Gần 60 quốc gia cam kết chấm dứt ô nhiễm nhựa

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức cấp bách nhất của nhân loại, gần 60 quốc gia đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc chấm dứt tình trạng này.

Gần 60 quốc gia cam kết chấm dứt ô nhiễm nhựa - Hình 1
Toàn cảnh vòng đàm phán thứ 5 của Ủy ban đàm phán liên Chính phủ về ô nhiễm nhựa ( INC-5) ở Busan, Hàn Quốc, ngày 25/11/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Theo hãng tin Yonhap, tại cuộc họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về ô nhiễm nhựa (INC-5) diễn ra tại Busan, Hàn Quốc (từ ngày 25/11 đến ngày 1/12), các đại diện là thành viên của Liên minh Tham vọng Cao (HAC), trong đó có Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, đã kêu gọi một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ nhằm loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa vào năm 2040. Hiệp ước này được kỳ vọng sẽ đưa ra một khung pháp lý toàn diện, bao quát toàn bộ vòng đời của nhựa, từ khâu sản xuất, tiêu thụ cho đến xử lý. Mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu đáng kể lượng nhựa thải ra môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong tuyên bố chung của HAC là cần thiết phải giảm sản xuất và tiêu thụ polymer nhựa nguyên sinh. Đây được xem là chìa khóa để giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm nhựa.

Video đang HOT

Tuy nhiên, quá trình đàm phán để đạt được một hiệp ước toàn cầu về nhựa vẫn còn nhiều khó khăn. Các quốc gia thành viên vẫn đang tranh cãi về phạm vi và mức độ ràng buộc của hiệp ước, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh sản xuất nhựa.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng polymer tổng hợp toàn cầu – chất liệu tạo thành nhựa khối, đã tăng gấp 230 lần kể từ những năm 1950. Giai đoạn 2000-2019, con số này tăng gấp đôi lên 460 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Mỹ, Trung Đông và Trung Quốc.

Theo OECD, nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2060, con số đó sẽ tăng gần gấp ba lần lên 1,2 tỷ tấn. Tỷ lệ thuận với sản lượng nhựa tăng mạnh, khối lượng rác thải nhựa trên toàn cầu cũng tăng gấp hơn 2 lần trong vòng 20 năm qua, từ 156 triệu tấn trong năm 2000 lên 353 triệu tấn vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1 tỷ tấn vào năm 2060.

Điều đáng quan ngại là cách xử lý lượng rác nhựa khổng lồ này. Theo OECD, chỉ 9% rác thải nhựa trên thế giới được tái chế, 19% được đốt có kiểm soát và gần 50% được đưa đến các bãi chôn lấp có kiểm soát. Khoảng 22% lượng rác thải nhựa có điểm đến cuối cùng là các bãi rác, bị đốt ngoài trời hoặc thải trực tiếp ra môi trường, gây nguy cơ lớn cho sức khỏe con người. Khoảng 22 triệu tấn nhựa được thải ra môi trường mỗi năm, trong đó có 6 triệu tấn trôi nổi dưới sông, hồ và biển.

OECD dự đoán đến năm 2060, khối lượng rác thải nhựa trong môi trường sẽ tăng gấp hai lần lên 44 triệu tấn, chủ yếu là loại nhựa lớn, song chưa có thống kê chính xác về tình trạng hạt rác nhựa trong cơ thể con người và sinh vật.

Cơ hội vàng để giải quyết ô nhiễm nhựa

Vài tháng nữa, các cuộc đàm phán quan trọng về một hiệp ước ràng buộc đầu tiên trên thế giới nhằm giảm quyết tình trạng ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 tại Busan (Hàn Quốc).

Cơ hội vàng để giải quyết ô nhiễm nhựa - Hình 1
Rác thải nhựa tại Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: TTXVN/phát

Hiệp ước sắp tới này được coi là cơ hội lịch sử để giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa ở mức báo động, vốn đã tăng theo cấp số nhân trong những thập kỷ gần đây.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản xuất nhựa đã tăng gấp đôi trong 20 năm và với tốc độ hiện tại thì con số này có thể tăng gấp ba vào năm 2060. Tuy nhiên, hơn 90% nhựa không được tái chế, với phần lớn đổ ra ngoài tự nhiên hoặc chôn trong các bãi chôn lấp rác.
Liên hợp quốc (LHQ) ước tính mỗi năm có ít nhất 460 triệu tấn nhựa được sản xuất. Khi vật liệu nhựa cứng phân hủy trong môi trường, nó tạo ra các hạt vi nhựa - với đường kính nhỏ hơn 5 mm, và phát tán ra khắp nơi - kể cả trong cơ thể người. Vi nhựa đã được tìm thấy ở các rãnh đại dương sâu nhất, đỉnh núi cao nhất, trong các đám mây và thậm chí trong cả sữa mẹ.
Phản ứng riêng lẻ

Chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch loại bỏ dần việc sử dụng nhựa dùng một lần trong tất cả các hoạt động liên bang đến năm 2035. Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Chính phủ Mỹ nhằm giải quyết khủng hoảng ô nhiễm nhựa ngày càng tăng.

Trong một tài liệu dài 83 trang, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ hành động để chấm dứt ô nhiễm nhựa, đồng thời hợp tác với thế giới để thúc đẩy nỗ lực tương tự. Tài liệu khẳng định đây là chiến lược toàn diện và có quy mô chính phủ đầu tiên tại Mỹ để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, chế biến, sử dụng và thải loại.
Tại châu Âu, từ ngày 3/7, tất cả các loại nắp chai hoặc hộp nhựa chứa đồ uống được bán ở Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải được gắn vào chai/hộp theo các quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm. Theo đó, các sản phẩm nhựa dùng một lần chỉ được bán ra thị trường nếu đáp ứng các yêu cầu thiết kế sản phẩm cụ thể giúp giảm đáng kể số lượng nắp làm bằng nhựa thải ra môi trường. Quy định này là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm hạn chế sản xuất nhựa sử dụng một lần và đã được chuyển thành luật ở các quốc gia thành viên EU. Năm 2021, EU đã cấm đĩa nhựa, dao kéo, ống hút và tăm bông dùng một lần.
Trong khi đó, Nhật Bản đang thực hiện chiến lược tái chế nhựa đối với các loại nhựa sử dụng một lần. Kế hoạch nêu rõ chính phủ sẽ thúc đẩy luật pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm nhựa và xuất khẩu vật liệu đóng gói bằng nhựa và rác thải điện tử.
Indonesia cũng ban hành nghị định đề ra kế hoạch giảm rác thải nhựa trên biển vào năm 2025. Bên cạnh đó, Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia đã ban hành lộ trình giảm 30% rác thải nhựa không tái chế vào năm 2030.

Tại Ấn Độ, bắt đầu từ tháng 7/2022, nước này đã cấm sản xuất và sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Các bang vùng Đông Bắc Ấn Độ đang thúc đẩy các sản phẩm thay thế nhựa từ tre với nỗ lực mang lại cơ hội kinh tế cho cộng đồng bản địa. Ở các vùng khác nhau, đĩa, ống hút và các vật liệu thay thế khác cho nhựa dùng một lần đang được làm từ mía, lá cây...

Tại Trung Quốc, từ năm 2021, nước này đã cấm túi nhựa và đồ dùng sử dụng một lần tại các thành phố lớn, ống hút dùng một lần cũng bị cấm trên toàn quốc.

Nỗ lực đi đến thỏa thuận chung

Các quốc gia đang hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận mang tính đột phá để giải quyết tình trạng ô nhiễm nhựa nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu.

Các nhà đàm phán đã họp bốn lần để thảo luận về một thỏa thuận có thể bao gồm giới hạn sản xuất, các quy định thống nhất về khả năng tái chế và thậm chí là lệnh cấm một số loại nhựa hoặc thành phần hóa học.
Nhưng vẫn còn tồn tại nhiều khoảng cách lớn trong các cuộc đàm phán. Ông Eirik Lindebjerg, người phụ trách chính sách nhựa toàn cầu tại Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) lưu ý khả năng điều chỉnh sản xuất cũng như các biện pháp giảm ô nhiễm nhựa là những vấn đề gây tranh cãi.
Các nhóm môi trường từ lâu đã lập luận rằng hiệp ước phải bao gồm các biện pháp hạn chế nhựa mới, một lập trường được hàng chục quốc gia ủng hộ. Hiện tại, các nước này có một đồng minh mạnh mẽ là Mỹ, quốc gia ủng hộ một số giới hạn sản xuất.
Các nhóm bảo vệ môi trường hoan nghênh sự thay đổi trên, mặc dù ông Lindebjerg cảnh báo rằng vẫn chưa rõ liệu Washington sẽ ủng hộ những giới hạn bắt buộc hay tự nguyện.
Mức độ ràng buộc của thỏa thuận là một vấn đề gây tranh cãi khác. Một số quốc gia muốn có các biện pháp như mốc thời gian thống nhất để loại bỏ dần một số loại nhựa, trong khi những quốc gia khác lại ủng hộ phương án cho phép các quốc gia quyết định cách thức và thời điểm quản lý.
Giống như các cuộc đàm phán về khí hậu, nguồn tài chính để thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào về giảm ô nhiễm nhựa cũng gây nhiều tranh cãi rất nhiều.
Ông Chris Jahn thuộc Hội đồng Hiệp hội Hóa chất Quốc tế (ICCA), đại diện cho ngành công nghiệp hóa chất toàn cầu, cảnh báo vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Theo ông Jahn, ICCA sẽ phản đối việc quản lý hóa chất hoặc hạn chế sản xuất nhựa. Ông Jahn nhấn mạnh nhựa là vật liệu thiết yếu để thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
Tuần trước, Hội đồng Hóa học Mỹ đã cảnh báo việc Mỹ ủng hộ hạn chế sản xuất sẽ đi ngược lại lợi ích của ngành sản xuất của Mỹ và gây nguy cơ mất việc làm. Ông Jahn cho biết các ngành công nghiệp ủng hộ nỗ lực thúc đẩy tái sử dụng nhựa và những thiết kế mới để tái chế dễ dàng hơn, cũng như các quy định để buộc những nhà sản xuất phải trả tiền cho ô nhiễm nhựa.
Dù vẫn còn những khoảng cách, vẫn có sự lạc quan thận trọng rằng các nước có thể đạt một thỏa thuận vững chắc. Theo ông Lindebjerg, các nước đang đứng trước cơ hội lịch sử.
Năm 2022, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đồng ý ký kết hiệp ước ràng buộc pháp lý đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm đại dương. Mục tiêu là hoàn tất các cuộc đàm phán vào cuối năm 2024.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạRộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ
10:22:20 26/12/2024
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở KazakhstanÍt nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
21:09:54 25/12/2024
Bên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở KazakhstanBên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở Kazakhstan
19:47:18 26/12/2024
Máy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng khôngMáy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng không
09:51:44 26/12/2024
Tỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên WikipediaTỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia
15:53:31 26/12/2024
Tên lửa phòng không Nga bắn rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?Tên lửa phòng không Nga bắn rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?
23:26:58 26/12/2024
Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"Tổng thống đắc cử Trump "đưa Thung lũng Silicon về Nhà Trắng"
11:00:43 26/12/2024

Tin đang nóng

Rộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tùRộ tin Ngô Diệc Phàm mắc bệnh mãn tính trong tù
15:14:28 27/12/2024
Showbiz lại có thêm 1 cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai hot nhất hiện tại, nhà gái sở hữu body đẹp mê mẩnShowbiz lại có thêm 1 cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai hot nhất hiện tại, nhà gái sở hữu body đẹp mê mẩn
13:07:50 27/12/2024
Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"Cục Điện ảnh lên tiếng về lời thoại gây tranh cãi trong "Squid Game 2"
16:33:52 27/12/2024
Nhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phụcNhà hàng tự ý làm tròn hóa đơn thêm 350 đồng, người đàn ông bất bình kiện ra tòa: Phán quyết khiến ai nấy thán phục
15:35:55 27/12/2024
140 triệu người hóng phốt động trời sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái, dàn nam thần bị réo gọi gây sốc140 triệu người hóng phốt động trời sao nam hạng A 8 ngày hẹn hò 3 cô gái, dàn nam thần bị réo gọi gây sốc
13:15:02 27/12/2024
Phản ứng "độc lạ" của hội WAG Việt khi ĐT Việt Nam thắng Singapore, riêng vợ Duy Mạnh không tin chồng mình xuất sắc nhấtPhản ứng "độc lạ" của hội WAG Việt khi ĐT Việt Nam thắng Singapore, riêng vợ Duy Mạnh không tin chồng mình xuất sắc nhất
12:46:44 27/12/2024
Phan Đạt trực tiếp nhắc thẳng tên Thu Trang - Tiến Luật sau lùm xùm với Phương LanPhan Đạt trực tiếp nhắc thẳng tên Thu Trang - Tiến Luật sau lùm xùm với Phương Lan
13:11:02 27/12/2024
Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!Song Joong Ki bị vợ mắng 1 câu điếng người!
14:40:11 27/12/2024

Tin mới nhất

Diễn biến trước khi máy bay chở khách Azerbaijan rơi xuống Kazakhstan

Diễn biến trước khi máy bay chở khách Azerbaijan rơi xuống Kazakhstan

18:12:55 27/12/2024
"Vào lúc 10 giờ 53 phút, kiểm soát viên bay Rostov thông báo cho người quản lý bay Aktau rằng một bình oxy trong khoang hành khách đã phát nổ, hành khách mất ý thức và cần can thiệp y tế sau khi hạ cánh", ông cho biết.
Nhật Mỹ thiết lập hướng dẫn đầu tiên về răn đe mở rộng

Nhật Mỹ thiết lập hướng dẫn đầu tiên về răn đe mở rộng

18:07:45 27/12/2024
Bản hướng dẫn chỉ rõ chiến lược để tối đa hóa răn đe và tăng cường các biện pháp răn đe mở rộng của Mỹ, phối hợp với năng lực phòng thủ của Nhật Bản, để thúc đẩy ổn định khu vực và ngăn chặn xung đột bùng phát.
Mỹ: Ca nhiễm trùng nghiêm trọng đầu tiên ở người do virus cúm gia cầm

Mỹ: Ca nhiễm trùng nghiêm trọng đầu tiên ở người do virus cúm gia cầm

18:01:40 27/12/2024
Các đột biến được thấy ở bệnh nhân này rất hiếm gặp, tuy nhiên đã được báo cáo ở các quốc gia khác và thường gặp nhất là trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.
Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'

Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua 'cơn gió ngược'

17:31:40 27/12/2024
Theo các giả định này, nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng, trong khi đà tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ sự phục hồi kinh tế bền vững ở Trung Quốc mặc dù các biện pháp kích thí...
Liên hợp quốc báo động về leo thang xung đột giữa Yemen và Israel

Liên hợp quốc báo động về leo thang xung đột giữa Yemen và Israel

17:29:56 27/12/2024
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ họp khẩn vào ngày 30/12 để thảo luận về tình hình xung đột, đồng thời xem xét các biện pháp nhằm bảo vệ dân thường và duy trì ổn định khu vực.
Lãnh đạo Serbia, Ukraine điện đàm về cải thiện quan hệ song phương

Lãnh đạo Serbia, Ukraine điện đàm về cải thiện quan hệ song phương

16:43:24 27/12/2024
Theo ông Vuci, việc Serbia gần đây mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Kiev của Ukraine sẽ góp phần cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Serbia và Ukraine.
Giám đốc tình báo mới của Syria từng có quan hệ mật thiết với al-Qaeda.

Giám đốc tình báo mới của Syria từng có quan hệ mật thiết với al-Qaeda.

16:34:48 27/12/2024
Thông báo về việc bổ nhiệm ông Khattab xuất hiện vào ngày 26/12. Lựa chọn nhân sự cấp cao mới này nằm trong nỗ lực tái cấu trúc các thể chế nhà nước của Syria sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Thách thức với phi công Ukraine khi vận hành chiến đấu cơ Mirage của Pháp

Thách thức với phi công Ukraine khi vận hành chiến đấu cơ Mirage của Pháp

15:12:35 27/12/2024
Thêm vào đó, sự thiếu hụt nhân sự có chuyên môn để duy trì khả năng sẵn sàng hoạt động của máy bay Mirage có thể gây khó khăn, bởi hiện chỉ có Pháp và Hy Lạp có đội ngũ được đào tạo bài bản về loại máy bay này.
Hai bộ trưởng Canada đàm phán với đại diện của Tổng thống đắc cử Mỹ về vấn đề thuế quan

Hai bộ trưởng Canada đàm phán với đại diện của Tổng thống đắc cử Mỹ về vấn đề thuế quan

15:02:04 27/12/2024
Trước đó, ông Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Canada khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025 cho đến khi Canada giải quyết được vấn đề dòng người di cư và việc buôn bán ma túy tổng hợp fentanyl vào Mỹ.
Vấn đề người di cư: Chìm tàu ngoài khơi Maroc khiến 70 người mất tích

Vấn đề người di cư: Chìm tàu ngoài khơi Maroc khiến 70 người mất tích

15:00:39 27/12/2024
Việc Maroc giám sát chặt chẽ hơn các tuyến biên giới phía Bắc thúc đẩy ngày càng nhiều người di cư thử tuyến đường qua Đại Tây Dương nguy hiểm hơn và dài hơn đến Quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Lời cảnh tỉnh từ quá khứ

Lời cảnh tỉnh từ quá khứ

14:59:09 27/12/2024
Theo tinh thần trên, WHO đã thúc đẩy Sáng kiến Một sức khỏe (One Health) - phương án tiếp cận tích hợp, thống nhất để đảm bảo tối ưu y tế thông qua việc bảo vệ sức khỏe của cả con người, động vật và môi trường.
Người Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào vàng

Người Hàn Quốc tiếp tục đầu tư vào vàng

14:58:35 27/12/2024
Kết quả là, các ETF liên quan đến vàng cũng chứng kiến mức giảm mạnh từ 4% đến 11%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư bán lẻ đang tích cực mua các quỹ ETF đầu tư vàng vì tin rằng giá vàng cuối cùng sẽ tăng.

Có thể bạn quan tâm

Phim 'Chị dâu' có Việt Hương, Ngọc Trinh vượt doanh thu 50 tỉ

Phim 'Chị dâu' có Việt Hương, Ngọc Trinh vượt doanh thu 50 tỉ

Hậu trường phim

17:58:15 27/12/2024
Sau 6 ngày công chiếu, Chị dâu vượt ngưỡng doanh thu 50 tỉ đồng. Nhiều người kỳ vọng dự án của đạo diễn Khương Ngọc sẽ gia nhập đường đua trăm tỉ trong thời gian tới.
Gương mặt biến dạng của mỹ nhân đẹp nhất châu Á khiến cả nước sốc nặng

Gương mặt biến dạng của mỹ nhân đẹp nhất châu Á khiến cả nước sốc nặng

Sao châu á

17:53:01 27/12/2024
Ở tuổi 57, Vương Tổ Hiền được nhận xét sở hữu nền da trắng mịn rất đẹp, nhưng đường nét gương mặt của cô có sự thay đổi lớn, quá khác lạ so với trước đây.
Chiêu trò câu view khoe da thịt phản cảm của Ngân 98 và Lương Bằng Quang

Chiêu trò câu view khoe da thịt phản cảm của Ngân 98 và Lương Bằng Quang

Sao việt

17:50:07 27/12/2024
Mới đây, Lương Bằng Quang gây chú ý khi đăng tải đoạn clip mới bên Ngân 98. Cả hai lại tiếp tục nhận cơn mưa gạch đá khi đem chuyện ăn mặc của nữ DJ ra để câu like câu view.
'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc

'Tái sinh' của Tùng Dương hot không tưởng, lan sang cả Trung Quốc

Nhạc việt

17:36:09 27/12/2024
Một tháng qua, bài hát Tái sinh - sáng tác mới của nhạc sĩ Tăng Duy Tân do ca sĩ Tùng Dương thể hiện làm mưa làm gió trên mạng xã hội
Phía sau bức ảnh nam sinh đẹp trai động lòng người là một câu chuyện rơi nước mắt

Phía sau bức ảnh nam sinh đẹp trai động lòng người là một câu chuyện rơi nước mắt

Netizen

17:21:39 27/12/2024
Hoàng Khải là thạc sĩ luật tại Đại học Thanh Hoa. Cậu đã tích cực ôn luyện và phải trải qua tới 5 lần dự thi mới thi đỗ trong năm 2022. Hoàng Khải cũng nhanh chóng được nhận làm thực tập sinh tại một công ty luật danh tiếng
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 49: Kiên tuyên chiến với ông Liêm, Hùng được bạn bè cho cơ hội sửa lỗi

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 49: Kiên tuyên chiến với ông Liêm, Hùng được bạn bè cho cơ hội sửa lỗi

Phim việt

17:07:35 27/12/2024
Kiên đã đi gặp luật sư để hỏi cụ thể cũng như xin tư vấn đề vấn đề đăng ký bản quyền cho món mứt cầu vồng do mình sáng chế ra.
Du khách làm rơi điện thoại iPhone vào hòm công đức, phản ứng lạ của ban quản lý

Du khách làm rơi điện thoại iPhone vào hòm công đức, phản ứng lạ của ban quản lý

Lạ vui

16:29:11 27/12/2024
Khi anh đang rút tiền từ túi áo, chiếc điện thoại iPhone vô tình bị kéo ra và rơi thẳng vào hòm công đức. Dinesh nhanh chóng liên hệ với những người quản lý ngôi đền, nhờ lấy lại giúp chiếc điện thoại.
Hôm nay nấu gì: 4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối

Hôm nay nấu gì: 4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối

Ẩm thực

16:26:09 27/12/2024
4 món ngon, dễ nấu lại hợp thời tiết cho bữa tối. Món ăn nào cũng ngon, cân bằng hương vị, ai ăn cũng phải khen hết lời.