Gắn phá giá tiền tệ vào thương mại, Trump phá rào FED?
Đưa điều khoản tránh phá giá tiền tệ vào thoả thuận thương mại, Trump đã biến rào cản của FED thành công cụ của mình, mà không làm hại nước Mỹ…
Chính quyền Trump tìm cách đưa vấn đề tránh phá giá tiền tệ vào các thoả thuận thương mại
Ngày 13/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, Washington muốn đưa vào thỏa thuận thương mại tự do với Nhật Bản nội dung về ngăn chặn các hoạt động phá giá đồng tiền để tạo ưu thế trong cạnh tranh.
Phát biểu tại Indonesia, ông Mnuchin cho biết: “Chúng tôi liên tục có các cuộc thảo luận với đối tác của mình về tiền tệ. Tuy nhiên, điều khoản tránh phá giá tiền tệ trong một thỏa thuận thương mại là mô hình mà chúng tôi mong muốn kết hợp.
Chúng tôi cho rằng đó là khuôn mẫu tốt cho sự minh bạch trong thương mại và tài chính. Điều đó không chỉ có lợi cho chúng tôi, mà còn có lợi cho cả chính sách tiền tệ của các quốc gia”.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin
Washington đã đưa một điều khoản như vậy vào Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi, mà đổi tên là Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), cũng như trong thỏa thuận thương mại sửa đổi với Hàn Quốc.
Có thể hiểu một cách nôm na, phá giá tiền tệ là việc làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ, thấp hơn với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Như vậy, trong quan hệ thương mại song phương với Mỹ, thì phá giá tiền tệ là việc các chính phủ làm giảm giá đồng nội tệ của các quốc gia đối tác so với giá trị đồng đô la Mỹ.
Khi phá giá tiền tệ sẽ dẫn tới hai hiệu ứng. Thứ nhất, đồng tiền yếu sẽ khiến giá trị hàng hoá sản xuất nội địa rẻ hơn, hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, từ đó kích thích thích xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Video đang HOT
Thứ hai, đồng tiền yếu sẽ khiến cho hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, ít hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng ở các nước đối tác, kích thích người dân các quốc gia ấy dùng hàng hóa nội địa. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá Mỹ đình trệ.
Tuy vậy, theo thực tế thì có những yếu tố làm cho hai xu hướng này không phát huy ngay tức thì, như các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới.
Đặc biệt là việc tập trung các nguồn lực cũng như tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng, ngay sau khi chính phủ thực hiện việc phá giá tiền tệ, vì vậy trong ngắn hạn xuất khẩu không tăng mạnh và nhập khẩu không giảm mạnh.
Nghĩa là phá giá tiền tệ không tạo ra sự thay đổi cho cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc đồng nội tệ giảm giá trị lại gây khó khăn cho các quốc gia cũng như các công ty trả các món nợ được tính bằng USD.
Đối tác phá giá tiền tệ có thể khiến USD trở thành rào cản với Trump
Bởi khi đồng nội tệ bị phá giá, các khoản nợ tới hạn được tính bằng USD trở nên đắt đỏ hơn và gây khó khăn cho việc trả nợ, thậm chí gây thiệt hại cho các đối tác của Mỹ. Bởi các khoản “nợ to ra ăn mòn lợi nhuận”, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Với nhiều cơn gió ngược như vậy, sẽ phải mất một thời gian – ít nhất là 3,4 năm -thì việc phá giá tiền tệ mới tạo ra ưu thế rõ rệt cho các quốc gia trong quan hệ song phương với Mỹ, theo CNN.
Vậy thì tại sao chính quyền Trump lại quyết tâm đưa điều khoản ngăn chặn phá giá tiền tệ vào các thoả thuận thương mại với các đối tác, trong khi để đưa được điều khoản này vào, Mỹ có thể phải đánh nhượng bộ đối tác ở những điều khoản khác.
Không những vậy, quyền lực của Tổng thống Trump có thể sẽ chấm dứt khi ông hết nhiệm kỳ, vậy điều khoản này có thể “lợi bất cập hại” với ông. Phải chăng vị tổng thống doanh nhân muốn để lại di sản có giá trị cho thế hệ sau?
Tổng thống Trump đã tìm ra cách biến rào cản của FED thành công cụ của mình mà không gây thiệt hại cho nước Mỹ?
Giới phân tích cho rằng, việc chính quyền Trump quyết đưa điều khoản tránh phá giá tiền tệ vào các thoả thuận thương mại là nhằm phá rào cản ngay từ nước Mỹ – cụ thể là các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với chính sách của Trump.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ độc lập với chính sách của chính quyền Mỹ, vì vậy trong nhiều trường hợp đã có những động thái làm giảm công lực những cú ra đòn của ông Trump, trong đó đáng chú ý nhất việc điều chỉnh lãi suất.
Gần đây người đứng đầu Nhà Trắng liên tục chỉ trích FED tăng lãi suất, tuy nhiên định chế tài chính quan trọng này hướng tới đảm bảo cho cả một chu kỳ phát triển, còn chính sách của Trump thì phụ thuộc vào nhiệm kỳ quyền lực.
FED có thể là công cụ vạn năng của Trump
Do đó, FED không thể để cả nền kinh tế Mỹ phập phù theo chính sách và mục đích của Trump.
FED chủ động sử dụng công cụ đo sức khoẻ nền kinh tế, từ đó đưa ra những chính sách của mình, bất chấp sự lo ngại của vị tổng thống doanh nhân.
Hàng ngàn tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ bay mất chỉ trong hai phiên giao dịch vì FED tăng lãi suất, cho thấy FED và chính sách của FED là rào cản mà Trump không thể vượt qua – vì nó mang tính mặc định.
Nguy hại hơn, FED liên tục tăng lãi suất đã tạo ra hai hiệu ứng bất lợi với chính sách của ông Trump, một là làm giảm nhịp độ đầu tư – sản xuất và hai là làm giá cả hàng hoá Mỹ tăng, tạo điều kiện cho hàng hoá Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Mỹ.
Điều đó tạo sự cộng hưởng cho ưu thế của Tập Cận Bình trước Donald Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đưa vị tổng thống doanh nhân vào thế bị kẹp giữa hai gọng kìm: TRONG – chính sách của FED và NGOÀI – trả đũa của Bắc kinh.
Theo baodatviet.vn
Mỹ tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài
Ngày 10/10, chính phủ Mỹ đã công bố một kế hoạch tăng cường giám sát đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ chủ chốt, trong một phần nỗ lực được cho là nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc nắm được các công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS) sẽ yêu cầu các công ty nước ngoài báo cáo về các hoạt động đầu tư tại Mỹ, ngay cả khi chỉ chiếm một quy mô nhỏ.
Theo Bộ Tài chính Mỹ thì các quy định này không nhằm vào một nước cụ thể nào. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Mỹ lại xem đây là một phần nỗ lực của chính phủ nhằm siết chặt đầu tư của các công ty Trung Quốc.
Cụ thể, các quy định mới của Mỹ sẽ được áp dụng trong 27 ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó bao gồm hàng không vũ trụ, chất bán dẫn, máy tính và quốc phòng. CFIUS do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đứng đầu sẽ có nhiệm vụ bảo vệ các nền tảng an ninh quốc gia Mỹ trước các dự án đầu tư nước ngoài. Ủy ban này sẽ đưa ra kết luận về các yếu tố bảo đảm an ninh của một dự án đầu tư nước ngoài và làm cơ sở để Tổng thống đưa ra quyết định về việc có tiếp nhận đầu tư hay không.
Những biện pháp siết chặt các hoạt động đầu tư nước ngoài do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11 và bổ sung vào những quy định được áp dụng từ 30 năm qua tại Mỹ để mở rộng quyền lực của Tổng thống trong việc ngăn chặn các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm, hoặc có nguy cơ làm tổn hại đến an ninh quốc gia Mỹ.
Trong tuyên bố ngày 10/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tin tưởng rằng, những quy định tạm thời này sẽ giúp ngăn chặn được các nguy cơ nhất định đối với các lĩnh vực công nghệ trọng yếu của nước Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số lĩnh vực công nghiệp cụ thể cần được lưu tâm và chỉ chiếm 2,5% tổng số các sản phẩm công nghiệp.
Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump đang tỏ ra quan ngại về hiện tượng chảy máu các công nghệ quan trọng của Mỹ ra nước ngoài. Tháng 9 năm ngoái, ông D.Trump đã ban hành một sắc lệnh nhằm bác vụ một quỹ đầu tư của Trung Quốc mua một hãng sản xuất chất bán dẫn của Mỹ. Trong thời gian trở lại đây, ông D.Trump cũng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc tiếp cận trái phép các công nghệ của Mỹ và xem đây là lý do để áp thuế bổ sung lên hàng nghìn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc./.
Thu Lan (Theo France24, NHK)
Theo cpv.org.vn
"Kiến trúc sư" đằng sau đòn thương mại của chính quyền Trump nhằm vào Trung Quốc Có tư tưởng cứng rắn với Trung Quốc, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer được cho là đã chuẩn bị nhiều năm cho một "cuộc chiến" thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthize (Ảnh: Reuters) Chuẩn bị nhiều năm cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung...