Gần 800.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận hơn 22,8 triệu người nhiễm nCoV, gần 800.000 người chết, khi WHO cảnh báo thế giới còn cách miễn dịch cộng đồng rất xa.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 22.812.285 ca nhiễm và 795.927 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 285.545 và 6.780 ca sau 24 giờ, trong khi 15.492.282 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 5.743.192 ca nhiễm và 177.319 người chết, tăng lần lượt 48.513 và 1.154 ca so với một ngày trước đó. Bác sĩ Nhà Trắng Brett Giroir cho biết ca nCoV đang giảm trên toàn quốc trong tuần này, có thể một phần nhờ biện pháp đeo khẩu trang và cách biệt cộng đồng.
Theo Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci, chính phủ sẽ không bắt buộc sử dụng bất kỳ loại vắc xin Covid-19 nào trong tương lai đối với công chúng, dù các khu vực pháp lý địa phương có thể quy định bắt buộc đối với một số nhóm như trẻ em.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính phủ liên bang sẽ cung cấp tới 125 triệu khẩu trang có thể tái sử dụng cho các học khu trên khắp Mỹ, đồng thời thúc giục các bang cho phép học sinh quay lại trường, bất chấp cảnh báo cần thận trọng của giới chức y tế. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trẻ em nhiễm nCoV ít có triệu chứng nặng, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nhóm này vẫn có khả năng lây truyền virus.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong tăng lên 112.423 sau khi ghi nhận thêm 1.234 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 44.684 trong 24 giờ qua, lên 3.505.097.
Các cơ quan quản lý y tế Brazil đầu tuần này cho biết họ đã phê duyệt vaccine Covid-19 thử nghiệm của Johnson & Johnson cho giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng. Đây là loại vaccine thứ tư được thử nghiệm rộng rãi ở quốc gia này.
Kết quả cuộc khảo sát được công bố hôm 15/8 trên tờ Folha de Sao Paulo cho thấy 47% người tham gia tin rằng Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro không chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 tại đất nước, trong khi 11% có quan điểm ngược lại, coi đây là lỗi của ông. Giới chức chính phủ hy vọng có thể bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho một số người dân Brazil trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2021.
Nhân viên Bộ Y tế Peru kiểm tra và xét nghiệm Covid-19 cho một phụ nữ ở thủ đô Lima hôm 20/8. Ảnh: AFP.
Mexico, nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh và là vùng dịch lớn thứ ba khu vực, báo cáo 537.031 ca nhiễm và 58.481 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 5.792 và 707 trường hợp. Giới chức Mexico cho biết nước này cần khoảng 200 triệu liều vaccine Covid-19 và có thể bắt đầu tiêm cho người dân từ tháng 4/2021.
Mexico nói với Moskva ngày 19/8 rằng họ muốn tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba cho vaccine Sputnik V do Nga sản xuất.
Chile ghi nhận 391.849 ca nhiễm và 10.671 ca tử vong, tăng lần lượt 1.812 và 93 trường hợp so với hôm trước. Chile dỡ phong tỏa trung tâm thủ đô từ 17/8, sau khi đã dỡ phong tỏa ở các khu vực ngoại ô phía đông và phía nam hai tuần trước. Thị trưởng Santiago Felipe Alessandri khuyến cáo người dân vẫn nên ở trong nhà, đeo khẩu trang ở nơi công cộng và thường xuyên rửa tay.
Người dân có thể rời khỏi nhà vào các ngày trong tuần mà không cần sự cho phép của cảnh sát như trước đây. Họ có thể tụ tập nhóm nhỏ, trong khi các doanh nghiệp có thể dần mở cửa trở lại.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 599.940 ca nhiễm và 12.618 ca tử vong, tăng lần lượt 3.880 và 195 ca.
Trung tâm tài chính Gauteng cùng hai tỉnh phát triển du lịch là Tây Cape và Đông Cape đã chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm mạnh mẽ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Zweli Mkhize tuần trước cho biết ba điểm nóng này đang dần hạ nhiệt trong những tuần gần đây, dù chưa rõ đỉnh dịch tại nước này đã qua hay chưa.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 110 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 16.099. Số ca nhiễm tăng thêm 4.785, lên 942.106. Tình hình dịch bệnh tại Nga dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Đợt thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả, khả năng tạo miễn dịch và độ an toàn của vaccine Sputnik V sẽ bắt đầu tại Nga từ tuần sau, với sự tham gia của 40.000 người tình nguyện thuộc những nhóm nguy cơ khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế
Bộ Y tế Nga cuối tuần qua thông báo quá trình sản xuất vaccine phòng chống nCoV do Viện Nghiên cứu Khoa học về Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya phát triển đã bắt đầu.
Video đang HOT
Giới chức Nga cho hay họ có khả năng sản xuất tới 500 triệu liều vaccine Sputnik V trong 12 tháng tới. Quy trình sản xuất dự kiến cũng được tiến hành ở nước ngoài và các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba sẽ sớm triển khai ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Arab Saudi và Philippines.
Tây Ban Nha ghi nhận 387.985 ca nhiễm, trong khi ca tử vong tăng 16 ca lên 28.813. Sau một thời gian yên bình, nước này lại đang dẫn đầu về số ca nhiễm mới ở châu Âu trong vài tuần qua sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.
Quan chức Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm 20/8 cảnh báo “mọi thứ đang diễn ra không tốt” trong cuộc chiến chống Covid-19 khi ca nhiễm tiếp tục gia tăng. Quan chức này nhấn mạnh rủi ro chính là các bệnh viện có thể bị quá tải và kêu gọi thanh niên nâng cao nhận thức, cảnh giác với dịch bệnh.
Các chính quyền khu vực đã tái áp đặt các hạn chế đối với cuộc sống về đêm và giao thông công cộng. Madrid, Catalonia và Basque Country đều triển khai các chương trình sàng lọc quy mô lớn nhằm xác định và cách ly những người nhiễm nCoV không triệu chứng.
Số người chết tại Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, đã vượt 20.000, ở mức 20.264 sau khi ghi nhận thêm 139 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.279, lên tổng cộng 352.558 ca. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Trung Đông, với những số liệu bị nghi ngờ về tính chính xác.
Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín, các tỉnh cũng được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn và phong tỏa.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 68.507 ca nhiễm và 980 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 2.904.329 và 54.975.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 11/8 kêu gọi các lãnh đạo địa phương tăng cường xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, trong bối cảnh giới chuyên gia lo lắng hệ thống y tế vốn chịu nhiều gánh nặng không thể đối phó được đại dịch khi virus tràn lan trong cộng đồng.
Theo nhà chức trách thành phố Pune, phía nam Mumbai, nơi sinh sống của khoảng 3,5 triệu dân, kết quả xét nghiệm kháng thể tại 5 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 ở thành phố cho thấy 51,5% số người được khảo sát đã có kháng thể nCoV, cho thấy tỷ lệ lây lan của virus cao hơn so với báo cáo.
Trung Quốc chưa công bố số liệu. Tính đến 20/8, Trung Quốc đánh dấu ngày thứ tư liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm cộng đồng.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 178.022 ca nhiễm và 2.883 ca tử vong, tăng lần lượt 4.339 và 88 ca. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 18/8 quyết định nới phong tỏa đối với thủ đô Manila và 4 vùng lân cận Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan sau khi lệnh phong tỏa hai tuần để ngăn Covid-19 hết hiệu lực.
Philippines hôm 14/8 cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Brazil sau khi hai thành phố Trung Quốc phát hiện nCoV trên hàng đông lạnh, bao gồm cánh gà từ Brazil. Họ không cho biết lệnh này kéo dài bao lâu. Brazil chiếm khoảng 20% lượng thịt gia cầm nhập khẩu của Philippines.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 147.211 ca nhiễm, tăng 2.266 trường hợp so với hôm trước, trong đó 6.418 người chết, tăng 72 ca.
Thủ đô Jakarta kéo dài hạn chế xã hội đến 27/8, yêu cầu nhà hàng, nơi thờ tự và giao thông công cộng hoạt động với công suất hạn chế. Giới chức thủ đô đang thử nghiệm chiến thuật gây sốc để cảnh báo sự nguy hiểm của Covid-19 bằng cách trưng quan tài rỗng trên ngã tư đông đúc. Dòng chữ “nạn nhân Covid-19″ màu đỏ được sơn trên quan tài giả
Trong khi đó, Bali, một trong những trung tâm du lịch của Indonesia, đang lên kế hoạch đón du khách nước ngoài từ ngày 11/9.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 56.099 người nhiễm, tăng 68 ca, và 27 người chết vì nCoV. Singapore hai tuần trước hoàn tất xét nghiệm lao động nhập cư sống trong ký túc xá và đang tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khẳng định thế giới còn cách miễn dịch cộng đồng rất xa. Ông khẳng định ngăn chặn các ổ dịch lây lan trong cộng đồng là chìa khóa để đối phó Covid-19.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng tình trạng các nước đặt lợi ích riêng lên trên hết trong việc đảm bảo nguồn cung vaccine Covid-19 khiến đại dịch tồi tệ hơn.
“Việc chia sẻ nguồn cung ứng hữu hạn một cách có chiến lược trên phạm vi toàn cầu thực sự là vì lợi ích của mỗi quốc gia. Không ai được an toàn cho đến khi tất cả an toàn”, ông phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 18/8, kêu gọi chấm dứt “chủ nghĩa dân tộc vaccine”.
Tình hình COVID-19 tại ASEAN hết ngày 9/6: Indonesia có số ca nhiễm mới cao kỷ lục; Lào không còn bệnh nhân
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 1.790 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng trên 3.140 người.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, khối ASEAN vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong vì virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Tình hình đang diễn biến nghiêm trọng, ngày một xấu đi ở Indonesia. Trong ngày, khu vực có 6 nước ghi nhận các ca mắc mới.
Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 3.148 người dân ở khu vực này, tăng 46 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 106.927 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 52.755 trường hợp.
Hành khách làm thủ tục tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore ngày 8/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Dù tổng số ca mắc COVID-19 tại Singapore cao nhất, song Indonesia mới là "ổ dịch" nghiêm trọng nhất khu vực, với tổng cộng 1.923 người tử vong. Trong ngày 9/6, Indonesia ghi nhận một trong những ngày có số ca mắc mới cao nhất kể từ đầu đại dịch tới nay.
Về tổng thể, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại ba nước Indonesia, Singapore và Philippines. Ngược lại, 6 nước khác trong khu vực đang kiểm soát tốt địch bệnh và đã bắt đầu nới lỏng các qui định giãn cách xã hội và khôi phục kinh tế.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 9/6
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Singapore 38.514 218 25 25.877 Indonesia 33.076 1.043 1.923 40 11.414 Philippines 22.992 518 1.017 6 4.736 Malaysia 8.336 7 117 6.975 Thái Lan 3.121 2 58 2.973 Việt Nam 332 316 Myanmar 246 2 6 159 Brunei 141 2 138 Cambodia 126 124 Timor-Leste 24 24 Lào 19 19
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Indonesia ngày 9/6 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 1.043 trường hợp mắc bệnh COVID-19. Đây là ngày có số người mắc COVID-19 cao nhất từ trước tới nay.
Như vậy, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 33.076 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 1.923 người tử vong, tăng 46 ca so với 1 ngày trước đó. Quốc gia Đông Nam Á này cũng đã tiến hành 286.650 xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
Ngày 9/6, Bộ Giao thông Vận tải Indonesia đã ban hành Quy định số 41/2020 về việc sửa đổi Quy định số 18/2020 về kiểm soát hoạt động vận tải hành khách được công bố hồi tháng 4 vừa qua nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 8/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định mới nói trên, tất cả các phương tiện vận tải hành khách đường bộ, đường biển, đường không và đường sắt trên toàn quốc sẽ không còn bị giới hạn khai thác ở mức tối đa 50% công suất.
Phát biểu họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Budi Karya Sumadi cho biết việc mở lại một số hoạt động kinh tế sẽ khiến nhu cầu đi lại của người dân gia tăng. Do vậy, quy định về kiểm soát hoạt động vận tải hành khách cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình mới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 4/6/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, Philippines đã ghi nhận 6 ca tử vong do mắc COVID-19 và 518 người nhiễm bệnh. Tính tới nay, tổng số người mắc COVID-19 tại Philippines là 22.992 người, trong đó có 1.071 trường hợp tử vong.
Hiện nay, Philippines đang cùng Indonesia là hai nước ASEAN vẫn hàng ngày chứng kiến nhiều người mắc bệnh và tử vong vì COVID-19.
Cơ quan thống kê của Philippines (PSA) tuần qua cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4 của nước này đã tăng đến mức kỷ lục 17,7%. Ít nhất 7,3 triệu người tại Philippines đã mất việc làm trong tháng này do dịch COVID-19.
Sầu riêng được bày bán tại Bangkok, Thái Lan ngày 28/5/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 9/6, Thái Lan thông báo nước này có 2 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh lên 3.121 người. Hai ca bệnh mới đã được cách ly là công dân Thái Lan, trở về từ Saudi Arabia và Hà Lan.
Trong 15 ngày qua, Thái Lan không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Thái Lan hiện là 58.
Người dân và khách du lịch thăm Hoàng cung ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 7/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Lào, sau hơn 2 tháng phát hiện bệnh nhân đầu tiên dương tính với virus SARS-CoV-2, ngày 9/6, bệnh nhân cuối cùng trong số 19 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 tại Lào đã xuất viện. Đây được coi là một thắng lợi đối với ngành y tế vốn còn nhiều khó khăn của Lào.
Phát biểu với các phóng viên tại buổi lễ tiễn bệnh nhân cuối cùng mắc COVID-19 của Lào ra viện, Bộ trưởng Y tế Lào Bounkong Syhavong đã chúc mừng thành công của đội ngũ y, bác sĩ, coi đây là một thành công của ngành y tế Lào. Theo ông Bounkong Syhavong, tính từ trưa 9/6, Lào đã không còn bệnh nhân nào mắc COVID-19 và đã có gần 60 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Bộ trưởng Y tế Lào, ông Bounkong Syhavong (trái) tặng hoa cho bệnh nhân số 8 và là bệnh nhân cuối cùng trong 19 bệnh nhân COVID-19 của Lào. Ảnh: Phạm Kiên - PV TTXVN tại Lào
Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng, Lào sẽ đề cao cảnh giác và tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh, trong đó chú trọng tới các biện pháp như giám sát chặt chẽ tất cả mọi trường hợp nhập cảnh vào Lào, thành lập trung tâm cách ly ở tất cả các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng, cách ly mọi trường hợp nhập cảnh.
Những người muốn nhập cảnh Lào phải tuân thủ các quy định của Bộ Ngoại giao Lào và Ban chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 như phải có giấy chứng nhận sức khỏe, phải xét nghiệm lại COVID-19 tại Lào.
Bệnh viện Mittaphab ở thủ đô Viêng Chăn, nơi 16/19 bệnh nhân COVID-19 của Lào được chữa trị. Ảnh: Phạm Kiên - PV TTXVN tại Lào
Bên cạnh đó, người dân và người ngoại quốc tại Lào cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người...
Bộ trưởng Bounkong Syhavong cho biết Lào sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiện tại cho đến hết tháng 6, sau đó dựa trên cơ sở tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 sẽ có những quyết sách phù hợp
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Petaling Jaya, Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 9/6, Malaysia và Singapore đang thảo luận về việc mở cửa trở lại biên giới giữa hai nước, sau khi Singapore kết thúc các biện pháp tích cực dập dịch COVID-19 hôm 1/6.
Phát biểu với báo giới ngày 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob cho biết ngay sau khi hai bên đạt được thỏa thuận, công dân Malaysia, đặc biệt là những người sinh sống tại bang Johor tiếp giáp Singapore, có thể qua lại đảo quốc sư tử làm việc.
Cũng theo Bộ trưởng Ismail, Malaysia đã sẵn sàng thực hiện công tác kiểm tra dịch bệnh cho công dân qua lại biên giới với Singapore. Phía Singapore cũng đã phối hợp với Malaysia trong việc cung cấp các bộ xét nghiệm và hai phòng xét nghiệm di động.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 8/6, hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) cho biết sẽ nối lại nhiều chuyến bay quốc tế trong tháng 7. Malaysia Airlines cho hay, hãng đã tăng cường năng lực kết nối và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khôi phục đường bay quốc tế trong bối cảnh một số quốc gia ghi nhận kết quả tích cực trong việc đối phó với dịch COVID-19 và có kế hoạch dỡ bỏ lệnh đóng cửa biên giới.
Cụ thể, hãng sẽ nối lại các chuyến bay từ Kuala Lumpur đến một loạt quốc gia, bao gồm Bangladesh, Nepal, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Philippines. Dự kiến, đến tháng 10, hãng sẽ khôi phục hoàn toàn các đường bay quốc tế.
Việt Nam hỗ trợ trang thiết bị y tế cho 8 nước đang bị dịch Covid-19 Số hàng gồm khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ phòng dịch và sinh phẩm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 do Việt Nam sản xuất, trị giá 420.000 USD. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều ngày 18/5/2020, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã trao tượng trưng số vật tư y tế hỗ...