Gánh ‘cục nợ’ Xi măng Hạ Long, Vicem vẫn ’sống khỏe’ với lợi nhuận năm 2018 gần 2.400 tỷ đồng
Mặc dù phải gánh “cục nợ” Xi măng Hạ Long từ doanh nghiệp khác nhưng Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) vẫn “sống khỏe” với lợi nhuận trước thuế gần 2.400 tỷ đồng trong năm 2018
Gánh ‘cục nợ’ Xi măng Hạ Long, Vicem vẫn ’sống khỏe’ với lợi nhuận năm 2018 gần 2.400 tỷ đồng
Lợi nhuận Vicem năm 2018 tăng 21% lên gần 2.400 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 vừa được Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) công bố, doanh thu thuần năm vừa qua của Vicem đạt 27.867 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2017.
Về cơ cấu doanh thu, doanh thu từ bán xi măng chiếm tỷ trọng áp đảo với 85%; kế đến là doanh thu từ bán clinker với tỷ trọng gần 12%; còn lại là doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu chuyển nhượng bất động sản và doanh thu khác.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Vicem đạt 4.907 tỷ đồng, tăng 6,3%.
Trong năm, Vicem ghi nhận 161 tỷ đồng doanh thu tài chính (phần lớn là lãi chênh lệch tỷ giá và lãi tiền gửi, tiền cho vay), tăng 67%; trong khi ghi nhận 985 tỷ đồng chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay), giảm 34%.
Tổng công ty này cũng ghi nhận 1.080 tỷ đồng chi phí bán hàng và 1.096 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tương đương năm 2017.
Kết thúc năm 2018, Vicem ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.389 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2017.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, Vicem quản lý khối tài sản “khủng” 42.674 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,6% sau một năm. Phần lớn tài sản của Vicem tập trung ở tài sản cố định với 24.091 tỷ đồng, hàng tồn kho với 4.353 tỷ đồng và tiền & các khoản tương đương tiền với 3.098 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Vicem tính đến hết ngày 31/12/2018 ở mức 20.554 tỷ đồng, tăng 4,1% sau một năm. Nợ phải trả ở mức 22.120 tỷ đồng, giảm 9,9%.
Video đang HOT
Lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Vicem đạt gần 2.400 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2017
Mù mờ số phận “cục nợ” Xi măng Hạ Long
Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long là một trong nhiều doanh nghiệp xi măng thua lỗ nặng nề, hệ quả của một thời, các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước “đổ xô” đầu tư ngoài ngành và chọn xi măng làm lĩnh vực để rót vốn, khiến cung vượt cầu, kéo theo đó là thua lỗ triền miền, dòng tiền thu về không đủ để trả nợ, ngấp nghé bờ vực phá sản.
Theo chủ trương của Chính phủ, tháng 3/2016, Vicem đã tiếp nhận Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến Xi măng Hạ Long.
Cụ thể, trong năm 2017, Xi măng Hạ Long đã ghi giảm trừ chi phí tài chính đối với các khoản phạt chậm trả phí bảo lãnh của hợp đồng vay Ngân hàng Natixis, phạt chậm trả gốc vay và lãi của khoản vay từ Quỹ tích lũy Bộ Tài chính, phạt chậm trả gốc, lãi và phí vay của khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu.
Xi măng Hạ Long cũng không ghi nhận các khoản phạt chậm trả gốc, lãi và phí vay (nếu có) phát sinh từ các khoản vay nêu trên và chi phí lãi vay cho khoản vay từ Quỹ tích lũy Bộ Tài chính kể từ ngày 1/9/2017.
Đồng thời, Xi măng Hạ Long cũng thực hiện phân loại lại số dư các khoản phí bảo lãnh, lãi vay và phí cho vay của các hợp đồng vay nêu trên từ khoản mục phải trả ngắn hạn khác sang khoản mục phải trả dài hạn khác và số dư gốc vay của các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu, Ngân hàng Natixis và Quỹ tích lũy Bộ Tài chính từ khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn sang khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
Được biết, cơ sở của các hạch toán nêu trên là dựa trên văn bản số 205/BXD-KHTC ngày 25/12/2017 được Bộ Xây dựng gửi tới Bộ Tài chính và Văn bản số 5336/BTC-QLN ngày 9/5/2018 được Bộ Tài chính bảo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi nhận được đề xuất của Bộ Tài chính tại Văn bản 5336 và ý kiến của các cơ quan hữu quan về việc tái cơ cấu dự án Xi măng Hạ Long, Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản 7549/VPCP-KTTH ngày 9/8/2018 đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình việc tái cơ cấu dự án Xi măng Hạ Long theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn luật này.
Sau đó, vào ngày 27/11/2018, Bộ Tài chính đã gửi Văn bản số 14812/BTC QLN tới Xi măng Hạ Long đề nghị công ty này cập nhật phương án tái cơ cấu khoản vay Dự án Xi măng Hạ Long theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn luật này, cũng như cập nhật tình hình phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ để qua đó, Bộ Tài chính có cơ sở báo cáo lại cho Văn phòng Chính phủ.
“Tại ngày của báo cáo tài chính hợp nhất này, Xi măng Hạ Long đang trong quá trình trao đổi và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện các nội dung nêu trên. Theo đó, chúng tôi không thể xác định được liệu việc xử lý kế toán đối với các nội dung nêu trên có phù hợp hay không, và xác định các ảnh hưởng, nếu có, đối với báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty và các công ty con cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018″, công ty kiểm toán E&Y cho biết.
Số phận “cục nợ” Xi măng Hạ Long vẫn mù mờ
Một vấn đề khác cũng liên quan đến Xi măng Hạ Long là khoản Vicem vay Tổng công ty Sông Đà với tổng gốc vay quá hạn là 997 tỷ đồng. “Con nợ” của khoản vay này thực chất là Xi măng Hạ Long, khi tiếp quản Xi măng Hạ Long từ Tổng công ty Sông Đà, Vicem cũng phải “ôm” luôn khoản vay này.
Phía Vicem cho biết, theo Hợp đồng tín dụng số 01/2016/HĐTD/TCTSĐ – XMHL, toàn bộ khoản vay này sẽ được hoàn trả vào ngày 31/12/2016.
Căn cứ theo phương án tái cơ cấu Xi măng Hạ Long, Vicem đã gửi văn bản số 1239/Vicem-KTTC&NV ngày 21/6/2016 tới Tổng Công ty Sông Đà đề nghị điều chỉnh Hợp đồng số 01 này theo hướng: không trả nợ gốc năm 2016, từ năm 2017 sẽ trả đều nợ gốc trong vòng 10 năm và điều chỉnh lãi suất của khoản vay trong toàn bộ thời gian trả nợ gốc là 0%/ năm.
Ngày 22/12/2017, Tổng Công ty Sông Đà đã có ý kiến trả lời Bộ Xây dựng tại Văn bản số 2031/TCT-TCKT. Theo đó, Tổng Công ty Sông Đà đã đề nghị Bộ Xây dựng , Bộ Tài chính xem xét phê duyệt phương án tái cơ cấu Xi măng Hạ Long và Tổng Công ty Sông Đà sẽ thực hiện cơ cấu khoản nợ này khi có phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.
Đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chưa có ý kiến trả lời chính thức về vấn đề này.
Như vậy, khoản vay gần 1.000 tỷ đồng mà Vicem “gánh hộ” Xi măng Hạ Long vẫn chưa rõ số phận.
Được biết, để “cứu” Xi măng Hạ Long, ngày 1/6/2018, Vicem đã phải chi ra 480 tỷ đồng góp thêm vốn vào công ty này, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 77% lên 82,69%.
Hiện Công ty mẹ – Vicem đang phải trích lập dự phòng toàn bộ 1.605 tỷ đồng vốn góp vào Xi măng Hạ Long (bao gồm cả phần vốn mới góp thêm).
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh khi Mỹ tính giảm thuế cho hàng Trung Quốc
Giới chức Mỹ đâng cân nhắc nới lỏng một số biện pháp thuế quan với hàng của Trung Quốc trong nỗ lực khiến Trung Quốc nhượng bộ hơn nữa trong hiệp định thương mại và bình ổn thị trường tài chính.
Ảnh: GettyImages
Thị trường chứng khoán Mỹ có ngày tăng điểm thứ 3 liên tiếp sau khi Wall Street Journal đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Trump đang tranh cãi liệu có nên nới lỏng các biện pháp thuế quan với nhập khẩu của Trung Quốc trong nỗ lực bình ổn thị trường và làm giảm căng thẳng với Bắc Kinh.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones hồi phục từ khoảng thời gian mất điểm trước đó để tăng được 162,94 điểm tương đương 0,7% lên 24.730,10 điểm. Trong phiên giao dịch, đã có lúc chỉ số tăng được 267 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 19,86 điểm tương đương 0,8% lên 2.635,96 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 49,77 điểm tương đương 0,7% lên 7.084,46 điểm.
Giới chức Mỹ đâng cân nhắc nới lỏng một số biện pháp thuế quan với hàng của Trung Quốc trong nỗ lực khiến Trung Quốc nhượng bộ hơn nữa trong hiệp định thương mại và bình ổn thị trường tài chính.
Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối từ Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người không muốn nước Mỹ bị nhìn vào với hình ảnh yếu đuối. Theo phát ngôn viên Bộ Tài chính Mỹ, cho đến hiện tại, cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hay ông Lighthizer đưa ra bất kỳ đề xuất nào về thuế quan với Trung Quốc.
Ngoài vấn đề thương mại, nhà đầu tư quan tâm đến báo cáo ngành sau khi Morgan Stanley thông báo lợi nhuận và doanh thu không đạt kỳ vọng của giới chuyên gia. CEO của Morgan Stanley, ông James Gorman, trấn an nhà đầu tư rằng lợi nhuận của quý 1/2019 sẽ hồi phục.
Tâm lý thị trường chứng khoán Mỹ phiên hôm qua bị ảnh hưởng bởi thông tin nhà điều tra liên bang Mỹ đã mở lại các cuộc điều tra chống công ty Huawei Technologies vì hành vi ăn trộm bí quyết thương mại từ doanh nghiệp Mỹ.
Diễn biến mới không khỏi khiến người ta lo sợ về khả năng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm cho hai bên khó đạt được thỏa thuận thương mại trước thời hạn chót 1/3/2019.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Lãi ròng của Ford giảm hơn một nửa Năm 2018, Ford ước tính lợi nhuận ròng đạt 3,7 tỷ USD, chưa bằng một nửa mức của năm 2017. Lãi ròng của Ford giảm hơn một nửa. Ảnh: Ford Trong thông báo đưa ra ngày 16/1, tập đoàn Ford cho biết lợi nhuận ròng năm 2018 của nhà chế tạo ô tô lớn thứ hai của Mỹ này giảm hơn một nửa...