Gần gũi thiên nhiên với biophilic design
Xu hướng thiết kế biophilic design chú trọng việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà.
Phong cách biophilic design gần gũi thiên nhiên mang lại sự thoải mái cho gia chủ
Ngồi nói chuyện kiến trúc, một người em làm kiến trúc sư đưa ra loạt bản vẽ phong cách biophilic design. Em bảo: “Dịch bệnh, thiên tai, tình trạng trái đất nóng lên hay những áp lực cuộc sống khiến nhiều người cần một không gian chữa lành ngay tại nhà. Phong cách thiết kế biophilic design có sự kết nối tối đa giữa thiên nhiên và kiến trúc nội thất hiện nay đang được ưa chuộng và dự báo là xu hướng thiết kế cho cả thập kỷ tới”.
Phong cách thiết kế nội thất biophilic design (thiết kế ưa sinh học hay còn gọi là thiết kế sinh thái) có nguồn gốc từ khái niệm “Biophilia” của nhà khoa học Edward O. Wilson vào những năm 1980. Biophilia nói đến khả năng tự nhiên của con người có một mối liên kết sâu sắc với tự nhiên và thế giới sống xung quanh. Từ khái niệm “Biophilia”, biophilic design được phát triển như một phương pháp thiết kế nội thất và kiến trúc nhằm tái tạo và tăng cường sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên trong không gian sống và làm việc. Nó giúp tái tạo các yếu tố tự nhiên trong môi trường xây dựng và tạo ra một không gian hài hòa, thoải mái và cải thiện sức khỏe.
Mặc dù sự sáng tạo là không giới hạn, nhưng đã theo phong cách biophilic design thì vẫn tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Trong đó, thiết kế biophilic cần có sự góp mặt của những yếu tố thiên nhiên ngay trong không gian nhà ở. Những yếu tố đó thường là cây xanh, nước, ánh sáng tự nhiên, gió trời, sỏi, đất, gỗ, đá… Những người theo phong cách thiết kế này cũng thường ưu tiên sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre và gốm sứ để tạo ra một không gian chất lượng cao, gần gũi và bền vững.
Một số kiến trúc sư cho biết, trước đây, biophilic design nằm trong những mảng tường dán giấy in hoa lá từng gây sốt khắp châu Mỹ, hoặc ở quy mô lớn hơn là những khuôn viên của các doanh nghiệp trong làn sóng dịch chuyển trụ sở từ thành thị về nông thôn. Phong cách biophilic thời nay hướng tới việc thỏa mãn mọi giác quan bằng cách tận dụng ánh sáng mặt trời, sử dụng cây cối, vật liệu gỗ, tre nứa trong kiến trúc. Hiện nay, nội thất trang trí mang hình dáng hoa lá xuất hiện nhiều ở những ngôi nhà mới. Một số gia chủ theo đuổi phong cách sống xanh còn đầu tư cả một hệ sinh thái thu nhỏ với tiểu cảnh giếng trời, hồ cá koi để thu hẹp khoảng cách với thiên nhiên. Tuy nhiên, dù được thiết kế thẩm mỹ ra sao, biophilic design vẫn cần đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản của một công trình dân dụng: an toàn, tiện nghi, phục vụ đời sống.
Điểm đặc biệt là từ chính những yếu tố đặc trưng, biophilic design tạo dựng một không gian chữa lành. Thiết kế biophilic tạo nên những góc nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái ngay tại nhà. Nguyễn Thiên Ân, một gia chủ chọn lựa phong cách thiết kế này cho biết: “Đôi khi công việc bận rộn, không có thời gian lựa chọn những chuyến đi du lịch thì lựa chọn mình theo đuổi cũng là cách giúp gia đình mình tận hưởng bầu không khí thư giãn, gắn liền với phong cảnh thiên nhiên. Việc tối đa hóa ánh sáng tự nhiên có thể tăng hiệu quả học tập của con trẻ từ 20 – 26%”.
Theo các kiến trúc sư, hiện nay, biophilic design đã trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành thiết kế nội thất và kiến trúc, với mục tiêu là tạo ra những không gian sống và làm việc hòa nhập với thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái, sảng khoái và tạo động lực cho con người.
Phong cách thiết kế xanh Biophilia đang thay đổi ra sao?
Trong thời đại thiên nhiên đóng vai trò quan trọng như hiện nay, khái niệm thiết kế xanh hay thiết kế ưa sinh học (Biophilic Design) đang được mở rộng hơn, với sự xuất hiện của nhiều vật liệu mới bổ trợ phong cách này.
Nổi bật nhất trong đó chính là gạch trang trí họa tiết hoa lá.
Video đang HOT
Mảng tường trang trí hoa lá đậm chất biophilia đương đại.
Sự phát triển của Biophilia theo thời gian
Biophilia có nghĩa là tình yêu thiên nhiên vạn vật, một khái niệm bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, xuất hiện trong những hình khắc muông thú và thiên nhiên trong các đền thờ, quần thể kiến trúc. Khái niệm này dần lan rộng ra nhiều nền văn hóa khác nhau tạo nên sự đa dạng về cảm hứng thiên nhiên trong không gian sống, điển hình như cây bonsai tại Nhật Bản hay chậu cá bằng sứ thời xưa ở Trung Hoa.
Biophilic design là thiết kế mang tinh thần biophilia vào không gian sống. Ở thời cận đại, biophilic design nằm trong những mảng tường dán giấy in hoa lá từng gây sốt khắp châu Mỹ, hoặc ở quy mô lớn hơn là những khuôn viên của các doanh nghiệp trong làn sóng dịch chuyển trụ sở từ thành thị về nông thôn.
Không gian biophilic design tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng những vật liệu xanh như cây cối, gỗ, đá, mây, cói với mặt sàn mang màu đất.
Phong cách biophilia thời nay hướng tới việc thỏa mãn mọi giác quan bằng cách tận dụng ánh sáng mặt trời, sử dụng cây cối, vật liệu gỗ, tre nứa trong kiến trúc. Không khó để nhìn thấy những nội thất trang trí mang hình dáng hoa lá ở những không gian này, thậm chí một số gia chủ theo đuổi phong cách sống xanh còn đầu tư cả một hệ sinh thái thu nhỏ với tiểu cảnh giếng trời, hồ cá koi, lắp đặt sen tắm ngoài trời để thu hẹp khoảng cách với thiên nhiên. Dù được thiết kế thẩm mỹ ra sao, biophilic design vẫn cần đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản của một công trình dân dụng: an toàn, tiện nghi, phục vụ đời sống.
Khái niệm biophilia dần thay đổi theo hướng đa dạng hơn để phù hợp hơn với tình hình xã hội và môi trường sống của con người.
Khoảng tiếp giáp không gian trong nhà và ngoài trời sử dụng hoa văn nhiệt đới vô cùng "trendy".
Mảng tường trang trí hoa lá cũng là biophilic design
Lối trang trí mô phỏng thế giới tự nhiên như mảng tường hoa lá cũng được công nhận là một phần của biophilic design, đặc biệt phổ biến ở những đô thị lớn nơi thiên nhiên trở nên quá xa xỉ với con người, bởi phần lớn diện tích bao phủ bởi các tòa nhà chọc trời, nhà phố liền kề cùng hàng loạt công trình thương mại.
Không chỉ ẩn mình trong những vật liệu trang trí truyền thống quen thuộc như giấy dán tường hay nghệ thuật vẽ tranh tường, họa tiết hoa lá giờ đây đã xuất hiện trên gạch porcelain (gạch xương đá) - một chất liệu cứng cáp, bề mặt láng mịn với độ bền màu cao hơn hẳn, khắc phục được những khuyết điểm của vật liệu trang trí truyền thống. Được sản xuất với kỹ thuật cao từ Ý, gạch porcelain họa tiết hoa lá trải qua nhiều công đoạn in và nung gạch để bề mặt có độ đậm nhạt sắc nét hệt như những bức tranh thiên nhiên đậm chất nghệ thuật.
Gạch porcelain họa tiết hoa lá khắc phục được khuyết điểm dễ thấm ẩm của giấy dán tường, phù hợp để ốp lát không gian phòng tắm.
Mảng tường gạch porcelain họa tiết hoa lá đang dần thay thế giấy dán tường, phối hợp hài hòa với nội thất gỗ, da, vải lanh theo biophilic design.
Khác hẳn những hoa văn đại trà dễ bắt gặp ở dòng gạch trang trí thông thường, gạch porcelain hoa lá đến từ Ý đã nghiên cứu và sưu tầm những nguồn cảm hứng từ nhiều miền nhiệt đới trên khắp thế giới, chắt lọc các loài thực vật đắt giá và mô phỏng trên giấy bởi các họa sĩ trước khi bắt đầu quy trình sản xuất hàng loạt. Vì vậy trong từng viên gạch đều chứa đựng tâm huyết của đội ngũ chế tác.
Những loài thực vật được tuyển chọn đưa vào thiết kế gạch không đơn thuần đáp ứng về mặt thẩm mỹ, còn mang nhiều ý nghĩa tích cực, niềm tin về hạnh phúc và thịnh vượng. Nhờ đó, gạch trang trí họa tiết hoa lá từ Ý trở thành một vật liệu xanh kết nối con người với thiên nhiên theo tinh thần biophilia.
Gạch họa tiết hoa lá còn có lựa chọn màu trầm cho những không gian thiết kế theo tone màu lạnh.
Một phiên bản gạch hoa lá mang hơi hướng Á Đông rõ từng nét cọ tựa như vẽ tranh tường.
Gạch mô phỏng vải dán tường thêu họa tiết lá cây ngân hạnh làm điểm nhấn cho phòng tắm, tránh được tình trạng ám mùi ẩm mốc - vấn đề thường gặp ở vải dán tường.
Xu hướng gạch hoa lá nở rộ tại Ý
Sự phát triển của gạch hoa lá tại các nước phương tây đã được dự báo từ triển lãm quốc tế Cersaie - sàn diễn lớn nhất của thế giới vật liệu nội thất được tổ chức thường niên tại Ý, khi những cái tên lớn của thị trường đều cho ra mắt ít nhất một bộ sưu tập gạch biophilic design. Ngoài công nghệ in gạch kỳ công kể trên, các bộ sưu tập gạch hoa lá còn được tích hợp công nghệ kháng khuẩn và kháng virus, đồng thời phối hợp họa pháp nghệ thuật phong phú với những vật liệu xây dựng cổ xưa, mang đến nhiều lựa chọn ốp lát cân bằng về công năng và thẩm mỹ.
Gạch porcelain họa tiết hoa lá kết hợp cùng nền vân đá cẩm thạch travertine - một loại đá marble nổi tiếng tại Ý.
Vietceramics là nhà phân phối độc quyền Blooming Collections - tuyển tập gạch trang trí theo phong cách biophilia, được sản xuất trực tiếp tại Ý và để lại nhiều dấu ấn tại sự kiện Cersaie. Bằng cách ký kết độc quyền những mẫu gạch này, Vietceramics giữ vững phong độ tiên phong về xu thế vật liệu nội thất, mang đến lựa chọn xanh cho các gia chủ Việt yêu thiên nhiên, cũng như ý tưởng thiết kế mới lạ cho các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất.
Không gian sống chữa lành Ngày nay, nhu cầu chữa lành những tổn thương tinh thần là rất lớn. Nhiều người thường tìm đến những dịch vụ chữa lành mà quên đi rằng, việc tạo lập không gian sống phù hợp cũng giúp mang đến những trải nghiệm cân bằng, thư thái, giảm stress hiệu quả. Mang thiên nhiên vào không gian sống cũng là cách chữa lành...