nồi xôi hấp ấm nóng. Đi bộ ngang qua đây, bạn khó mà kiềm lòng trước hương thơm nức mũi của xôi. Cảnh thường thấy vào các buổi sáng trong tuần là từng tốp học sinh, phụ huynh tranh thủ ghé mua xôi ăn điểm tâm trước khi đi học. Trong đó, món bánh tiêu kẹp xôi là bán chạy nhất.
Cô Năm chỉ bán hai loại xôi quen thuộc là đậu phộng và nếp cẩm. Xôi nấu từ nếp dẻo, mềm nhưng không bị nhão, cũng không quá khô nên ăn rất vừa miệng. Xôi đậu phộng thì ăn kèm muối mè, một ít dừa già bào sợi mỏng. Tất cả nguyên liệu quyện với nhau thành vị béo, thơm bùi. Xôi nếp cẩm có màu tím sẫm nhờ lá cẩm, rắc thêm tí muối mè và đường. Nếu không thích ăn ngọt, bạn có thể dặn cô đừng bỏ đường vào xôi.
Video đang HOT
Mâm xôi bánh tiêu của cô Năm.
Chiếc bánh tiêu chiên vàng, xẻ làm đôi rồi nhét đầy xôi ở giữa trông như chiếc bánh hamburger. Bánh tiêu dai dai, không giòn do để lâu ngoài trời nhưng chính điều đó lại làm nên nét đặc trưng của xôi cô Năm. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai loại xôi nhét trong vỏ bánh tiêu. Thông thường, cô làm sẵn từng phần xôi để có khách là giao ngay, khách không phải đợi lâu. Xôi không thì đựng trong bịch nylon, bọc bên ngoài lớp giấy cho dễ cầm. Sớm Đà Lạt trời se lạnh, bạn mua gói xôi kèm ly sữa đậu nành nóng hổi, vừa tiết kiệm, vừa đủ nạp năng lượng cho một buổi sáng.
Phần xôi nếp cẩm, đậu phộng kẹp bánh tiêu.
Đến xứ Đà Lạt mờ sương không thử món ăn này thì tiếc hùi hụi
Bánh ướt lòng gà, bánh mì xíu mại hay bánh tráng nướng là những món ăn thực khách không nên bỏ qua khi đến thành phố Đà Lạt mờ sương.
Bánh tráng nướng
Ngay chợ Đà Lạt, mỗi chiều về, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi mùi thơm của các loại đồ ăn. Có rất nhiều các hàng bánh tráng nướng ngay cổng chợ. Đầu tiên, người làm bánh đặt chiếc bánh tráng lên bếp than hoa để nướng, sau đó phết một lớp mỏng trứng lên mặt bánh.
Hình ảnh những chiếc lò nướng bánh tráng đặc trưng nơi xứ sở sương mù. Ảnh: Huyền Trần.
Một tay quạt than cho hồng lên, một tay nhanh như cắt cho từng loại nguyên liệu: mỡ hành đã phi thơm, hành xào huyết, chút thịt rồi đến lớp trứng vàng ươm trông thật ngon mắt, rồi bắt đầu tán đều khắp trên mặt bánh tráng. Muốn bánh tráng nướng ngon, khi nướng còn phải xoay tròn đều chiếc bánh trên vỉ nướng.
Chỉ mất hơn 1 phút là bánh tráng chín và giòn; cũng là lúc trứng chín vàng ươm, thơm nức mũi. Lúc này, chủ quán nhanh tay rải đều lên một lớp khô bò xé nhỏ và ít ớt bột. Chiếc bánh giòn tan nóng bỏng tay hấp dẫy đầy màu sắc có màu vàng điểm tô của trứng, xen lẫn màu xanh của hành, pha lẫn màu đỏ của khô bò.
Bánh mì xíu mại
Bánh mì xíu mại Đà Lạt đơn giản là một chén nước dùng khá trong với một ít váng mỡ cho cảm giác thanh thanh, vài cọng hành xanh bắt mắt. Nổi bật trong chén là hai viên xíu mại nhỏ xinh, miếng chả lụa vừa lột lá chuối xắt làm hai. Thế mà ai đến Đà Lạt cũng nhớ thương món ăn này.
Bánh mì xíu mại. Ảnh: Zing
Bẻ một miếng bánh mì nhỏ, chấm vào nước dùng, chờ bánh ngậm đủ nước từ tốn cho vào miệng, cảm nhận vị ngọt của xương, mùi thơm của gia vị, đặc biệt là cái cay nồng của ớt, hương thơm nhẹ của hành lá cứ tan dần trong huyết quản.
Xíu mại của món này do được làm hoàn toàn bằng thịt nạc nên dai ngọt, nêm nếm vừa phải, ít ngán. Chả lụa dai mịn, đậm đà của thứ thịt tươi quết với nước mắm ngon. Nước xíu mại là nước dùng ninh từ xương heo quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt nạc viên, thêm một chút hành lá khiến món ăn trở nên lôi cuốn từ hình thức đến hương vị.
Bánh ướt lòng gà
Nếu như ở miền xuôi, món bánh ướt được ăn kèm với chả, nem hay bánh tôm thì trên cao nguyên này, món được biến tấu với thịt và lòng gà. Sự kết hợp giữa miếng bánh dẻo mềm với thịt gà thơm ngọt, vị dai dai của lòng gà khiến cho món ăn trở nên lạ miệng.
Tô bánh ướt lòng gà được bưng ra cho thực khách bắt mắt với màu xanh của rau quế, mùi thơm dậy lên từ miếng thịt và lòng gà. Ảnh: VNE
Người dân ở đây làm bánh ướt tỉ mỉ từ khâu chọn gạo. Sau khi ngâm gạo, xay, trộn thêm các loại bột thì chế vào một tỷ lệ nước nhất định để tạo độ dai để tráng không bị vỡ. Lòng gà và thịt gà dùng kèm với bánh ướt cũng được lựa chọn kỹ lưỡng, thường là gà vườn, khoảng hơn 1kg, thịt chắc và không được nhão hay quá dai. Để tránh mùi tanh lòng gà sau khi được sơ chế sẽ được ướp sơ qua một chút gia vị cùng hành tỏi cho thấm, khi làm cho khách mới xào chín để miếng lòng giữ được độ giòn thơm.
Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận trước vị dẻo thơm của bánh ướt, vị ngọt từ miếng thịt, lòng gà quyện trong vị nước mắm vừa phải, thêm chút cay của ớt lẫn mùi thơm nồng từ rau thơm. Trong tiết trời se lạnh của sớm mai hay buổi tối, du khách thường mê mẩn trước vị dẻo thơm của bánh ướt nóng mới tráng, chút béo ngậy từ miếng thịt, lòng gà quyện trong vị nước mắm vừa phải thêm chút cay của ớt lẫn thơm nồng từ rau thơm.
Bánh căn
Bánh được người chủ khéo léo đổ với nhiều loại nhân khác nhau như tôm, thịt, trứng. Khi vừa chín tới, bánh có màu vàng cháy xém, mùi thơm nức.
Khách đến Đà Lạt rất thích thú với món ăn này bởi hương vị thơm ngon của bánh, chấm cùng nước mắm pha với mỡ hành và không thể thiếu vị cay của ớt hoặc sa tế. Nhiều nơi còn cho thêm viên xíu mại béo lừ vào chén nước chấm tạo sự khác lạ níu chân thực khách.
Mê bánh ướt lòng gà Đà Lạt, 'chế lại' bán cho người Sài Gòn gần 500 phần/ngày Mê mẩn món bánh ướt lòng gà ở Đà Lạt, anh Giàu nghỉ việc đầu bếp tại một khách sạn ở TP.HCM sau đó mở quán bánh ướt lòng gà và bán được gần 500 phần mỗi ngày. Anh Giàu mở quán sau chuyến du lịch Đà Lạt vì mê mẩn món bánh ướt lòng gà. Bánh ướt lòng gà là món ăn...