Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?
Việc hiểu rõ bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi cũng như giúp người bệnh ý thức được tình trạng cơ thể và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2 đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay khi con người thường xuyên sử dụng bia rượu, có lối sống không lành mạnh cũng như thực hiện chế độ dinh dưỡng chưa khoa học trong thời gian dài.
Tuy nhiên việc ý thức được tình trạng gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không thì chưa thật sự phổ biến khi những con số biết rõ về căn bệnh này vẫn còn hạn chế.
1. Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ độ 2 là tình trạng tiếp theo của bệnh gan nhiễm mỡ độ . Lượng mỡ tích tụ trong gan lúc này vượt lên chiếm khoảng từ 10-20% tổng trọng lượng gan. Căn bệnh khá khó nhận biết ở mức độ này do chưa có những biểu hiện cụ thể ra ngoài và người bệnh chỉ có thể nhận biết qua thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc nhận thấy các biểu hiện như mệt mỏi, đầy bụng khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, khó chịu ở vùng hạ sườn phải.
Do những biểu hiện này thường có nhiều trong các bệnh lý khác nên dễ nhầm lẫn cũng như khá đơn giản nên người bệnh chủ quan và bỏ qua những cảnh báo hay nghi vấn bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không.
Khi bị gan nhiễm mỡ độ 2, người bệnh có thể đối mặt với những tình trạng dưới đây:
- Có cảm giác đau ở hạ sườn bên phải: Người mắc gan nhiễm mỡ cấp 2 sẽ có cảm giác đau bụng cùng cảm giác tức hạ sườn bên phải do lúc này các dịch đã tích tụ ở vùng bụng.
Video đang HOT
- Vàng da, vàng mắt: Đa phần các bệnh lý liên quan đến gan đều có dấu hiệu vàng da và vàng mắt. Nếu thấy biểu hiện này càn đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Theo đó câu hỏi “Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không” thực tế không thể đùa được.
- Mỡ máu cao: Bệnh mỡ máu cao và bệnh gan nhiễm mỡ có mối quan hệ mật thiết với nhau nên những người bị bệnh mỡ máu cao sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh gan nhiễm mở. Bệnh thường diễn ra đối với những người thường xuyên sử dụng những thực phẩm có nhiều chất béo, cơ thế bị gia tăng chelesterol.
- Gan có biểu hiện to ra và ấn vào thấy đau: Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không thật sự không thể nói KHÔNG khi người bị gan nhiễm mỡ thường có kích thước gan lớn và có cảm giác đau khi ấn vào.
2. Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không?
Thật sự có khi ở giai đoạn này việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng các thảo dược thiên nhiên có thể không có hiệu quả. Người bệnh nên tìm đến các bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Nếu không điều trị đúng cách nhanh chóng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan. Hậu quả này càng thuyết phục để trả lời câu hỏi “gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm không” thì câu trả lời là có. Gan nhiễm mỡ độ 2 có nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, một khi lá gan đã bị tổn thương sẽ rất khó có thể phục hồi lại và khi hoạt động của gan bị tổn hại thì cơ thể cũng khó vận hành bình thường. Do đó thật đáng lo ngại nếu bạn để lá gan bị tổn thương từ những thói quen xấu của mình.
Mặc bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tuy nhiên khi đã tiến triển đến giai đoạn này thì cũng có nghĩa bệnh đang chuyển biến xấu và sẽ nguy hiểm nếu người bệnh không áp dụng các biện pháp điều trị tích cực.
Gan nhiễm mỡ độ 2 sẽ nhanh chóng tiến triển sang cấp độ 3 nếu không được can thiệp kịp thời. Ngoài nguy cơ bệnh chuyển biến sang cấp độ 3, bệnh còn có thể gây ra mức độ tổn thương ngày một lớn đến gan và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên chú ý đến khả năng vận hành của các bộ phận trong cơ thể, trong đó bao gồm cả gan.
Phạm Thị Mai
Tại sao người mỡ máu cao có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ?
Gan và máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại do số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Trong đó, hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này.
Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy Việt Nam hiện có khoảng gần 30 triệu người (tương đương khoảng 30% dân số) bị gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, thống kê khác Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy có 29% người trưởng thành bị tăng mỡ máu, tỷ lệ này ở dân thành thị khoảng 44%.
Theo BSCKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống nhất TP.HCM, gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ đều thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, chúng thường đi cạnh nhau.
Máu mỡ nhiễm có tên gọi khác là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Ở người khỏe mạnh, máu có tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này vượt mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Với người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2-4% trọng lượng của gan. Nhưng khi mắc bệnh, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan.
Người bị mỡ máu cao thường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Ảnh: The Independent.
Về cơ bản, người mắc gan nhiễm mỡ thường không có nhiều nguy cơ cao mắc đồng thời máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, nếu tình trạng mỡ trong máu cao, nguy cơ dẫn đến gan nhiễm mỡ là rất lớn.
Nguyên nhân là người bị mỡ máu cao, lượng mỡ trong máu vượt quá khả năng sử dụng và chuyển hóa của cơ thể, mỡ sẽ tích tụ các cơ quan trong cơ thể, ở dưới da (mông, đùi, cổ..) và các tạng đặc biệt như gan.
Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ được xem là căn bệnh của xã hội hiện đại do số người mắc ngày càng tăng cao. Theo Hội Gan Mật Tụy TP.HCM, hơn 50% bệnh nhân mắc đồng thời hai bệnh này. Những bệnh nhân thừa cân, béo phì, đái tháo đường, hội chứng thận hư,... thường là đối tượng mắc kèm cả hai bệnh này.
Đặc biệt, bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ do viêm gan siêu vi nếu không theo dõi và điều trị đúng sẽ có nguy cơ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Trong khi đó, máu nhiễm mỡ có thể gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, sỏi mật và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Bác sĩ Loan khuyến cáo bệnh nhân gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ không do di truyền có điều trị. Bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ 3-6 tháng để theo dõi, điều trị đúng chuyên khoa tiêu hóa, gan mật tụy, tim mạch.
Bên cạnh đó, người bệnh cần vận động thể lực và được tư vấn dinh dưỡng hợp lý, giảm chất béo, bột đường, đặc biệt là đường hấp thu nhanh, tăng cường chất xơ...
Theo Zing
Bị gan nhiễm mỡ: nên ăn gì, kiêng gì? Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo trong gan. Điều quan trọng là căn bệnh này có thể dẫn đến xơ gan và cuối cùng là suy gan không thể hồi phục. Vì vậy, cần phải biết cách giảm thiểu rủi ro. Rau lá xanh và rau họ cải chứa lượng lớn chất chống ô xy hóa và chất...