Gần nửa doanh thu làng game Việt năm 2014 chảy ra nước ngoài
Trong số 6.000 tỷ đồng doanh thu làng game Việt thì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 60%, còn 40% thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC vào sáng ngày 15/7/2014, ông Dương Thế Lương, giám đốc Công ty VTC công nghệ và nội dung số (VTC Intecom) cho rằng, hiện nay xu hướng phát triển các dịch vụ game cho PC và game mobile đều chưa rõ ràng nên rất khó làm và nhiều sản phẩm ra đời cũng khó thành công.
Trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt, nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường cạnh tranh với những doanh nghiệp lâu năm như VTC, ngoài ra các doanh nghiệp trong nước còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào kinh doanh ở Việt Nam.
“Qua 6 tháng đầu năm 2014, toàn thị trường game Việt Nam có khoảng 40 game cho PC và 60 game mobile ra mắt, tuy nhiên xác suất thành công chỉ vào khoảng 10%. Nhưng thành công ở đây chỉ rất khiêm tốn “không lỗ đã là may mắn lắm rồi”. 6 tháng qua, VTC Intecom triển khai 4 game mobile và 1 game trên PC, nếu tính theo tiêu chí “không lỗ đã là thành công” thì VTC Intecom chỉ thành công được 1 game trên mobile và 1 game trên PC”, ông Lương nói.
Cũng theo phân tích của ông Lương, doanh thu của thị trường game Việt Nam nói chung năm nay chỉ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, bằng với năm 2013, trong đó game mobile chiếm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Nhưng trong số 6.000 tỷ đồng này thì các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 60%, còn 40% thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài phát hành dịch vụ xuyên biên giới. Thị trường game hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt, doanh nghiệp cũ đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ cũ, doanh nghiệp mới đẩy mạnh marketing dịch vụ mới. Các doanh nghiệp game giành giật nhau làm truyền thông dẫn đến chỉ “béo bở” cho các doanh nghiệp làm dịch vụ truyền thông như Google và Facebook mà thôi.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Cường, Tổng giám đốc VTC cũng cho hay, sự phát triển mạnh mẽ của game di động mở ra những xu hướng mới cho ngành game toàn cầu. Các doanh nghiệp nội dung số có thêm nhiều lựa chọn thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ để đưa lên các kho ứng dụng toàn cầu.
Việc cung cấp game trên các App toàn cầu thay đổi cơ bản việc đầu tư của các doanh nghiệp game, các doanh nghiệp chỉ lo bán hàng mà mà không phải lo đầu tư nền tảng ban đầu. Từ đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp game chỉ cần một số ít người có kiến thức để lo làm vận hành, còn phần truyền thông nằm trên Google và Facebook. Đối với phát triển game mobile các rào cản kỹ thuật không còn là khó khăn của doanh nghiệp nữa, do đó kinh doanh dịch vụ nội dung số đang trở lên bình đẳng giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều này dẫn đến doanh nghiệp game lâu năm như VTC Intecom đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Doanh thu dịch vụ nội dung số trên PC có dấu hiệu sụt giảm. Thị trường nội dung số đang bị cạnh tranh khốc liệt.
Cộng đồng game thủ bị ảnh hưởng do nhiều game mới phát hành có nội dung cạnh tranh trực tiếp. Việc phát triển sản phẩm mới còn nhiều hạn chế và chi phí bản quyền lớn khiến nhóm ngành nội dung số của chưa có sự đột phá. Tình trạng hack game vẫn tràn lan và chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu.
Theo Gamek
Doanh nghiệp game tính chuyện làm thêm để tồn tại
Để tồn tại, một số doanh nghiệp game đã bắt đầu tính chuyện chuyển hướng làm game để phát hành ở nước ngoài, hoặc tìm cách mở rộng sang phát triển các dịch vụ ngoài game khác.
Tồn tại hay tồn tại là câu hỏi mà không ít nhà làm game đã đặt ra trong bối cảnh phải mòn mỏi chờ đợi cơ chế chính sách quản lý mới. Trao đổi với ICTnews mới đây, giám đốc một doanh nghiệp game nhỏ, có trên 50 nhân viên đang làm việc tại Hà Nội (đề nghị không nêu tên) cho biết: Làm game trong nước gặp quá nhiều khó khăn. Vì thế, từ đầu năm 2014 công ty này bắt đầu tìm kiếm, chuyển sang làm các dự án khác không liên quan đến game nữa. Mới đây nhất công ty này đã thành công trong việc cung cấp giải pháp định vị (Location) cho các loại điện thoại không thuộc dòng smartphone. Giải pháp này đã bán được cho một doanh nghiệp viễn thông của Singapore thông qua một doanh nghiệp trung gian khác.
Cũng theo vị giám đốc này, với chính sách quản lý game như hiện nay thì khó có thể có một kế hoạch dài hạn, các doanh nghiệp game gặp quá nhiều rủi ro. Để phát triển được 1 game tốt cần phải có nhiều tiền để thuê người giỏi làm, đầu tư lớn nhưng khi có sản phẩm rồi khả năng xin được giấy phép để phát hành cho đúng luật rất thấp. Doanh nghiệp có thể bị kiểm tra, xử phạt, dừng phát hành sản phẩm bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, thị trường game đang có dấu hiệu tụt dốc, xu hướng người dùng bỏ tiền chơi game sẽ ngày càng ít đi mà chủ yếu họ chuyển sang chơi những game miễn phí.Vị giám đốc này cũng cho biết, tuy không có ý định bỏ hẳn game nhưng sẽ làm game để phát hành ở nước ngoài. Sắp tới, công ty có 1 game bán cho một doanh nghiệp ở nước ngoài để họ phát hành, mà không có ý định tự sản xuất rồi phát hành game trong nước nữa.
"Khó khăn chồng chất nhưng doanh nghiệp cần phải có doanh thu để tồn tại và nuôi nhân viên, nên việc chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm phần mềm khác, hoặc phát triển game rồi bán cho doanh nghiệp ở ngoài nước phát hành là xu hướng mà một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm", vị giám đốc này nhận định.
Hồi đầu năm 2014, một doanh nghiệp game cỡ nhỏ ở Hà Nội phát triển được 2 game di động và đưa lên các App toàn cầu nhưng đã bị Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội xử phạt với số tiền lên đến 220 triệu đồng. Sau đó, doanh nghiệp này đã bỏ luôn 2 game này, dù đã phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ để phát triển sản phẩm.
Những khó khăn của doanh nghiệp game trong nước đã được nói đến khá nhiều trong những năm gần đây. Và dù từ năm 2013, Nhà nước đã dần tháo gỡ những khó khăn nhưng thực tế chưa giúp gì nhiều cho họ.
Ông Dương Thế Lương, Giám đốc VTC Intecom cũng cho rằng, các doanh nghiệp game trong nước vẫn còn rất nhiều vất vả. 6 tháng đầu năm 2014, toàn thị trường có khoảng 40 game cho PC và 60 cho Mobile được phát hành mới, nhưng xác suất thành công chỉ vào khoảng 10%. Nhưng mức độ thành công ở đây chỉ khiêm tốn ở mức "không lỗ đã được coi là thành công rồi".
6 tháng đầu năm 2014, VTC Intecom đã phát hành được một số game mới, bước đầu có thể đánh giá là thành công (ở mức độ không lỗ), nhưng VTC Intecom cũng đang nghiên cứu và tìm kiếm các dịch vụ mới khác ngoài game như: Dịch vụ điện toán đám mây, thương mại điện tử...
VTC Intecom cũng tính chuyện triển khai các dịch vụ ra nước ngoài. "Trong tháng 8 chúng tôi sẽ có dịch vụ mới đầu tiên ra nước ngoài", ông Lương cho biết.
Nghịch lý là, trong khi các doanh nghiệp game trong nước đang chật vật để tồn tại, thì có tới 40% doanh thu game năm 2014 thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT tiếp tục lên tiếng báo động về hành vi doanh nghiệp game Trung Quốc tiếp tục lợi dụng các công ty của Việt Nam để phát hành game trái phép vào nước ta. "Mặc dù từ giữa năm 2013 đến nay, cơ quan công an đã phát hiện và khởi tố nhiều cá nhân và tổ chức. Nhưng hiện tượng phát hành game trái phép vào Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra", ông Hùng nói.
Theo VNE
Thời Loạn Mobile bất ngờ tung teaser, thị trường game di động sắp 'nổi bão' Không một chiến dịch quảng bá nào được chạy trước như thông thường mỗi khi ra mắt sản phẩm mới, VNG bất ngờ tung teaser Thời Loạn Mobile, hích mạnh vào thị trường game di động Việt. Tiếp sau hội thảo OGDC 2014 với chủ đề chính là game di động, VNG lại tiếp tục bồi thêm &'cú đúp' vào thị trường game...