Gánh chè xí mà có tuổi đời 76 năm ở Hội An
Ông Ngô Thiêu, 97 tuôi, đã giữ hôn món chè xí mà – thức quà đặc biêt ở phô cô Hôi An, suốt 76 năm qua.
Ông Thiều bên gánh chè xí mà.
Xí mà còn có tên gọi khác là chè mè đen. Lúc chúng tôi đên, ông Thiểu đang ngôi bán bên ngã tư đường Nguyên Trường Tô (đôi diên Trung tâm bảo trợ trẻ em mô côi Hôi An). Môt chiêc đòn gánh đã cũ, bên là môt nôi chè đặt trên bêp than, bên là âm nước chè tươi trong gáo dừa khô.
“Tôi đi bán đên nay đã hơn 76 năm rôi. Lúc trước gánh hàng thuê cho các thương lái Trung Quôc, môt lân tôi ăn thử rôi học được”, ông Thiểu cho biết.
Môt bạn già tên Xuân của ông Thiêu ngôi bên tiêp lời: “Đê có được nôi chè này, hai vợ chông lão phải dây từ 3h sáng. Ở Hôi An chỉ có ông là người duy nhất bán thôi. Xí mà đã cùng với ông tham dự các cuôc thi vê văn hóa âm thực trong tỉnh và nó đã được công nhân là đặc sản của riêng du lịch Hôi An đây!”.
Nhìn bô đô bà ba trên bờ vai trắng phêt màu, đôi dép cao su đã mòn, chúng tôi tự hỏi ông đã quang bao nhiêu gánh chè đi khắp con đường phô cô hơn 76 năm qua?
Video đang HOT
Môi sáng, ông Thiểu tự mình chuân bị tât cả các nguyên liêu rôi đi gánh nước nâu. Ông không cho ai làm thay, chỉ khi ông gât đâu thì mới được phụ. Môi nôi chè ông chỉ bán chừng 3 tiếng đồng hồ môi sáng là hêt sạch.
Xí mà gắn liền với tuổi thơ của nhiều người dân Hội An.
Chè xí mà nấu từ nước giếng nghìn tuổi
Nguyên liêu chính của chè xí mà là mè đen, sau khi được ngâm khoảng 3 tiếng thì đem mè đi xay nhuyên rôi trôn các cây thuốc Bắc vào. Ông Thiểu cho biêt: “Nước đê nâu chè được lây vê từ chiêc giêng cô hơn nghìn năm tuôi gân nhà. Chỉ có nước nớ (ấy) làm xí mà mới có mùi vị đâm đà riêng thôi. Xí mà sẽ ngon ngọt hơn. Người ăn sẽ dê dàng nhân ra nó dở nêu dùng nước máy!”.
Thì ra chiếc giếng mà ông Thiểu nói đến chính là giếng Bá Lễ có từ thời của nhà Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ 8-9). Chất liệu làm giếng cổ này duy nhất bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại, dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, cả nghìn năm nay vẫn cho dòng nước quý giá mà không đâu sánh được.
Có lẽ ấn tượng nhất là cái cách thưởng thức chè xí mà. Khách ăn buôc phải ngôi xôm. Ghê đọt chỉ có dăm bảy cái dành cho người nước ngoài nêu không quen theo cách xổm. Chiêc bát sứ bé chỉ chừng hai vá chè là đây. Ăn xí mà phải dùng môt chiêc muông con, nêm dân từng tí môt sẽ thấy ngọt lịm từ đâu lưỡi và thơm thoảng mùi thuôc Bắc.
Chị Mai, đến từ TP HCM, cho biêt: “Xí mà rât đôi quen thuôc với tuôi thơ tôi. Còn nhớ môi lân đi học cùng tụi bạn, nghe tiêng rao lanh lảnh của cụ thì chân cứ muôn dừng lại đê mà thưởng thức. Hình ảnh môt nôi xí mà đặc sêt, lóng lánh màu lam trên đôi vai kẽo kẹt bay mùi khói khiến bao năm xa Hôi An vân còn nguyên vẹn. Lần nào về quê cũng phải tìm cụ để được ăn”.
Chiêu nay phô cô mưa, câm trên tay chén xí mà nóng hôi thoảng mùi thơm dịu, bông thây lòng yên bình và nhẹ nhàng đên lạ. Nêu môt lân đên với Hôi An, hãy ghé thưởng thức món chè xí mà đặc biêt này. Bởi lẽ sẽ chẳng ai biêt được, môt mai kia bạn sẽ nuôi tiêc không được ăn thử vì cái tuôi “ông lão xí mà” đã là quá cửu thâp rôi.
Xí mà được nấu từ vị thuốc Bắc.
Theo ngôi sao
Nhớ hoài hương vị mè đen
"Bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo ruộng xuống, thì tra hạt vừng". Không biết tự bao giờ, câu ca dao trên đã gắn bó với người quê tôi. Để rồi khi ánh nắng ấm áp ngập tràn khắp các nẻo đường quê và cây hoa gạo đầu làng khoe sắc đỏ kiêu sa là lúc ba tôi đánh bò cày khoảnh đất trong vườn cho mẹ gieo mè.
Năm nào cũng vậy, mẹ luôn gieo mè đen bởi mè đen có vị béo, thơm. Theo y học, mè đen vừa có tác dụng chữa bệnh lại vừa có tác dụng tăng cường dinh dưỡng. Chẳng bao lâu sau khi gieo hạt, vườn mè của mẹ đã tốt tươi, ra hoa kết trái. Mè sau khi thu hoạch được đãi sạch đất cát, phơi khô, bảo quản ăn dần quanh năm.
Mè đen rang chín, thêm chút muối, đường kính rồi giã nhỏ là món ăn gắn bó với người quê tôi bao đời nay. Dẫu không có mặt thường xuyên trong bữa ăn gia đình, nhưng muối mè lại là người bạn thân thiết với mọi nhà trong những ngày mưa gió hay những hôm nhà thiếu thức ăn. Hương vị thơm nồng của hạt mè rang chín quyện với vị ngọt của đường và đậm đà của muối, ăn kèm cơm nóng là những hương vị thân thương của quê hương.
Còn nhớ những ngày còn nhỏ mẹ nấu cháo mè đãi cả nhà. Nguyên liệu chỉ là một ít gạo vo sạch. Khi gạo nở lúp búp thì mẹ giã nhỏ mè rồi cho vào nồi ninh cho đến khi nồi cháo chín nhuyễn, tỏa hương thơm quyến rũ của mè. Thêm một ít gia vị cho vừa ăn và vài cộng hành ngò, chỉ vậy thôi mà những chén cháo mè ngày ấy vừa thơm, lại vừa có vị béo rất ngon. Hôm nào sang hơn thì có thêm một ít thịt bò băm nhuyễn cho vào nồi cháo. Những ngày hè nóng nực, khó ở trong người, được thưởng thức một chén cháo mè thơm dịu nhẹ, thấy trong người khoan khoái và nhẹ nhàng hẳn.
Nhưng để lại nỗi nhớ nhiều nhất trong tôi vẫn là món chè đậu mè đen mẹ nấu mỗi khi mùa thi đến. Mỗi khi mùa thi đến, để bồi dưỡng cho mấy chị em tôi, mẹ lại nấu chè đậu mè đen. Thường thì mẹ nấu đậu đỏ và đậu phụng cho mềm rồi cho đường vào rim cho đến khi hạt đậu thấm vị ngọt của đường rồi cho tiếp mè đen (giã nhỏ) vào nấu tiếp. Sau cùng, mẹ cho một ít bột năng vào khuấy đều cho chè sánh lại.
Mẹ bảo, món chè này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng bồi bổ trí não, tăng cường trí lực, rất tốt cho các con trong mùa thi. Món chè đậu mè đen của mẹ vừa thanh tao, vừa thơm dịu nhẹ giúp tinh thần chị em tôi minh mẫn hơn, học bài nhanh thuộc hơn, và chúng tôi nhẹ nhàng vượt qua những kỳ thi căng thẳng. Mấy chị em tôi đã đặt cho món chè đậu mè đen của mẹ một cái tên thật là trìu mến: "chè trạng nguyên của mẹ".
Một mùa hè nữa lại về, một mùa thi nữa cũng đã đến. Nơi phố thị xô bồ không thiếu những hàng chè thơm ngon, nhưng tôi không tìm đâu thấy món chè đậu mè đen với những hương vị ngọt ngào và thanh tao như hương vị của chén chè "trạng nguyên" mẹ nấu nơi quê nhà.
Theo Lao Động
[Chế biến]-Gà ác tiềm thuốc Bắc Nguyên liệu: Gà ác: 1 con Táo đỏ: 10g 10g kỷ tử, 10g đương qui, 10g bắc kỳ, 10g xuyên khung, ½ thìa súp hạt nêm, ½ thìa cà phê nước mắm Cách làm - Ngâm các vị thuốc Bắc vào nước cho nở - Gà rửa sạch, cho vào thố, rải thuốc bắc xung quanh, đổ nước cho ngập gà - Cho...